Phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu chi tiết

Người ở lại dành tình cảm qua lời nói, người ra đi dành tình cảm qua hành động, điều này được thể hiện rõ qua phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu ở những câu thơ còn lại. Những người ra đi đã quá hiểu tình cảm của những người ở lại, nhưng vì sự nghiệp còn dang dở với non sông, họ ra đi nhưng trong lòng vẫn không nỡ:

Bạn đang đọc: Phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu chi tiết

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học nước nhà. Các sáng tác của ông đều mang nhiều tư tưởng, tâm trạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu để thấy rõ điều này. 

Phân tích chi tiết Việt Bắc 8 câu thơ đầu

Nhắc đến nhà thơ Tố Hữu, chúng ta nhớ ngay đến những tác phẩm về công cuộc cách mạng của nước nhà. Thơ ca của ông gắn liền với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên nơi miền núi. Điển hình trong số đó là Việt Bắc, được sáng tác vào năm 1954 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn kết thúc. Phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu để cảm nhận về thiên và con người Việt Bắc.

Việt Bắc là tác phẩm mang nhiều dấu ấn của nền văn học cách mạng

Chiến khu Việt Bắc là nơi từng làm căn cứ quân sự của cán bộ chiến sĩ trong kháng chiến. Khi cuộc cách mạng kết thúc với nhiều hân hoan, phấn khởi thì cũng là lúc phải rời chiến khu, chia tay đồng bào và cán bộ cách mạng nơi đây. Việt Bắc đã đánh dấu nhiều sự trưởng thành của quân và dân ta, ghi lại nhiều kỉ niệm, khó khăn và những khoảnh khắc cùng chia sẻ ngọt bùi. Vì thế khi rời đi, Tố Hữu đã thông qua những câu thơ đầu để thể hiện sự luyến tiếc, thương nhớ, tình cảm chân thành đối với những người ở lại:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Mình – Ta, là những danh xưng được sử dụng trong quan hệ vợ chồng thân thiết, vậy mà Tố Hữu lại sử dụng 2 từ xưng hô này, như để nói lên tình cảm gắn bó giữa người lính cách mạng với đồng bào nơi đây. Tuy không phải là vợ chồng, nhưng tình cảm của họ luôn bền chặt, keo sơn như tình cảm vợ chồng. Tố Hữu sử dụng nhiều câu hỏi dồn dập, từ “nhớ “ được lặp lại nhiều lần như để khắc sâu vào lòng người tình cảm của ông nói riêng và cán bộ chiến sĩ nói chung dành cho con người và vùng đất này. 

“Mười lăm năm” là khoảng thời gian rất dài quân và dân đã cùng nhau sống chung, cùng nhau ăn, cười và chiến đấu. Trên thực tế, nhiều cuộc kháng chiến còn kéo dài hơn 15 năm rất nhiều, nhưng 15 năm ở Việt Bắc lại đong đầy tình người, nhiều tình cảm, nhiều kỷ niệm nhất. Phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu ta nhận ra câu nào tác giả viết đều chứa đựng nhiều lưu luyến, nhiều lời nhắn gửi đối với những người ra đi của những người ở lại. Người ra đi mong sao đừng quên “cây núi sông nguồn chốn đây”. 

Con người Việt Bắc thân thương, giản dị, mộc mạc

Cây, sông đều là những sự vật vô tri vô giác, thế nhưng khi ở trong những câu thơ của Tố Hữu, chúng trở thành biểu tượng của đồng bằng miền xuôi. Khi nhìn vào cây và sông, người ra đi hãy nhớ đến núi và nguồn. Sự chia ly chắc chắn khó có ngày đoàn tụ nhưng “ta” vẫn mong “mình” không quên đi những kỷ niệm một thời hào hùng ấy. Những từ ngữ như “thiết tha” “mặn nồng” càng khiến giá trị của sự lưu luyến, bịnh rịnh tăng lên bội phần. Phải đáng quý, trân trọng như thế nào thì người ở lại mới nuối tiếc đến nhiều như thế. 

Người ở lại dành tình cảm qua lời nói, người ra đi dành tình cảm qua hành động, điều này được thể hiện rõ qua phân tích đoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu ở những câu thơ còn lại. Những người ra đi đã quá hiểu tình cảm của những người ở lại, nhưng vì sự nghiệp còn dang dở với non sông, họ ra đi nhưng trong lòng vẫn không nỡ:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”

Tố Hữu sử dụng từ láy “bồn chồn” “bâng khuâng” diễn tả sự luyến tiếc, tâm trạng nhớ thương, bồn chồn không yên. Tiếng “ai” không chỉ cụ thể người nào vì người ra đi nhớ tất cả người ở lại, nhớ đồng bào Việt Bắc. Tiếng “ ai” âm vang trong lòng người, khiến cho tâm trạng, cảm xúc cứ ào về không dứt. Nhưng cho dù có nhớ thương da diết, thì những tình cảm này vẫn được kìm nén trong lòng, không thể bày tỏ hay thốt lên bằng lời. Cảnh chia tay bịn rịn được thể hiện hết sức tinh tế qua 2 câu thơ cuối đầy nhịp điệu:

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Thể thơ lục bát đã khiến cho toàn bộ đoạn thơ có hồn, có nhịp hơn rất nhiều. “Áo chàm” là màu áo đặc trưng của người dân tộc vùng Tây Bắc, hình ảnh tuy đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhưng lại vô cùng giàu tình cảm. Mỗi tấm áo đều chứa đựng mồ hôi, nước mắt, nổi vất vả khó khăn của biết bao con người để hỗ trợ, nuôi dưỡng cho những người lính cụ Hồ chiến đấu chống giặc. Không phải là áo gấm áo bào để tiễn đưa các anh mà là bóng dáng của những người lao động quanh năm bùn đất, chừng đấy thôi cũng đủ để ta cảm kích và biết ơn nhường nào. 

Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng, đẹp đẽ

Ngoài ra, thứ tình cảm lưu luyến, bịn rịn ấy càng được tô đậm hơn khi Tố Hữu dùng từ “Cầm tay”. Đôi bàn tay của người chiến sĩ nâng niu đôi tay đã sờn lên vì khó nhọc của người lao động. Những cho dù là đôi tay của ai đi chăng nữa thi trong giây phút chia ly vẫn chung một nỗi tâm tình, có quá nhiều điều muốn nói nhưng lại chẳng thể diễn đạt thành lời. Nỗi lòng ấy, chỉ xin được chôn chặt lại trong tim, khắc sâu mãi về sau. 

Kết bài

Qua phân tíchđoạn thơ Việt Bắc 8 câu thơ đầu có thể nhận ra sự đa dạng trong cung bậc cảm xúc. Tình cảm của người ở lại dành cho người ra đi và ngược lại đã được Tố Hữu gửi gắm bằng nhịp thơ du dương, nhẹ nhàng, những từ ngữ giàu tình cảm. Cho thấy Tố Hữu đã yêu thiên nhiên và con người Việt Bắc đến những nào. Xứng đáng là một trong những thi sĩ tài hoa của nước nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *