Phân tích bài thơ Thương Vợ, chúng ta sẽ thấy được bức chân dung người vợ đảm đang với phẩm chất tốt đẹp và giá trị ẩn sâu đằng sau hình tượng đó.
Bạn đang đọc: Phân tích chi tiết bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
Rất nhiều nhà văn, nhà thơ lựa chọn hình tượng người phụ nữ để làm đề tài trong tác phẩm. Tú Xương cũng là một trong những nhà thơ yêu thích đề tài này. Thế nhưng, thay vì nói dung về người phụ nữ thì ông lại chuyển hướng cụ thể về người Vợ. Phân tích bài thơ Thương Vợ, chúng ta sẽ thấy rõ hơn tình yêu thương vợ và giá trị nội dung ẩn chứa bên trong.
Đôi nét về Tú Xương và bài thơ Thương Vợ
Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông thuộc dòng dõi nho gia đã lập được công lớn và đời nhà Trần. Là người thông minh nhưng cuộc đời của ông lại rất ngắn ngủi. Ông lấy vợ từ rất sớm, năm 16 tuổi và vợ là bà Phạm Thị Mẫn. Cuộc đời của ông gắn liền với thi cử nên cuộc sống, con cái đều để vợ lo.
Tú Xương sáng tác nhiều tác phẩm lấy bà Tú là hình tượng nhân vật. Nhưng Thương Vợ được xem là bài thơ cảm động nhất. Nội dung chính của bài thơ chính là tình yêu thương, sự biết ơn của ông dành cho bà Tú.
Phân tích bài thơ Thương Vợ chi tiết, cụ thể
Hình ảnh bà Tú được thể hiện qua 6 câu thơ đầu
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Mở đầu bài thơ khá ấn tượng với cụm từ chỉ thời gian “quanh năm”. Đi kèm với thời gian khép kín ấy là hình ảnh người đàn bà tần tảo, buôn bán ở nơi nhỏ hẹp là “mom sông”. Lý do mà người đàn bà tần tảo ấy chính là vì chồng con.
Bà Tú với công việc chính là buôn bán cả quanh năm để nuôi chồng con. Nỗi vất vả của bà không chỉ ngày một ngày hai mà là kéo dài cả quanh năm. Thế nhưng, không gian buôn bán của bà lại chỉ ở khúc đất nhô ra ở bờ sông không hề vững vàng và khá nguy hiểm.
Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã thấy được sự vất vả, cực nhọc trong cuộc sống của bà. Từ “nuôi đủ” thể hiện sự đầy đủ không thiếu thốn. Bà không chỉ lo cơm ăn, áo mặc mà còn cả rượu cho ông khi cần.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hai câu thơ thực tiếp theo đã thể hiện rõ nét hơn sự tần tảo, xuôi ngược của bà Tú. Bà một mình vượt quãng vắng, đường xa để giành giật khách. Từ “eo sèo” được sử dụng trong câu đã khiến cho cuộc mua bán trở nên gay go hơn. Thương trường là chiến trường vô cùng ác liệt. Hình ảnh bà Tú còn được so sánh với thân cò thể hiện sự đáng thương, lủi thủi. Khung cảnh chợ đông đúc nhưng người phụ nữ ấy trông rất cô đơn và lẻ loi.
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Mặc dù cực nhọc, vất vả quanh năm nhưng bà Tù không một lời than vãn. Bà chấp nhận tất cả lui về hậu phương để phục vụ chồng con. Ông Tú vì tấm lòng thương vợ nên đã dùng duyên nợ để thể hiện. Cuộc đời bà hạnh phúc thì ít nhưng cực nhọc thì lại nhiều nhưng số phận là thế thì đành chấp nhận. Có lẽ, bà Tú cũng đã từng cảm thấy cuộc đời quá bất công với mình thế nhưng bà đã dặn lòng an phận và cam chịu. Một duyên, hai nợ như chất chứa biết bao nỗi niềm u uất của bà. Ẩn chứa đằng sau đó là tình yêu thương, nỗi khổ tâm của người chồng khi để vợ ngược xuôi, vất vả như thế.
- Hai câu cuối là tình yêu thương vợ của ông Tú
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Đây là tiếng chửi của chính ông Tú dành cho mình như muốn nỗi lòng trong ông vơi bớt đi. Do quá bức bối nên ông dùng lời của bà để tự chửi bản thân mình. Là chồng đáng lý ra phải che chở đồng hành cùng vợ nhưng ông lại ăn bám và sống vô lo. Ông đã tự cho mình là kẻ bạc bẽo, vô trách nhiệm. Sợ hờ hữu của chính ông khiến bà Tú đau khổ hơn rất nhiều. Cuộc sống có chồng của bà cũng như không.
Qua đó, chúng ta sẽ thấy được hiện thực bấy giờ, con người không quá coi trọng người phụ nữ, xem nhẹ tình cảm và chỉ trọng danh vọng, tiền tài.
- Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Ngôn ngữ bình dị hết sức tự nhiên và đầy cảm xúc. Đây là một trong những nét đặc sắc riêng biệt trong thơ của Tú Xương. Đồng thời, tác giả còn vận dụng hình ảnh con cò trong dân gian để thể hiện hình tượng bà Tú.
Ngoài ra, chúng ta còn cảm nhận được giọng điệu hết sự trân trọng, ngợi ca của tác giả dành cho vợ. Ẩn chứa đằng sau là sự tự trách và nỗi niềm của chính tác giả.
Lời kết
Phân tích bài thơ Thương Vợ, chúng ta sẽ thấy được sự ngợi ca và sẻ chia với sự vất vả của bà Tú. Qua đó, mỗi người sẽ cảm nhận được lời tự trách lên án của chính ông Tú dành cho mình. Nội dung sâu xa hơn được thể hiện trong tác phẩm là người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh và tháo vát.
Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn mang đến nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Chất trữ tình cùng cung cấp cảm xúc chân thật, bình dị đã góp phần tạo nên lời yêu thương với những người vợ.