Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết

Trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, bức tranh phố huyện lúc đêm khuya là bức tranh nổi bật và phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như lột tả đúng cuộc sống nơi phố huyện nghèo. Đây là nội dung thường được đưa vào các kỳ kiểm tra, kỳ thi vì vậy các em học sinh cần nắm rõ nội dung phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya để làm chính xác và đạt điểm cao.

Bạn đang đọc: Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết

Văn mẫu Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết

Mở bài

Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết – Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong nền văn học lãng mạn 1930 – 1945, ông là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất với những tác phẩm mang hơi hướng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và ý nghĩa. Mỗi tác phẩm của ông đều tập trung khai thác sự biến đổi trong tâm lý con người, nó không quá phô ra sự mạnh mẽ mà lại rất trầm, tinh tế. Đặc biệt, với tấm lòng trắc ẩn của nhà văn đối với con những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ đã cho ra đời những tác phẩm giàu tính nhân văn, tình người cao cả, khát vọng sống mãnh liệt. Nổi bật nhất trong những truyện ngắn để đời của ông là tác phẩm Hai Chị Em, trong đó cảnh pố huyện lúc đêm khuya là cảnh tượng lột tả đời sống nhân vật, con người nơi đó rõ ràng và ấn tượng nhất.

Thân bài

Hai đứa trẻ là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam. Truyện kể về hai chị em Liên và An. Cốt truyện chỉ xoay quanh thế giới tâm hồn hai chị em nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa về sự biến đổi của xã hội, của khát vọng sống. Khung cảnh trong chuyện xuất hiện từ sáng sớm đến chiều tàn, đặc biệt là cảnh lúc đêm khuya qua cái nhìn của hai chị em vừa cô đơn, xác xơ, buồn tẻ nhưng lại vừa đẹp rực rỡ, vừa mang nhiều hi vọng.

  • Luận điểm 1: Bức tranh cảnh phố huyện lúc chiều tối

Bức tranh phố Huyện dần hiện ra trong khung cảnh chiều tàn xác xơ và nghèo khổ. Nói đến chiều tàn là người ta nghĩ ngay đến sự kết thúc trong một ngày. Màu trời bắt đầu thay đổi từ ánh nắng chói chang chuyển sang trầm hơn, mặt trời màu đỏ khuất sau lũy tre làng. Cảnh tượng bắt đầu có dấu hiệu của sự u ám, bóng tối dần che lấp ánh sáng và lan tỏa khắp nơi, từ những con đường nhỏ đến khung cảnh chợ chiều. Đặc biệt, âm thanh lúc chiều tàn gợi lên mới não nề làm sao, đó là tiêngs trống thu không vang lên từng tiếng gọi buổi chiều. Sau đó đến màu sắc  cũng bắt đầu chuyển mình: Đó là từ màu đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn, báo hiệu một ngày sắp hết nhường chỗ cho bóng tối.

Bức tranh chiều tối còn hiện lên là khung cảnh phố huyện nghèo nàn xơ xác, tiếng muỗi kêu vo ve, tiếng ếch nhái kêu ra rả, cảnh chợ tàn với nền đất còn nhiều rác rưởi chưa kịp quét dọn, bóng dáng người bắt đầu tản về với những khuôn mặt mệt phờ, buồn tẻ. Dường như với cách tả cách phố huyện lúc chiều tàn của Thạch Lam khiến người ta cảm thấy đây như một miền đất đang lụi tàn trong quên lãng.

Tác giả đã tận dụng khung cảnh phố huyện bằng các điểm chấm phá như màu sắc, âm thanh, hình ảnh gợi cảm để cho thấy phố huyện lúc chiều tàn mới buồn và nghèo làm sao. Cái buồn, cái nghèo không chỉ hiện ra bằng hình ảnh thiên nhiên mà còn thông qua hình ảnh con người, cảnh phố huyện lúc chiều còn thê lương hơn cả.

  • Luận điểm 2: Bức tranh con người lúc chiều tàn

Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết – Trong cái nghèo xác xơ ấy, bóng tối không chỉ che lấp khung cảnh phố huyện mà còn che lấp những cuộc đời. Những đứa trẻ nghèo đang vật vờ trong buổi chợ tàn, chúng rủ nhau bới tìm đồ trong những đống rác ngoài chợ xem còn có gì để cho vào miệng không. Hay như mẹ con chị Tí hàng ngày mò cua bắt tép cứ tối đến lại đội cái chõng che ra sân ga bày bán với hi vọng còm cõi không khác gì gánh hàng của chị. Bà cụ Thi xất hiện trong bóng tối rồi cũng khuất sau bóng tối, gánh hàng phở nghi ngút khói nhưng cũng ế ẩm vì đây là món ăn xa xỉ của con người nơi phố huyện. Có thể nói, xung quanh họ đều là những con người nghèo khổ, xơ xác, vật vờ như những cái xác không hồn, cuộc sống buôn bán chậm chạp, ế ẩm, nhặt từng đồng qua ngày cũng khó khăn vô cùng.

Liên cũng vậy. Qua cái nhìn của Liên cuộc sống nơi đây buồn tẻ vô cùng. Cảnh chiều tàn kêt hợp với cuộc sống thê lương càng khiến Liên buồn. Một nỗi buồn man mác, đôi mắt ngập bóng tối và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô. Cô quan sát cuộc sống từng người, cảnh tượng từng người mà thấy thương vô cùng, nhất là những đứa trẻ con nghèo nhặt rác kiếm đồ ăn, Liên muốn cho chúng tiền lắm mà bản thân Liên cũng không có để cho.

Bức tranh con người và thiên nhiên như quyện vào nhau. Con người thì mệt mỏi, buồn lúc chiều tàn. Khung cảnh thì buồn tẻ, xác xơ u ám với màu ánh sáng nhạt dần, mùi ẩm mốc từ chợ bốc lên. Tất cả quyện thành mùi vị của cuộc đời. Một cuộc đời nghèo nàn, buồn chán qua bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tàn.

  • Luận điểm 3: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

Một ngày tàn đã qua, nhưng đêm nào cũng vậy, dù buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em Liên vẫ cố thức đợi chuyến tàu đêm chạy qua. Đây là hi vọng duy nhất của chị em Liên và của những con người sống nơi phố huyện nghèo nơi đây. Tác giả miêu tả chi tiết từ cảnh đợi tàu cho đến cảnh tàu qua để lột tả được tâm trạng từ háo hức chờ đợi đến hi vọng và hụt hẫng.

Chỉ cần nghe những âm thanh dấu hiệu tàu sắp qua là Liên và An tỉnh ngủ. Liên đón con tà từ xa qua hình ảnh  ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi réo dài ra theo gió. Sự háo hức của Liên và an cũng như niềm hi vọng về một thế giới mới. Thứ ánh sáng diệu kì từ các toa tàu thắp sáng cả một cảnh phố huyện chính là thứ ánh sáng hi vọng và hạnh phúc. Khi đoàn tàu đến, cảnh phố huyện trở nên huyên náo, xôn xao hơn cả. Khách xuống mua hàng, nghỉ chân, cảnh buôn bán tấp nập chính là phần quà cho sự chờ đợi của Liên và An. Hai đứa trẻ cũng đã từng sống ở Hà Nội, một nơi náo nhiệt như thế. Nhưng giờ đây chúng phải ở nơi phố huyện nghèo này, cuộc sống buồn tẻ biết bao, và đoàn tàu đi qua đã mang đến niềm vui, khao khát, hạnh phúc của Liên và An.

Rồi đoàn tàu cũng rời đi, thứ ánh sáng kì diệu kia từ từ nhỏ dần, nhỏ dần và biến mất. Phố huyện lại chìm vào một màn đêm tĩnh mịch, mọi người rục rịch dọn hàng và chính thức kết thúc một ngày buôn bán. Dường như, tất cả mọi người nơi phố huyện đều lấy dấu mốc đoàn tàu đi qua làm thời gian kết thúc trong ngày. Nó không chỉ đơn giản là bán thêm được hàng mà nó là khát khao về một cuộc sống mới, hạnh phúc và rực rỡ hơn. Có lẽ đúng như Thạch lam viết: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một điều gi tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

Vậy là chính thức kết thúc một ngày. Bức tranh phố huyện về đêm sau chuyến tàu lại là cảnh đêm tĩnh mịch, mênh mông. Họ lại trở về cuộc sống xác xơ, nghèo khổ trước khi đoàn tàu đến. Chị Tí sửa soạn đồ, bác xẩm đã ngủ gục trên manh chiế và Liên, An cũng chìm dần trong giấc ngủ.

Phân tích cảnh phố huyện lúc đêm khuya chi tiết – Qua hình ảnh bức tranh Phố huyện lúc đêm khuya, ta mới thấy Thạch Lam yêu con người nơi đây thế nào. Tác giả đồng cảm, thương cho cuộc sống của những con người nghèo, họ sông trong cái nghèo quá lâu đôi khi không biết là mình khổ. Trong khi thế giới ngoài kia mới rực rỡ, tươi đẹp làm sao. Thạch Lam đã xây dựng hình ảnh chuyến tàu qua để mang đến cho họ những khát vọng về cuộc sống mới, tươi đẹp và rực rỡ như những ánh đèn trên các toa tàu.

Kết bài

Khép lại trang sách chúng ta vẫn cảm thấy đâu đây hình ảnh đoàn tàu đi qua, hình ảnh Liên và An vui vẻ, ánh mắt rực rỡ. Để rồi khi đoàn tàu đi nhân vật trong câu chuyên có phần hụt hẫng nhưng mọi thứ lại quay về vòng quay của nó, một ngày trôi qua như vậy đấy và đoàn tàu chính là niềm vui cuối ngày, là hi vọng cho mỗi ngày, cho mỗi con người. Trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ có biết bao nhiêu hi vọng, cơ hội đi qua như thế, nếu mạnh dạn nắm bắt, dám bước chân lên những toa tàu sáng rực kia thì có lẽ cuộc sống sẽ vô cùng thú vị và không còn buồn tẻ như cảnh phố huyện và con người lúc đêm khuya. Có lẽ, đây cũng là tâm tư mà Thạch Lam muốn nhắn nhủ qua tác phẩm. Ông đã đưa ra một cái kết, một hi vọng rất hợp lý và phù hợp trong hoàn cảnh này. Con người sống trong sự buồn tẻ quá lâu đã quên rằng, ngoài kia còn rất nhiều điều tuyệt vời đang chờ đợi. Và với tâm hồn khát khao hạnh phúc như của Liên và Lan nhất định sẽ có một chuyến tàu hi vọng nào đó đưa hai chị em đi và sống khác hơn.

Chúng ta, những con người của thế kỉ 21, cuộc sống vô cùng thoải mái, náo nhiệt hơn rất nhiều so với cuộc sống của Liên và An trong xã hội xưa. Qua tác phẩm, chúng ta càng thấm thía và trân trọng hơn cuộc sống bây giờ và không ngừng phấn đấu, nỗ lực để đạt được các thành quả tốt nhất sau này. Bởi vì chúng ta hơn An và Liên, hơn những con người nghèo khổ trong tác phẩm, chúng ta được sống trong một thế giới mới hạnh phúc và nhiều ánh đèn rực sáng hơn.

>> Xem thêm: Lập dàn ý phân tích hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam chi tiết và chính xác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *