Phân tích Hồi Trống Cổ Thành trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đặc sắc

Phân tích hồi trống cổ thành sẽ giúp ta hiểu rõ sự trung trực, trung nghĩa và chân thành của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công.

Bạn đang đọc: Phân tích Hồi Trống Cổ Thành trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đặc sắc

Tóm tắt đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”

Nhà Thục lúc mới dựng nghiệp, còn rất yếu. Tào Tháo lại rất mạnh nên quân Thục bại trận liên tiếp. Trong bối cảnh này, Lưu Bị phải tụ hợp cùng  Đổng Thừa, Vương Tử Phục, Quan Công, Trương Phi để bàn mưu kế chống lại Tào Tháo. Nhưng kế hoạch bị bại lộ, Tào Tháo cho giết bọn Đổng Thừa và tiến đánh Lưu Bị với hai mươi vạn quân. Ba anh em nhà Lưu Bị thua trận nên mỗi người chạy một ngã. Lúc này Lưu Bị phải ở nhờ Viên Thiệu ở Nhữ Nam, Quan Công trốn chạy ở Thổ Sơn, trong lúc đó Trương Phi đành tá túc ở Cổ Thành. Với Quan Công, theo lời của Trương Liêu đã đưa hai người vợ của Lưu Bị là Cam và Mi phu nhân sang ở nhờ Tào Tháo. Quan Công sẽ tạm hàng Tào Tháo nhưng ra điều kiện sẽ đi tìm Lưu Bị nếu biết được Lưu Bị đang tá túc ở đâu.

Và khi biết tin Lưu Bị đang ở trên đất của Viên Thiệu, Quan Công như lời tự hứa đã đưa hai người chị dâu của mình đi tìm. Trong khi đó, Tào Tháo xem Quan Công là người có thể sử dụng sau này nên quyết không giấy qua ải, nhưng lại không sai tướng đuổi bắt khi Quan Công rời đi. Để qua ải ra khỏi đất của Tào Tháo, Quan Công phải mở đường máu, nghĩa là đã chém sau tướng ở Tào Tháo để qua được năm cửa cải. Quan Công chém Khổng Tú để qua ải Đổng Lĩnh, chém Hán Phúc và Mạnh Thẩn để qua ải Lạc Dương, qua ải Nghi Thủy thì giết Biện Hủy, ải Huỳnh Dương phải chém Vương Thực và giết Tân Kỷ ở bờ Hoàng Hà.

Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” kể về mối liểu lầm giữa hai anh em kết nghĩa là Quan Công và Trương Phi ở Cổ Thành, cả hai đã xảy ra “đụng độ”.

Quan Công trên đường đi tìm Lưu Bị ở Nhữ Nam, hỏi thăm thì biết Trương Phi đang tá túc ở Cổ Thành nên vui mừng tìm đến. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công ăn ở hai lòng, nghĩ rằng sẽ bắt mình để nộp cho Tào Tháo, vì vậy giận giữ không tiếp còn lớn tiếng dọa đánh. Lúc này, Sái Dương tướng của Tào Tháo kéo quân đến càng làm mối nghi ngờ của Trương Phi thêm lớn. Quan Công không thể thanh minh cho mình và hứa sẽ chém đầu tướng của Tào để chứng tỏ sự trong sạch. Trương Phi ra điều kiện rằng, sau ba hồi trống, Quan Công phải chém đầu Sái Dương thì mới tin. Nhưng hồi trống đầu vừa dứt, Quan Công đã chém đầu tướng Tào. Sau khi lính hầu của Sái Dương bị Quan Công bắt, chàng mới tin và khóc thụp lạy. Và cửa ải để vào Cổ Thành là cửa ải thứ sáu mà Quan Công phải vượt qua, đó ý nghĩa của lòng trung nghĩa.

Phân tích hồi trống cổ thành chi tiết

“Hồi trống cổ thành là một đoạn trích ngắn ở hồi 28 của Tam Quốc Diễn Nghĩa do người biên soạn đặt. Đoạn trích này có hai câu thơ làm đề từ: “Chém Sái Dương anh em hoà giải, Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.” “Hồi” trong câu thơ trên có nghĩa là quay trở về, mà không phải hồi trống như ý nghĩa trong tên của đoạn trích.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung có rất nhiều nhân vật, nhưng sin động nhất và nổi bật hơn cả với người đọc là Tào Tháo, Khổng Minh, Quan Công và Trương Phi.

Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” lấy nhân vật chính là Trương Phi. Đoạn trích này mang không khí chiến trận gấp gáp, qua đó thể hiện được khí phách anh hùng của nhân vật. Như chính tên đoạn trích, ý nghĩa nổi bật của đoạn trích là ở hồi trống của Trương Phi. Hồi trống ấy là hồi trống ra quân, hồi trống thu quân và cũng là hồi trống mang thách thức giải oan và đoàn tụ. Điểm khái quát cho cả đoạn trích là thể hiện con người Trương Phi tuy nóng nảy nhưng trung nghĩa tuyệt vời. Đồng thời, đoạn trích cũng thể hiện ý nghĩa đằng sau hồi trống cổ thành.

  • Luận điểm 1: Phân tích tính cách của Trương Phi và Quan Công

Trương Phi vốn là con người ngay thẳng, trong sạch, không chấp nhập mọi sự quanh co. Với Trương Phi, mọi điều phải rõ rằng trắng đen và với kẻ thù chàng chỉ nói chuyện bằng gươm bằng giáo. Chàng vốn tình nỏng nảy, đơn giản và bộc trực, nhưng đứng trước việc xác định lòng trung nghĩa của Quan Công, Trương Phi phải suy tính nhiều hồi. Vì vậy, trước nghe tin Quan Công hàng Tào Tháo, nay Quan Công đến tìm, Trương Phi đã giận giữ, hò hét và “múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

Quan công hỏi rằng: “Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào”, ý nói đến việc ba anh em đã kết nghĩa vườn đào để thuyết phục Trương Phi, nhưng điều này càng làm Trương Phi nổi giận. Bởi theo Trương Phi, Quan Công đã nhận tước vị mà Tào Tháo phong nghĩa là đã phản bội, thế mà còn dám nói đến nghĩa vườn đào. Hơn thế, dù hai chị dâu và thuộc hạ Tôn Càn thanh minh giúp Quan Công, cơn thình nộ của Trương Phi cũng không vơi đi.

Bởi với Trương Phi, “trăm nghe không bằng một thấy”. Nên dù tính nỏng này, Trương Phi đã rất cẩn trọng trong vấn đề xét đến “tội” của Quan Công. Chàng đã cẩn trọng đến mức, dù đầu Sái Dương đã rơi nhưng vẫn chưa chấp nhận câu chuyện. Cho đến khi nghe một tên lính kể Sái Dương truy đuổi Quan Công là vì Quan Công đã giết cháu ngoại của hắn, rồi còn hỏi thêm chuyện ở Hứa Đô, lúc này chàng mới tin Quan Công.

Phân tích hồi trống cổ thành có thể thấy, Trương Phi tuy nóng nảy nhưng cũng rất tinh tế. Trong tình huống ở Cổ Thành, Trương Phi với rõ ràng có thể hạ thủ với Quan Công, nhưng chàng đã không bị lòng nghi ngờ cẩn trọng làm cho mù quáng, nên đã tìm cách kiểm nghiệm lòng trung thành của Quan Công. Và có thể nói, La Hán Trung đã rất thành công và khéo léo khi tạo ra tình huống hiểu lầm để bộc lỗ rõ những nét tính cách trái ngược của Trương Phi, khiến câu chuyện trở nên tự nhiên và hấp dẫn hơn.

Và một điểm khiến người đọc thích thú ở đoạn trích này là việc tác giả đặt Quan Công trong mối quan hệ đối sánh cùng Trương Phi. Qua cách xử sự của chàng với người em kết nghĩa tính tình nóng nảy, Quan Công được người đời khen là người “tuyệt nghĩa”. Chữ “nghĩa” này mang nghĩa là tín nghĩa và trung nghĩa. Trung nghĩa ở đây là lòng trung thành với vua và Quan Công đã rất kiên định về mặt này. Còn về tín nghĩa, là lòng tin trong mối quan hệ với anh em, với tri kỉ cùng chung chí hướng, Quan Công vô cùng coi trọng. Nhưng hơn hết, khi Phân tích hồi trống cổ thành ta nhận thấy rằng, Quan Công chỉ là nhân vật làm nền để biểu lộ rõ tính cách của Trương Phi.

  • Luận điểm 2: Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành

“Hồi trống Cổ Thành” được đánh giá là một cái tên hay vì nó gợi được không khí chiến trận, khi trong đoạn trích bên cạnh mâu thuẫn chính giữa Trương Phi và Quan Công thì còn có mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương.

Ba hồi trống điều kiện của Trương Phi là vị quan tòa được trao quyền phán xét lòng trung thành của Quang Công. Cái điều kiện này tưởng đơn giản nhưng lại không hề, bởi Quan Công không những phải đầu Sái Dương mà phải chém trong thời gian ngắn nhất. Do dự nghĩa là đã có sự bội phản. Bên cạnh đó, Sái Dương đã vốn không phục Quan Công, giờ lại mang quyết tâm trả thù cho cháu ngoại, quyết một phen sống chết; vì vậy đây càng là thách thức dành cho Quan Công. Nhưng lòng trung nghĩa sắt son, lúc này Quan Công chỉ có khát vọng được minh oan, vì vậy thậm chí ngoài sức tưởng tượng của Trương Phi, Quan Công chém đầu Sái Dương chỉ trong chớp mắt.

Vì vậy, “Hồi trống Cổ Thành” không chỉ mang không khí trận mạc nhưng tiếng trống ấy không phải tiếng trống xuất quân hay thu quân, mà nó trở thành biểu tượng của lòng trung nghĩa, của sự công minh chính trực và vô cùng dũng cảm của Quan Công.

Mặt khác, qua mâu thuẫn và điều kiện Trương Phi đặt ra, tác giả đã gửi đến một thông điệp rằng: Không thể dung hòa giữa lòng trung thành và phản hồi, giữa ý chí bất khuất, kiên định và sự đầu hàng. Chỉ có hoặc là phản bội hoặc là trung thành.

Kết luận

Phân tích hồi trống cổ thành có thể thấy, đoạn trích có kết cấu của một vở kịch gay cấn, kịch tính. Đây cũng là đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của thể loại tiểu thuyết cổ điển mà La Hán Trung đã phát huy thành công.

Chỉ qua một đoạn trích ngắn, nhưng hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được khắc họa rõ nét với sự trung nghĩa, trung trực và rất chân thành trong tình anh em. Và dù là tiểu thuyết về trận mạc, Tam Quốc diễn nghĩa lại mang đến có người đọc nhiều bài học quý về lối sống, đạo lí, lí tưởng của người quân tử Phương Đông với các quy chuẩn mực thước của Nho giáo là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *