Phân tích Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đầy đủ để hiểu hơn xã hội bấy giờ

Để hiểu rõ hơn về người nông dân và xã hội đương thời bấy giờ, mời bạn cùng tìm hiểu và phân tích Chí Phèo của Nam Cao. 

Bạn đang đọc: Phân tích Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đầy đủ để hiểu hơn xã hội bấy giờ

Tìm hiểu, phân tích Chí Phèo chúng ta sẽ thấy được hiện thực của xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Cùng với đó là tình cảm của tác giả đối với người nông dân được thể hiện qua nhân vật chính là Chí Phèo. Để hiểu rõ hơn nội dung và những giá trị nghệ thuật của truyện thì đừng bỏ qua những thông tin chia sẻ dưới đây. 

Đôi nét về Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu cho phong trào văn học hiện thực thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Đối với nền văn học Việt, ông đã có rất nhiều đóng góp to lớn. Không chỉ sáng tác mà ông còn tham gia các hoạt động cách mạng và bị địch khủng bố gắt gao. Trong các tác phẩm của mình, ông luôn đề cao quan điểm “vị nhân sinh”. Có thể nói, Chí Phèo là truyện ngắn thành công của Nam Cao về đề tài người nông dân. 

Truyện được truyền tải thông qua rất nhiều phương tiện. Hầu như tất cả mọi người với nhiều lứa tuổi đều biết đến tác phẩm này. Nhờ sự xuất hiện của Chí Phèo mà cái tên Nam Cao được biết đến nhiều hơn. 

Phân tích Chí Phèo cụ thể với các luận điểm liên quan

Để tìm hiểu nội dung một cách dễ dàng, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết thông qua những luận điểm chính sau đây. 

  • Luận điểm 1: Không gian nghệ thuật của truyện ngắn mở ra tại làng Vũ Đại

Toàn bộ câu chuyện và con người liên quan đều diễn ra tại làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của tác phẩm mà tác giả sử dụng. Vũ Đại hay còn gọi là làng Đại Hoàng thuộc tỉnh Hà Nam. Đây thực chất là quê hương của nhà văn Nam Cao. Hầu hết những tác phẩm của ông đều lấy bối cảnh là nơi đây để kể chuyện. 

Làng Vũ Đại là không gian nghệ thuật của truyện

Một cái làng nhỏ bé nhưng lại là chủ đề để thể hiện những mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Đồng thời, nơi đây cũng chính là nơi cho chúng ta thấy được cảnh đời sống đói khổ, cùng cực của người nông dân. Họ bị đẩy vào đường cùng không lối thoát để rồi bị tha hóa nhân cách. 

Nhờ không gian nghệ thuật đặc sắc mà việc khai thác hình tượng nhân vật của tác giả trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, không gian này còn giúp hoàn cảnh của câu chuyện trở nên chân thực và đầy tính nhân đạo. 

  • Luận điểm 2: Hình tượng nhân vật Bá Kiến 

Đọc Chí Phèo, chúng ta sẽ thấy được hình tượng giai cấp phong kiến thống trị mà đại diện chính là Bá Kiến. Lão cường hào này được tác giả miêu tả hết sức sinh động. “Bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh mọi người“. Chi tiết này thể hiện bản chất luôn muốn thống trị người khác. Lối nói của lão thì ngọt nhạt “cái cười Tào Tháo ấy” đã phần nào cho chúng ta thấy bản chất gian hùng của Bá Kiến. 

Chưa dừng lại ở đó, Lão còn là con người háo sắc nhưng sợ vợ. Bà Tư vợ lão thì “cứ trẻ, cứ phây phây” trong khi đó lão thì rụng gần hết răng. Điều này khiến, lão trở nên ghen tuông mù quáng nhưng “già yếu” chẳng dám làm gì. Ấy thế mà, lão còn đi gỡ gạc tệ bạc với người vợ lính vắng chồng. Tất cả những yếu tố này đã cho ta thấy được bộ mặt con người vô cùng cường hào, xã hội hiện thực thối nát. 

  • Luận điểm 3: Hình tượng nhân vật Chí Phèo

Sự xuất hiện tự nhiên của Chí Phèo

Trong truyện, Chí Phèo xuất hiện với cảnh tượng vừa đi vừa chửi. Xung quanh hắn bây giờ chính là những con chó chầu chực để sủa. Mọi người chẳng ai đáp lời mà để mặc cho hắn chửi. 

Phân tích Chí Phèo- Hình ảnh mô phỏng Chí Phèo và Thị Nở

Truyện mở đầu đầy thú vị nhưng khá tự nhiên. Những âm thanh quen thuộc của làng quên, khung cảnh ấy dường như sinh động hơn bởi tiếng chửi của Chí Phèo. Hắn say rượu vừa đi vừa chửi là hình ảnh khá quen thuộc với mọi người. Trong thân tâm ai cũng cho rằng hắn “trừ mình ra“. Hình ảnh Chí Phèo hiện ra giữ khung cảnh của làng vô cùng tự nhiên. Tuy nhiên, thông việc đó chúng ta mới nhận thấy đây là con người nát rượu, đã bị tha hóa. 

Lai lịch và cuộc đời của nhân vật Chí Phèo

Chí Phèo từ nhỏ là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ. Hắn được dân làng nhặt về nuôi và đi ở cho nhiều nhà khi lớn. Đến năm 20 tuổi, hắn về làm cho Bá Kiến. Bởi vì sự ghen tuông của tên cường hào, Chí bị hãm hại và phải đi tù. Là con người lương thiện thế nhưng lại nghèo và không có quyền thế. Cuối cùng, Chí Phèo đã bị đẩy vào tù và tính cách bắt đầu bị tha hóa từ đây. 

Chí Phèo biến đổi sau khi ra tù 

Hình tượng nhân vật Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi sau khi ra tù. Hắn cạo trọc đầu với hàm răng trắng hếu. Trên mặt của Chí Phèo lại xuất hiện vết sẹo dài. Hắn trông như con quỷ đội lốt con người. Khi được thả, hắn đã tìm đến Bá Kiến đầu tiên để ăn vạ trong cơn say. Lúc này, Lí Cường đã ra mắng hắn và hắn lại rạch mặt mình ăn vạ. Không như Lý Cường, Bá Kiến là con người gian xảo, giả vờ nhượng bộ. Lão quay ra mắng Lí Cường rồi đỡ Chí Phèo dậy. Lúc này, hắn đã cho Chí Phèo ăn uống hậu hĩnh. Sau đó, Chí lại xin Bá Kiến để được đi tù. Mặc dù mất tự do nhưng lại có cái ăn, cái mặc. Thế rồi, nhân cơ hội này, Bá Kiến sai Chí Phèo đi làm việc cho hắn. Từ đó, Chí trở thành kẻ đâm thuê chém mướn và là công cụ của Bá Kiến. Sự lương thiện của Chí đã bị tha hóa trở thành tên tàn nhẫn ức hiếp dân làng. 

Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở

Trong lúc uống say và trở về túp lều quen thuộc, Chí Phèo đã tình cờ thấy Thị Nở đang ngủ. Thị Nở được miêu tả với nhan sắc xấu đến ma chê, quỷ hờn và còn ngẩn ngơ như người đần. Hơn nữa, nàng lại nghèo xơ nghèo xác. Họ ăn nằm với nhau và dần có tình cảm. Chính những tình cảm bình thường ấy đã thức tỉnh sự lương thiện trong con người của Chí Phèo. Đi kèm với đó là hình ảnh bát cháo hàng mà Nở nấu cho Chí. Nó như liều thuốc khiến Chí nhận được sự ấm áp của tình người để rồi chợt nhận ra những điều mình đã làm. Những cử chỉ quan tâm của Thị Nở khiến chí Phèo muốn có một gia đình cùng cuộc sống êm đềm. 

Bát cháo hành đầy tình người

Chưa được hạnh phúc bao lâu, Thị Nở cũng quay lưng với hắn. Bến bờ của hắn giờ đây chẳng còn nữa. Mọi thứ dường như tối tăm và mù mịt hơn. Chí quyết định mang dao đến nhà Bá Kiến giết hắn và tự sát. Bởi vì, chính lão hùng cường này đã khiến cuộc đời của Chí trở nên bi thương đến cùng cực như vậy. Cái chết của Chí Phèo chính là sự giải thoát cho con người trở về những gì bình thường nhất. Tác phẩm còn nhắc đến chi tiết, Thị Nở nhìn xuống cái bụng và nghĩ đến lò gạch cũ cho chúng ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc. 

  • Luận điểm 4: Giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm 

Đọc truyện chúng ta sẽ nhận thấy được cách sử dụng ngôn ngữ vô cùng giản dị nhưng lại rất độc đáo và quen thuộc. Nhờ đó, nội dung sẽ đi sâu và để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Thêm vào đó là cốt truyện hấp dẫn cùng tình tiết đầy kịch tích. 

Sự thành công của tác phẩm còn được thể hiện ở việc miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sắc sảo và hợp lý. Mỗi giai đoạn, nhân vật Chí Phèo đều có biến chuyển theo lẽ thường tình bởi tác động của con người và hoàn cảnh. 

Lời kết 

Phân tích Chí Phèo, chúng ta không chỉ hiểu được cuộc sống, con người ở thời bấy giờ mà còn là xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác. Người nông dân dù có bị tha hóa thì sâu bên trong họ vẫn là bản chất tốt đẹp, lương thiện. 

Ngoài ra, thông qua Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn muốn lên án xã hội mất nhân tính, không có tình người. Đồng thời, ông còn cảm thông và đồng cảm sâu sắc với con người ở cái làng Vũ Đại ấy. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *