Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ mới thấy tấm lòng người mẹ thương con vô điều kiện

Vợ Nhặt là một trong những tác phẩm trong chương trình giảng dạy văn học THPT. Trong tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ hiện lên là hình ảnh người mẹ nghèo nhưng vô cùng thương con, hiền lành, giàu tình thương người. Đây là nhân vật quan trọng của tác phẩm và thường đưa vào các bài thi kiểm tra.

Bạn đang đọc: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ mới thấy tấm lòng người mẹ thương con vô điều kiện

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ chi tiết

Kim Lân nhà nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm để đời. Trong đó phải kể đến tác phẩm Vợ Nhặt. Đây là tác phẩm viết về nạn đõi 1945 đã cướp đi hàng nghìn sinh mạng của người dân Việt khốn khổ bấy giờ. Trong tác phẩm, ông viết về gia đình bà cụ Tứ, một gia đình nghèo tiêu biểu cho thời kì đó. Nhân vật cụ Tứ chính là nhân vật quan trọng, kết nối của tác phẩm. Cái đói, cái nghèo có thể đeo bám bà nhưng tình thương với con và dâu, sự hi vọng vào tương lai không bao giờ bị dập tắt. Đây là nhân vật có diễn biến tâm lí phức tạp  nhưng hiện lên đó là một tâm hồn người mẹ cao cả, yêu thương con hết mình.

  •  Luận điểm 1: Sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ khi con trai dẫn vợ về

Ngay khi bước chân vào nhà bà đã nhìn thấy một người phụ nữ trông nghèo khổ, rách rưới không khác gì gia đình bà và chào bà bằng U. Bà thấy lạ vô cùng, ngạc nhiên vô cùng. Sau khi được con trai giới thiệu đây là vợ con dẫn về cho U thì bà lại càng ngạc nhiên hơn. Bà ngạc nhiên vì nhà bà nghèo, con bà xấu xí, gia cảnh bần cùng mà con trai bà cũng lấy được vợ. Bà còn ngạc nhiên khi mình nghèo mà Tràng con bà lại còn dám rước một người về để thêm miệng ăn. Đây là sự ngạc nhiên hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật. Bởi vì bà cụ sống trong cảnh nghèo đói triền miên rất lâu rồi nên không bao giờ nghĩ con trai mình lại lấy vợ và đưa thêm người về nhà cho “cái nghèo nhân đôi”.

  • Luận điểm 2: Tâm trạng vừa mừng vừa tủi

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ – Đây là diễn biến tâm trạng rất phức tạp của Bà cụ Tứ. Khi nghe tin con báo có vợ từ ngạc nhiên bà hiểu ra vấn đề vừa “cúi đầu nín lặng”. Bà liên tưởng đến bao nhiêu sự ai oán, xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến người con gái đã qua đời và người chồng mà lòng bà buồn tủi xót xa. Bà tủi thương vì bà thấy mình nghèo hèn không có nổi sính lễ mà cưới vợ cho con. Đến nỗi phải để con “nhặt vợ” về trong hoàn cảnh nghèo “bền vững” như thế này. Đây chính là nỗi lòng của người mẹ thương con  mà tự dằn vặt trách mình. Bà tự trách mình lẽ ra làm cha làm mẹ phải lo cho con được cưới vợ đàng hoàng chứ không phải như thế này. Nhưng trong hoàn cảnh cái ăn còn thiếu thì nghĩ gì đến chuyện cưới xin.

Nhưng khi đã định hình được câu chuyện, nỗi buồn tùi lùi lại và dành cho sự vui mừng. Bà mừng thay cho con. Vậy là từ nay con đã yên bề gia thất, giữa lúc “người chết đói như ngả rạ” vậy mà con cũng lấy được vợ không biết là nên vui hay  mừng. Nhưng nuỗi buồn lại vồ vập đến tâm trạng của bà khi bà không biết lấy gì để cúng tổ tiến, không có gì để trình làng. Bà khóc, khóc thương cho mình cho con và cho dâu, bà khóc vì không biết làm sao để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Bà thương dâu. Hoàn cảnh éo le gặp nhau. “ Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá”. Câu nói mộc mạc chân thành của bà cho thấy tấm lòng bà thương con thế nào. Có lòng người mẹ nào mà lại không thương con, nhưng trong hoàn cảnh này bà vừa thương Tràng lại thương cho dâu mới, rồi không biết các con sẽ vượt qua khó khăn thế nào đây. “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bao nhiêu lời muốn nói nhưng lại không thể nào nói được. Bao nhiêu ngổn ngang trong lòng nhưng khó có thể nói vài lời là hết.

Chỉ qua một chi tiết nhỏ về cuộc nói chuyện của bà cụ Tứ và dâu mới, con trai cho thấy tấm lòng người mẹ thương con thế nào. Đồng thời cũng cho thấy bà giản dị mộc  mạc chân thành làm sao. Tác giả dường như thấu hiểu với nỗi mừng tủi của một người mẹ. Tình yêu của người mẹ không đơn thuần chỉ là lo co con miếng cơm manh áo mà đó còn là hạnh phúc của con. Khi thấy con tìm được hạnh phúc , có một gia đình nhỏ thì lại thương cho tương lai của con. Đã làm mẹ thì đúng là suốt đời lo cho con : “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn thương con” thật đúng làm sao.

  • Luận điểm 3: Nỗi lo lắng của một người mẹ

Bà thực lòng rất lo cho con trai và con dâu. Bà lo cái nghèo túng hiện tại liệu có thể nuôi nổi nhau hay không? Bởi vì ngoài kia bao nhiêu người chết đói, không có cái ăn. Ngẫm đến cái nghèo bà lại tự nhủ, nhờ cái khó khăn này người ta mới tìm đến mình, mới lấy con mình, con mình mới có vợ… Vậy có khi nào giống như “trong cái rủi cung có cái may”. Bà chỉ biết khuyên dâu và con yêu thương nhau, ăn ở hòa thuận để vượt qua cơn khốn khó. Bà chẳng có gì ngoài những lời động viên. Đó chính là tấm lòng người mẹ từng trải yêu thương con sâu sắc, chỉ cầu mong con được hạnh phúc, bình yên.

Trong cảnh nghèo đói thế này, lẽ ra người ta giành nhau miếng ăn, cắt bớt miệng ăn thì nhà bà lại mang thêm một miệng ăn về, vậy mà sau một phút ngạc nhiên, lo sợ sau đó là niềm vui mừng chúc phúc cho con cho thấy tấm lòng người mẹ cao cả thế nào. Bà có một trái tim thiện lương, yêu thương con và yêu thương cả những người mà con thương.

  • Luận điểm 4: Niềm tin vào tương lai

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ – Dẫu nghèo khổ, dẫu có thêm miệng ăn và có thể cái nghèo sẽ hoành hành dài chưa biết hồi nào chấm dứt nhưng bà vẫn có niềm tin vào tương lai. Trong cái mừng cái tủi vẫn có một niềm vui, niềm vui không thể “nào cất cánh” được vì hoàn cảnh quá éo le nhưng bà vẫn cố tỏ ra là vui để con trai và con dâu nhẹ gánh nhẹ lòng. Rồi bà an ủi, động viên “ May ra ông giời cho khá. Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời”. Đúng vậy, cuộc đời là phía trước nào ai biết thế nào. Tại sao chúng ta không thêm cho mình một chút hi vọng để sống mạnh mẽ hơn và hướng về tương lai thay vì rầu rĩ. Thôi thì từ nay, nhà thêm người làm, như vậy cũng thêm chút việc, chút tiền. Hãy cứ hi vọng và hướng về tương lai. Từ ý nghĩ vui ấy mà bà cụ thể hiện bằng cách sửa sang vườn tược, nhà cửa: “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”.

Vui hơn nữa, trong bưa cơm sáng, bữa cơm đầu con dâu về nhà bà có món tiệc cháo loãng và món chè khoái đắng chát. Đây là hai món ăn rất thảm hại nhưng trong hoàn cảnh nạn đói hoành hành thì nó vẫn là món ăn làm cho dạ dày đầy và chống đói, dù không phải sơn hào hải vị nhưng là cả tấm lòng của người mẹ. Hay nói đúng hơn đây là món ăn tinh thần, động viên các con. Cả buổi sáng bà chỉ nói chuyện vui tươi để tạo không khí hòa thuận ấm cùng, bà nói chuyện làm ăn, nuôi gà, cười đon đả múc cho con dâu bát cháo cám. Cuộc sống trước mắt dù đang nghiệt ngã đầy đọa mẹ con bà nhưng bà vẫn cố vui tươi, bà vẫn cố để cho con cái nhìn thấy tương lai mà cố gắng. Bởi vì bà là mẹ, bà là người từng trải, nếu bà không làm gương, không tạo động lực cho con thì còn ai nữa?

Dẫu vậy, cái vui ấy vẫn vô cùng nhỏ bé trước thực tại nghiệt ngã, phũ phàng. Người chết vẫn đầy đường, người đói ngày càng nhiều hơn, mùi rấm đốt của nhà có người chết, tiếng khóc thảm thương… Dường như nó vẫn cứ quanh quẩn xung quanh bà nên lòng người mẹ lại trùng xuống, bà nhớ đến đứa con gái đã chết, đến người chồng đã chết mà xót xa vô cùng để rồi bà càng phấp phỏng lo cho con trai và con dâu hơn.

Bà chính là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ của xã hội cũ. Bà hết lòng yêu thương con, yêu thương những cảnh đời tội nghiệp, oái ăm. Nhưng bà vẫn tin vào tương lai, vẫn khát vọng có một cuộc sống hạnh phúc và mong cầu các con của bà hạnh phúc.

Kết bài

Giữa nạn đói năm 1945 với biết bao cảnh đời, bà Cụ Tứ vẫn hiện lên là người mẹ có tình thương con vô điều kiện và giàu lòng vị tha, yêu thương con người. Kim Lân đã xây dựng lên hình ảnh người mẹ điển hình với nhiều tâm trạng rối bời, nhưng cuối cùng tình yêu con vẫn chiến thắng và niềm tin mãnh liệt vào tương lai. Người mẹ chính là cầu nối cho toàn bộ tác phẩm, khắc họa thêm cho sự tàn tạ của thời cuộc. Cho dù hình ảnh người mẹ không khác gì “chuối chín cây” nhưng lại ngọt bùi vô cùng, luôn là điểm tựa cho con. Bà chính đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của một người mẹ Việt Nam.

>> Xem thêm: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” hay nhất 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *