Phân tích hình tượng cây xà nu để thấy được sức sống mãnh liệt, vai trò của chúng đối với con người. Dân làng Xô Man luôn kiên cường, quyết hy sinh đến cùng chống giặc.
Bạn đang đọc: Phân Tích Hình Tượng Cây Xà Nu Trong Tác Phẩm Rừng Xà Nu
Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, đây là là văn sinh ra ở Hà Nội nhưng gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Rừng xà nu được viết trong hoàn cảnh chống giặc Mỹ xâm lược Việt Nam. Tái hiện cảnh con người và thiên nhiên gồng mình chống giặc ngoại xâm. Hãy cùng phân tích hình tượng cây xà nu để thấy được vẻ đẹp hào hùng của núi rừng.
Phân tích chi tiết hình tượng cây xà nu
Đọc tác phẩm rừng xà nu, chúng ta không chỉ ấn tượng với hình ảnh cụ Mết, Mai, Tnú mà còn có hình ảnh cây xà nu. Đây là loài cây được miêu tả xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Cây xà nu chính là đại diện cho làng Xô Man luôn kiên cường, bất khuất, hùng tráng, mang đậm chất sử thi. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Co dù cây xà nu chịu biết bao đau thương, mất mát, chết chóc vẫn kiên cường sự sống.
Qua việc phân tích hình tượng cây xà nu chúng ta thấy được sự cố gắng, mạnh mẽ chống giặc của người Tây Nguyên. Những năm tháng chống giặc Mỹ, không chỉ người dân Tây Nguyên mà trên toàn cả nước đều ra sức giành độc lập. Nhà thơ Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu với những lời khen có cánh. Rất nhiều lần hình ảnh cây xà nu được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm. Vai trò của chúng đối với sinh hoạt, cảm xúc, mong chờ của người dân.
Tác phẩm “rừng xà nu” là cả 1 câu chuyện về cuộc đời của người anh hùng Tnú. Mặt khác, hình ảnh người dân chống giặc cũng được miêu tả trên nền tảng cây xà nu. Đây cũng là nhân chứng cho những mất mát, tổn thương do giặc ngoại xâm gây ra. Không chịu khuất phục, bất chấp tất cả, người dân và thiên nhiên vẫn vươn mình cường tráng. Cây xà nu đại diện cho khát vọng tự do, độc lập dân tộc. Người dân làng Xô Man luôn có sức sống mãnh liệt như cây xà nu.
“Trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Với sức sống mãnh liệt của cây xà nu, giặc Mỹ khó mà tiêu diệt hết được. 1 cây ngã là là lập tức có ngay 5 cây mới mọc lên, nối tiếp sự sống, kiên trì, lập hàng rào chống giặc. Hình ảnh cũng như các thế hệ tại làng Xô Man, người này ngã xuống có lớp trẻ tiếp tục đứng lên. Hình ảnh cây xà nu dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành rất đậm chất thơ.
Phân tích hình tượng cây xà nu trước hết phải nói đến sức sống mãnh liệt của chúng. Mở đầu và kết thúc bài “rừng xà nu” là hình tượng “hàng vạn cây xà nu”. Từ đồi này đến đồi khác cây xà nu, kéo dài đến tận chân trời, “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”. Cây xà nu có sự sinh trưởng rất nhanh, vươn nhanh về phía ánh sáng, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Tnú, cụ Mết, người dân làng Xô Man rất yêu tự do, khát khao được sống trong hòa bình.
Không chỉ riêng rừng xà nu, người dân làng Xô Man cũng chịu những tổn thương, mất mát không kém. Nhà văn Nguyễn Trung Thành còn so sánh ngực cụ Mết căng như cây xà nu lớn. Cụ Mết cũng là người lớn tuổi nhất, hiểu rõ được sự gắn bó và vai trò của cây xà nu. Cụ còn tuyên bố chắc chắn rằng “đố nó giết hết rừng xà nu này!”. Giọt máu của Tnú khi đông đặc lại thì tím thâm như nhựa xà nu.
Những câu chuyện của cây xà nu qua lời kể của cụ Mết với giọng rất sử thi. Cây xà nu gắn liền trong công cuộc chống giặc, sinh hoạt, phong tục truyền thống của khu vực Tây Nguyên. Cây xà nu lấy nhựa để đốt lửa, làm ngọn đuốc, khói để bôi đen bảng. Dưới ngọn đuốc xà nu, dân làng mài vũ khí, chuẩn bị cho công cuộc đánh trả chống giặc. Cũng nhờ có ngọn lửa xà nu, dân làng mới hạ gục 10 tên lính Mỹ dễ dàng. Qua ngòi bút tài tình của tác giả, rừng xà nu và con người làng Xô Man đánh giặc thêm đa dạng sắc màu.
Kết bài
Phân tích hình tượng cây xà nu, chúng ta thấy đây là loài cây có vai trò khá lớn đối với đời sống chống giặc ngày xưa. Cây xà nu được tác giả lấy làm hình ảnh chủ đạo, vượt trên cả nhân vật. Xà nu là loài cây đại diện cho người dân làng và biểu tượng cho sự sống. Đây là sự sáng tạo vô cùng mới lạ, thông minh vượt bậc của tác giả Nguyễn Trung Thành. Qua hình ảnh cây xà nu, tác giả đã nêu lên những vẻ đẹp, ý nghĩa thiêng liêng trong công cuộc chống giặc Mỹ. Con người Việt Nam luôn mạnh mẽ, kiên cường, sáng tạo, chịu thương, chịu khó.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu thấy phantich.com.vn đã đưa ra một bài phân tích hay cả nhà nhé!