Phân tích Hầu Trời của nhà thơ Tản Đà cực dễ hiểu và chuẩn

Bằng phân tích Hầu Trời, ta thấy được cái tôi thơ ca mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện vui tươi hóm hỉnh của mình. Đây cũng chính là cái tôi của nhiều nhà văn Việt Nam thời bấy giờ: sự tự ý thức về tài năng của mình, một chút ngông ngạo nhưng lại khao khát được khẳng định mình trước cuộc đời. Hầu Trời là làn gió mới, là nền móng đầu tiên cho phong trào Thơ mới.

Bạn đang đọc: Phân tích Hầu Trời của nhà thơ Tản Đà cực dễ hiểu và chuẩn

Tản Đà là nhà thơ, nhà văn, người dịch thơ cổ có tiếng của Việt Nam thời trước. Là nhà thơ của hai thế kỉ, ông được mệnh danh là cầu nối của văn học trung đại và văn học hiện đại, đặt móng cho phong trào Thơ mới. Phân tích Hầu Trời để thấy, Tản Đà đã thực sự mang đến làn gió mới cho cơ ca Việt Nam như thế nào. 

Phân tích hầu trời chi tiết

Hầu Trời được cho là bài thơ vượt thời gian, đi cùng năm tháng. Tác phẩm được in trong tập thơ Còn Chơi xuất bản năm 1921. Thơ Tản Đà là thơ của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước nhưng không kém phần bay bổng và lãng mạn. Những điểm này đã được thể hiện một cách sinh động và chi tiết trong “Hầu Trời”. 

Khi phân tích Hầu Trời, ta có thể hình dung đến một câu chuyện được Tản Đà kể theo lối tự sự, có cốt truyện, có các tình huống và cả nhân vật. Bài thơ được viết theo một trình tự thời gian giúp người đọc có thể tóm tắt một cách dễ dàng. Mở đầu của bài thơ là lý do vì sao Tản Đà lên trời để đọc thơ, thái độ của trời khi nghe thơ của ông và kết thúc bài thơ là cảnh chia tay lưu luyến. 

Hầu Trời tuy hư cấu nhưng lại được tác giả kể rất chân thật

Với cách dẫn dắt độc đáo, ngay từ những câu cầu tiên của bài thơ, Tản Đà đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc: 

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng”

Tuy chỉ là một câu chuyện hoang đường, nhưng dưới cách kể hóm hỉnh, tự nhiên khiến người ta thấy như Tản Đà được lên tiên thật. Câu thơ mở đầu là câu hỏi, vì chính tác giả cũng đang ở trong khung cảnh vừa thực vừa hư. Nhưng ba câu sau lại là một sự khẳng định sự việc được lên trời của ông là “thật”. Ba chữ “thật” được lặp lại khiến cho mọi thứ thật không gượng gạo. Sau đó Tản Đà bắt đầu kể câu chuyện lên trời của mình. Trong một đêm khi đang đun nước, ông đã ngâm nga một vài câu thơ, nhưng thơ của ông lại “vang cả ngân hà” làm cho Trời “mất ngủ”. Đây quả thực là một việc khó tin nhưng qua giọng thơ hóm hỉnh, người đọc trở nên tò mò, mong muốn được biệt những sự việc xảy ra tiếp theo. 

Sau khi lên trời, tác giả kể về buổi “hầu trời” bằng thơ của mình. Trời đã lệnh cho ông đọc thơ cho mình và các vị tiên khác cùng nghe. Mọi chuyện diễn ra vô cùng tự nhiên, giống như Tản Đà đang hầu trời thật:

“Truyền cho văn sĩ đọc văn nghe

Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc”.

Khi làm thơ, người thi sĩ không những yêu thích thơ, mà thơ chính là nguồn đam mê bất tận. Càng sáng tác, càng đọc thì càng hứng thú, thăng hoa, say mê đến lạ. Và điều này được thể hiện qua những vần thơ:

Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi

Đương cơn đắc ý đọc đã thích

Chè trời nhấp giọng càng tốt hơn”.

Đáp lại thái độ hăng say, nhiệt thành trong từng câu thơ của người đọc, người nghe cũng tập trung chăm chú, biểu dương, tán thưởng hết lời: “Hằng Nga, Chức nữ chau đôi mày”; “Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng”,“Anh gánh lên đây bán chợ trời”. Ta thấy được các vị tiên đã vô cùng phấn khích khi nghe Tản Đà đọc thơ.

Các vị chư tiên đều phấn khích khi nghe Tản Đà đọc thơ

Phân tích Hầu Trời trong những câu thơ tiếp theo, để thấy cái tôi đã được thể hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn. Trên thực tế cái tôi trong thơ ca rất dễ được người đọc chú ý đến, vậy nên khi đọc những câu thơ này, ta sẽ dàng nhận ra cái tôi ấn tượng ấy trong từng “chữ”: 

“Trời lại phê cho: “văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít

Nhời văn chau chuốt đẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng, tinh như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!”

Thay vì khen chính thơ của mình, tác giả đã mượn lời của Trời để khen. Và từ xưa đến nay, chưa có ai từng tự khen thơ của chính mình, việc này chưa bao giờ xuất hiện trong văn chương. Ấy vậy mà Tản Đà đã rất tự tin, muốn khẳng định nét tài hoa, khả năng thơ ca thiên phú của mình. Ông đặt thơ của ông sánh ngang với vẻ đẹp của trăng sao, gió mây, mưa, tuyết,..vẻ đẹp của thiên nhiên. Tản Đà đã thể hiện rất rõ tài năng và sự kiêu hãnh của mình trong văn chương. Đây cũng là điều mà không có bất cứ thi sĩ nào thời bấy giờ làm được. 

Tản Đà đã mượn bản thân mình để nói đến hoàng cảnh của chính những người thuộc tầng lớp văn sĩ như ông trong giai đoạn ấy. Và lời thơ chính là nỗi lỏng của ông lúc bấy giờ:

“- Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Trời lại sai con việc nặng quá

Biết làm có được mà dám theo”

Cuộc sống khốn cùng của thi sĩ cũng như sự hỗn loạn của văn chương đã được Tản Đà kể một cách chân thực. Cảm xúc ở đoạn này đã bị chùng xuống, phảng phất chút buồn và ngậm ngùi, trong đó có cả sự chua xót đang thương. Đã không còn là sự phấn khích, hưng phấn khi được đọc thơ và khen thơ trước đó. Vốn dĩ, đây chỉ là một câu chuyện không có thực nhưng qua đó, Tản Đà đang tự an ủi bản thân, an ủi toàn bộ các bạn bè thi sĩ khác của mình. Thể hiện một niềm mong mỏi, hy vọng những điều tốt đẹp cho thơ ca, cho thế hệ của Tản Đà qua thời dặn của Trời:

“Rằng: Con không nói Trời đã biết

Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết

Thôi con cứ về mà làm ăn

Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”

Sau khi dặn dò, thi sĩ đã chia tay trời và các chư tiên để ra về. Lúc này, cảnh chia tay diễn ra đầy quyến luyến qua ngòi bút đầy tinh tế của Tản Đà:

“Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi

Trông xuống trần gian vạn dặm khơi

Thiên tiên ở lại, trích tiên xuống

Theo đường không khí về trần ai”

Cảnh trời, cảnh tiên đẹp đến mức, ngay cả khi đã tỉnh giấc, nhận ra chỉ là một giấc mộng, những Tản Đà vẫn tỏ ra vô cùng tiếc nuối: 

Hầu trời là nỗi lòng khẳng định giá trị cái tôi của Tản Đà và các văn sĩ nói chung

Những gì đã diễn ra đẹp đến mức, khi thi sĩ bừng tỉnh, nhận ra đó chỉ là một giấc mộng, nhà thơ đã không khỏi tiếc nuối:

“Một năm ba trăm sáu mươi đêm

Sao được mỗi đếm lên hầu Trời”.

Bài thơ khép lại nhẹ nhàng, nhưng những dư âm, ẩn ý của chính tác giả thì vẫn còn vẹn nguyên. Tuy là thơ về một câu chuyện hư cấu, nhưng bằng cách xây dựng chuyện tự nhiên, Tản Đà đã đem đến nhưng cảm nhận chân thực, gần gũi cho người đọc.  Có lẽ, với cái khép lại quá khôn khéo này, ông đã khiến bao người đọc phải nhóm lên rất nhiều suy nghĩ khác. Còn bạn thì sao, có thấy có kết khép lại có hàm ý gì? Nếu có bất cứ suy nghĩ gì, hãy chia sẻ ngay nhé!

Kết bài

Bằng phân tích Hầu Trời, ta thấy được cái tôi thơ ca mà tác giả muốn gửi gắm trong câu chuyện vui tươi hóm hỉnh của mình. Đây cũng chính là cái tôi của nhiều nhà văn Việt Nam thời bấy giờ: sự tự ý thức về tài năng của mình, một chút ngông ngạo nhưng lại khao khát được khẳng định mình trước cuộc đời. Hầu Trời là làn gió mới, là nền móng đầu tiên cho phong trào Thơ mới.

Phantich.com.vn luôn là nơi chia sẻ những bài phân tích hay về thơ cho đến văn mỗi ngày. Quý độc giả sau khi đọc thấy hay thì đừng quên ấn nút chia sẻ cho chúng tôi. Với mong muốn mang tới những nội dung phân tích hay, sâu sắc. Đội ngũ biên tập viên có kinh nghiệm không ngừng tinh luyện ngòi bút của mình để có những bài viết hay. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *