Phân tích hình tượng Sông đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn có nhiều cống hiến lớn cho văn học nước nhà. Với tài năng miêu tả, mỗi hình ảnh dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân đều trở nên mãnh liệt, dữ dội hoặc đẹp tuyệt đỉnh. Một trong những tác phẩm đình đám của ông là “Người lái đò trên Sông Đà”. Phân tích hình tượng sông Đà để thấy được tài năng của Nguyễn Tuân trong việc miêu tả sự vật hiện tượng. 

Bạn đang đọc: Phân tích hình tượng Sông đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

Mở bài

Người lái đò sông Đà là được in trong tập “Sông Đà”, tập tùy bút nổi tiếng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm được sáng tác sau khi ông đi thực tết tại Tây Bắc những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhờ sống ở nhiều vùng khác nhau, với nhiều người từ bộ đội, công nhân, thanh niên xung phong cho đến đồng bào các dân tộc miền núi. Trải nghiệm thực tiễn đã giúp Nguyễn Tuân có được nhiều cảm hứng trong sáng tác.  Phân tích hình tượng sông Đà của ông, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh quê hương độc đáo, tinh tế. Sau cùng đó chính là tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. 

Hình tượng sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả vừa hung bạo vừa trữ tình

Hình tượng sông Đà một trong những biểu tượng hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc đã được Nguyễn Tuân khắc họa hết sức thành công. Ông đã không quản ngại khó nhọc, tìm kiếm từ cội nguồn, gốc tích của sông Đà, miêu tả đầy đủ, chi tiết từng dòng suối, dải sông nhỏ của sông Đà rộng lớn. Đã lặn lội khám phá nhiều lần ở dòng sông này chỉ để khẳng định sông Đà có vô vàn màu sắc. Trong cảm nhận của Nguyễn Tuân, sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Phân tích hình tượng sông Đà để thấy được rõ hơn hai nét tính cách này.

Thân bài

  • Hình tượng một sông đà “hung bạo”

Phân tích hình tượng sông Đà ta thấy sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả trước viên với vẻ ngoài hung bạo. Những vách đá cheo leo hiểm trở “đá bờ sông dựng vách thành”, những thành đá cao kẹp chặt lấy lòng sông nhỏ hẹp. Lòng sông bị đá nuốt chửng đến mức tác giả phải tả “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”. Sông chỉ vừa đủ cho một con hổ, con nai vượt qua, chỉ cần ném nhẹ nhàng, hòn đá đã có thể từ bờ bên này qua được bờ bên kia. 

Rồi “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”. Phép so sánh độc đáo những chính xác và tinh tế đến lạ lùng. Đọc đoạn này, ta thấy như Nguyễn Tuân đã lục lọi tất cả mọi ngang cùng ngõ hẹp của sông Đà, để thấy sông Đà thực sự hung bạo. Nếu lần đầu đến với sông Đà, chúng ta chắc chắn sẽ “kinh hồn” trước nó. 

Sự hung bạo của sông Đà còn được thể hiện qua gió thổi ở trên sống. “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …” Thông thường, gió thổi trên các dòng sông đều khá nhẹ nhàng, chỉ đủ để làm dòng sông gợn sóng. Nhưng đối với sông Đà, bằng lối diễn đạt móc xích, sử dụng cấu trúc câu trùng điệp, cho ta thấy một hình ảnh sông Đà hung dữ, như muốn chực nuốt người đi trên sông. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên …” chỉ những hình ảnh nhân hóa đó thôi, ta cũng thấy những cái hút nước (xoáy nước) ở sông Đà đáng sợ đến mức nào. Chúng sẵn sàng lôi tuột bè gỗ hoặc thuyền xuống rồi đánh tan xác. Lối so sánh này đã khiến sông Đà như con quái vật luôn phát ra những âm thanh ghê rợn, hù dọa con người và tấn công con người bất cứ lúc nào. 

Những cái hút nước ở sông Đà sẵn sàng lôi tuột bè gỗ hoặc thuyền xuống

Nguyễn Tuân miêu tả âm thanh của nước sông Đà như một bản giao hưởng hùng tráng mà ông chính là nhạc trưởng. Bằng những từ ngữ nhấn mạnh như  “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo” bản nhạc đang ở giai đoạn trầm rồi trở nên cao trào, đỉnh điểm  “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa … rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng…” phấn khích và có phần man dại. Nguyễn Tuân đã có sự liên tưởng hết sức độc đáo và phong phú, âm thanh của thác nước không khác gì âm thanh của những trận động đất, núi lửa thời tiền sử. Nguyễn Tuân đã chơi ngông với nghệ thuật khi lấy rừng để tả sông, lấy lửa để tả nước. 

Phân tích hình tượng sông Đà để thấy, bằng thủ thuật nhân hóa, Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung được đá vô tri cũng có sức sống như con người. Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào từng vách đá, hòn đá ở sông Đà: “Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Tuy hòn đá là vật vô tri vô giác, nhưng dưới dòng văn của tác giả chúng cũng trở nên hung dữ, du côn với ba trùng vi thạch trận. 

Sông Đà có “cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”

Thạch trận 1: Các hòn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, còn sóng thì “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”. Thạch trận thứ 2: Khắp nơi đều có sự bủa vây, bài binh bố trận của sông nước, số lượng cửa tử vông cùng nhiều, cửa sinh thì chỉ có duy nhất ở phía hữu ngạn,…Thạch trận thứ 3: Hai bên sông Đà đều là luồng chết, ngay ở giữa là luồng sống. Nếu không am hiểu về dòng sông, thì sống chết của con người là khó lường. 

Hình ảnh một sông Đà hung bạo hiện lên không khác gì  “kẻ thù số một của con người”. Nhưng qua đó, ta thấy cách mô tả sự vật tài tình của Nguyễn Tuân, sự tài hoa, uyên bác của một trong những ngòi bút số một của dòng tác phẩm tùy bút của Việt Nam. 

  • Hình ảnh sông Đà “trữ tình”

Bên cạnh vẻ đẹp hung bạo, sông Đà cũng có lúc dịu dàng, bình lặng, những lúc như thế sông Đà mang một vẻ đẹp trữ tình khó có dòng sông nào có được. Nguyễn Tuân miêu tả ngoài những  “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá” sông Đà còn như một bức tranh thủy mặc làm lay động lòng người. Từ trên cao nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo …”

Sông Đà cũng có vô vàn màu sắc khác nhau, thay đổi theo mùa, theo không gian và thời gian “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, về mùa thu sông có màu “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa …”. Có thể thấy sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân mang một vẻ đẹp rất riêng, trữ tình và quyến rũ.

Sông Đà –  “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”

Đối với vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân say mê, hăm hở đến nổi có thể thấy bản thân mình như “sắp đổ ra sông Đà”. Dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà chẳng khác nào một cố nhân với sự gợi cảm của những cảnh quan hai bờ, cây cỏ đâm chồi, động vật hoan ca “ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương” … Đó còn là những nỗi niềm sâu thẳm của lịch sử đất Việt với “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… lặng tờ “như từ Lí, đời Trần, đời Lê”.

Bằng sự tinh tế của cảm xúc, lòng yêu nước, yêu thiên nhiên tác giả đã miêu tả sông Đà với một niềm say mê nhất. Mọi cảnh vật đều được Nguyễn Tuân miêu tả với sự trân trọng, ngưỡng mộ, nâng niu và tự nào nhất từ ngọn thác, dòng chảy, dòng sông, cây cỏ, đá ghềnh hai bên bờ,…Tạo nên một sông Đà, “Người lái đò Sông Đà” hiếm có của nền văn học nước nhà. 

Kết bài

Với phong cách phong phú, độc đáo, ở tác phẩm” Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy được ngòi bút và cảm quan sắc sảo của ông. Ông đã biến kho chữ trở nên giàu có, nhiều màu sắc bằng giọng văn hết mực tài hoa. Phân tích hình tượng sông Đà vừa hung bạo lại trữ tình, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên núi rừng của Tác giả Nguyễn Tuân. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *