Phân tích đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp tài hoa cùng với những dự cảm chẳng mấy tốt lành của những hồng nhan bạc mệnh.
Bạn đang đọc: Phân tích đoạn trích “Chị Em Thúy Kiều” của Nguyễn Du
Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong đó, đoạn trích Chị Em Thúy Kiều nằm ở phần đầu đã khắc họa được vẻ đẹp cùng tài năng hơn người. Đồng thời, đó cũng là những dự cảm của tác giả về kiếp hồng nhan bạc mệnh. Để hiểu chi tiết hơn về những nhận định trên, hãy cùng phân tích đoạn trích Chị Em Thúy Kiều qua những câu từ cụ thể.
Khái quát về đoạn trích và tác giả Nguyễn Du
Truyện Kiều được xem như tiểu thuyết diễm tình đi kèm với những giá trị nội dung sâu sắc. Tác phẩm không chỉ ca ngợi tình yêu thủy chung của Kiều mà còn là bức tranh lên án xã hội bấy giờ. Bên cạnh đó, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chính là minh chứng cho vẻ đẹp tài năng của con người.
Nguyễn Du là tác giả với ngòi bút tài hoa đã thành công khắc họa hai nhân vật với vẻ đẹp tuyệt vời. Chỉ vài qua từ ngữ, chúng ta dường như có thể cảm nhận được tài hoa cùng với nhan sắc của cả hai nàng. Và ắt hẳn, sau khi đọc xong bài thơ của thi hào Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Có lẽ, mọi người sẽ cảm phục được cái tài tình của ông trong việc dùng từ ngữ.
Phân tích đoạn trích Chị Em Thúy Kiều cụ thể
Để hiểu rõ hơn về đoạn trích, hãy cùng đi sâu vào phân tích luận điểm chính dưới đây.
Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu ngay sự xuất hiện của Kiều và Vân:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Thông qua cách giới thiệu vô cùng ngắn gọn với từ ngữ độc đáo. Chúng ta đã mường tượng được gốc gác của hai cô gái. Trong gia đình ấy, hai chị em mỗi người đẹp đẹp như Hằng Nga. Người chị tên là Kiều còn em tên là Vân. “Mai cốt cách tuyết tinh thần” là câu thơ tiếp theo gợi lên vẻ đẹp của thiếu nữ duyên dáng và cao quý.
Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng với hình ảnh Mai và Tuyết để nói về dáng vẻ và tâm hồn của họ. Cả hai đều đẹp, đều tài hoa “mười phân vẹn mười“. Thế nhưng mỗi người lại một vẻ chẳng hề trộn lẫn hay giống nhau. Chỉ với vài câu thơ mà Nguyễn Du đã để lại trong trí nhớ của người đọc hình ảnh 2 người con gái tài sắc vẹn toàn.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
Đây là những dòng thơ tập trung miêu tả về người em tên là Thúy Vân. Câu thơ ” Vân xem trang trọng khác vời” đã phần nào khái quát về sơ lược về vẻ đẹp của nhân vật. “Trang trọng” là tính từ được sử dụng ở câu thơ như gợi lên nét đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn sử dụng hình ảnh của “trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây” để cụ thể hóa khuôn mắt, mái tóc, làn da và cả nụ cười của nàng. Bút pháp ước lệ lại lần được được sử dụng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của Thúy Vân. Thêm vào đó, biện pháp liệt kê, tu từ ẩn dụ, so sánh và cả nhân hóa cũng được vận dụng tài tình. Tất cả những yếu tố này đã giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn vẻ đẹp quý phái và phục hậu của nhân vật qua câu từ của Nguyễn Du.
Thúy Vân qua ngòi bút của Nguyễn Du đã xuất hiện với gương mặt đầy đặn, lòng ngài sắt nét, miệng cười tươi, làn da trắng,… Vẻ đẹp ấy không chỉ khiến con người ghen tị mà thiên nhiên cũng phải ngưỡng mộ. Tác giả sử dụng từ “thua”, “nhường” để bày tỏ sự ghen ghét thông qua việc nhân hóa hình ảnh thiên nhiên. Điều này như điềm báo chẳng lành về những sóng gió sắp ập đến với nàng Vân.
Sau khi đã nói về vẻ đẹp của Vân, Nguyễn Du lại tiếp tục miêu tả về nàng Kiều. Vẻ đẹp của Vân hoàn hảo đến thế đấy, nhưng của Kiều còn hơn thế nữa. Bởi nàng Kiều qua lời thơ của ông không chỉ có nhan sắc mà còn cả tài năng khiến bao người phải ngưỡng mộ.
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Sỡ dĩ tác giả nhắc đến Vân trước giống như bước đệm làm nền để Kiều xuất hiện nổi bật hơn. Chỉ với từ “càng” trong câu thơ, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung được vẻ đẹp tuyệt sắc của người con gái ấy như thế nào?
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Lại một lần nữa, Nguyễn Du vẫn bằng bút pháp ước lệ, tác giả đã dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả vẻ đẹp của Kiều. Đôi mắt của Kiều đẹp tựa như mùa thu. Điểm xuyết trên đó là đôi lông mày thanh tú. Chính nhờ cửa sổ tâm hồn đầy sắc sảo ấy mà chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp về tâm hồn và cả trí tuệ của nàng. Vẻ đẹp của nàng Kiều hoàn hảo đến nỗi mà thiên nhiên phải ghen tị.
“Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
Sau khi đã nói đến sắc đẹp của nàng Kiều. Tác giả vẫn không quên nói về tài năng của Kiều “thông minh”. Ông muốn nhấn mạnh về nhan sắc là số một còn về tài năng thì may ra có người thứ hai.
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
4 câu thơ tiếp theo trong bài thơ đã đề cập đến tài năng của nàng Kiều. Nàng Kiều trong thơ Nguyễn Du giỏi về âm luật, giỏi đến mức “lầu bậc”. Tiếng đàn của nàng hay đến mức có thể ăn đứt các nghệ sĩ tài ba. Không chỉ đánh đàn hay, nàng còn có thể sáng tác ra bản nhạc cho riêng mình với nhan đề “Bạc mệnh”. Tiếng đàn của nàng vang lên đều khiến cho lòng người ảo não, âu sầu. Bản nhạc “Bạc mệnh” chính là tiếng lòng của con người đa cảm, đa sầu.
Các từ ngữ mà Nguyễn Du nhấn mạnh như: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân trong bài thơ đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc. Đồng thời, những câu từ này dường như hhé lộ dự báo số phận bạc mệnh của nàng Kiều, như ca dao lưu truyền.
Tài sắc của Vân và Kiều có sự khác nhau đã phần nào dự báo về tương lai chẳng hề giống nhau. Thế nhưng, cả hai đều được tác giả dùng lời thơ để thể hiện sự trân trọng.
“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Mặc dù đã đến tuổi cập kê nhưng cả hai đều đang sống trong cuộc sống hết sức nề nếp. Cả hai đều không hề có tình yêu thiếu đúng đắn và thường mặc kệ mọi người ngoài kia. Qua lời thơ của ông, ta thấy được cái riêng trong mỗi nhân vật Kiều và Vân. Nghệ thuật dùng từ khéo léo đã khiến bài thơ đi vào lòng người nhanh chóng mà không cần phải cố gắng nhắc từng câu chữ.
Lời kết
Thông qua việc phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều, chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp toàn vẹn của nàng Vân và nàng Kiều. Mỗi nàng mang vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” nhưng vẫn có những nét riêng. Vẻ đẹp và tài năng của Kiều được Nguyễn Du thể hiện rõ nét hơn qua những từ ngữ độc đáo trong thơ ca. Đi kèm với vẻ đẹp ấy là những dự báo về tương lai chẳng lành, “hồng nhan bạc phận”.
Đồng thời, đoạn trích này còn thể hiện rõ tấm lòng của tác giả khi nói về cái đẹp. Ông không chỉ ca ngợi mà còn luôn thể hiện lòng trân quý đối với người phụ nữ. Chỉ có tình cảm lớn lao và tâm hồn yêu cái đẹp, Nguyễn Du mới có thể thành công diễn tả hình tượng nhân vật đặc sắc đến vậy.