Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch để đời thể hiện triết lý nhân văn sâu sắc của Lưu Quang Vũ. Phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt chi tiết nhất để hiểu kỹ hơn về tác phẩm này.
Bạn đang đọc: Phân Tích Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt Chi Tiết Và Ý Nghĩa Nhân Văn
Phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt để thấy được thông điệp sống nhân văn và ý nghĩa. Mỗi con người sống phải là chính mình, coi trọng phần con hơn phần người.
Văn mẫu phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt
Lưu Quang Vũ là cái tên đã khuấy đảo sân khấu kịch nghệ Việt Nam vào những năm tám mươi của thế kỉ XX. Đáng chú ý nhất là vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Trong tác phẩm này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo và đưa câu chuyện đến nút cao trào. Nhờ vậy mà gửi gắm những triết lý nghệ thuật đầy sâu sắc ẩn giấu trong từng câu thoại.
Trước khi vào phân tích từng để của vở kịch, cần khái quát tác phẩm và tác giả. Bao gồm sơ lược ngắn gọn về Lưu Quang Vũ và hoàn cảnh sáng tác của vở kịch. Sau đó mới đi vào phân tích chi tiết từng luận điểm:
- Luận điểm 1: Đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
Đây là đoạn kịch thể hiện tính phê phán, quá coi trọng phần hồn mà bỏ qua phần xác. Đồng thời nói lên việc ăn uống kham khổ mà không biết quý trọng thân thể và sức khỏe. Từ đó nói lên triết lý về sự hài hòa và điều độ trong lối sống. Không chỉ vậy mà còn đưa ra bài học quý, con người cần biết đấu tranh với nghịch cảnh. Nếu quy phục và không vượt lên chính mình sẽ bị tha hóa.
Sau thời gian sống chung, sự kỳ là khó dung hợp giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã khiến nhiều người phàn nàn. Hồn Trương Ba không dạy dỗ được con cái, gia đình mất nề nếp gia phong. Chính tâm hồn của ông cũng sống trong cảnh bức bối, đau khổ và vật vã. Đây chính là cuộc đối thoại xuất hiện khi con người có sự đấu tranh nội tâm với chính mình.
Hồn Trương Ba đã phủ định sự tồn tại của xác anh hàng thịt để khẳng định sự nguyên vẹn của mình. Bằng cách xưng hô “ta”. gọi phần xác là “mày” và mạt sát liên tiếp, không cho cái xác có tiếng nói. Hồn Trương Ba thừa nhận sự tồn tại của phần xác nhưng cũng chỉ là sự tồn tại thấp kém nhất như mọi con thú.
Để đáp lại lời lẽ ấy, xác hàng thịt vẫn thản nhiên, lạnh lùng cười nhạo Trương Ba. Nó đã nắm đầy đủ lý lẽ để thể hiện trong thân xác này, Trương Ba đã có sự tha hóa và biến đổi. Đó là khi hồn đã không kiểm soát được dục vọng của mình khi ở cạnh vợ anh hàng thịt. Cũng như không thể kiểm soát được nhu cầu bản năng, thèm khát những món ăn ngon. Và từ con người hiền lành như Trương Ba, trong xác anh hàng thịt lại trở nên vũ phu, không khống chế được cơn giận. Đồng thời, xác hàng thịt đã phê phán lối sống lệch lạc, coi trọng phần hồn và bỏ qua phần xác. Tự khổ hạnh và chèn ép bản thân sống như nhà hiền triết mà không quan tâm đến thân thể và sức khỏe. Ở phần phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt trong đoạn đối thoại này, ta cũng có thể sự thấy rõ sự ti tiện trong lời nói của anh hàng thịt. Hắn biết thừa Trương Ba đã đuối lý nên tỏ vẻ thông cảm để buộc ông phải chấp nhận yêu cầu của mình.
Những lý lẽ trên đã khiến hồn Trương Ba đau đớn và tuyệt vọng. Nhưng thực sự nó là những điều không thể phủ nhận, phần hồn dã bị bản năng thể xác lấn át, dần tha hóa. Kết cục của đoạn hội thoại chính là hồn Trương Ba phải chấp nhận lời đề nghị của xác hàng thịt. Sự xung đột chỉ mới được vỡ lẽ, tạm thời lắng xuống chứ chưa được giải quyết.
- Luận điểm 2: Đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
Vợ Trương Ba đau khổ trước sự thay đổi và vô tâm của chồng nên muốn bỏ đi, nhường lại chồng cho cô hàng thịt, Khi nghe được quyết định của vợ và con trai định bán vườn thêm vốn liếng hàng thịt, Trương Ba thấy choáng váng “ngồi xuống, tay ôm đầu”.
Cũng chính lúc này khi Trương Ba đang hoang mang cần lời động viên thì cháu gái của ông đã phản ứng dữ dội. Nó chối bỏ hoàn toàn con người ngày xưa đã từng “chiết cây cam” mà nói “bàn tay giết lợn của ông làm gãy chồi non”, ….Con bé hận người đã làm hỏng cây diều của cu Tị khiến thằng bé sốt mê man mà vẫn đòi diều.
Suy nghĩ của hai người thân yêu quan trọng với Trương Ba đã đẩy ông tột cùng của bi kịch. Sự nhẫn nhịn và đau lòng của người vợ, sự thẳng thắn và giận dữ của cô cháu gái. Tất cả đã làm Trương Ba hiểu ra bi kịch bị chối bỏ của mình, sự sáng tối đổi người mà cả gia đình ông cũng không chấp nhận được.
Chỉ có chị con dâu là thông cảm cho ông. Tuy chỉ có thể thông cảm cho nỗi khổ của bố chồng nhưng cũng không thể phủ nhận sự tan hoang của gia đình. Bởi vậy chị chỉ có thể thốt lên những lời tuyệt vọng “Thầy bảo con: Cái bên ngoài …làm thế nào, thầy ơi”.
Phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt trong hội thoại trên để thấy được bi kịch đã được đưa lên đến đỉnh điểm. Sự ruồng bỏ của gia đình khiến chính Trương Ba còn không muốn sống nữa. Không một ai có thể chấp nhận được khi Trương Ba đã không còn là chính mình.
- Luận điểm 3: Đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
Trước hoàn cảnh éo le, hồn Trương Ba đã buộc phải lựa chọn và Đế Thích để giải quyết vấn đề. Ông quyết tâm trả xác hàng thịt bằng mọi cách. Lúc đầu Đế Thích không đồng ý nhưng sau đã bị hồn Trương Ba thuyết phục. Hồn Trương Ba đã đưa ra những lý lẽ để bày tỏ khát vọng sống đẹp đẽ của mình, từ chối cách sống vênh lệch, giả tạo. Đây chính là sự khẳng định quyền sống là chính mình của mỗi cá nhân, là lời tuyên ngôn độc lập của cái tôi.
Hồn Trương Ba đã thẳng thắn trách móc Đế Thích, phê phán cách nghĩ của vị tiên trên trời sao hiểu được cuộc sống người dân. Nó còn mang thông điệp gửi đến những nhà chức trách có suy nghĩ máy móc, hời hợt và áp đặt.
Quyết định của Trương Ba đã thể hiện được phẩm chất nhân hậu và cao quý của ông. Nó ca ngợi nhận thức sâu sắc và đúng đắn của con người về sự sống.
Ngay sau đó, có truyền đến tin tức cái chết của cu Tị, Đế Thích ngay lập tức đã muốn Trương Ba nhập hồn vào. Vị thần tiên cho rằng đây là giải pháp tối ưu, có lợi cho mọi người. Từ đó ra có thể thấy Đế Thích đứng về lẽ phải và công bằng nhưng thiếu sáng suốt và nông cạn. Bởi vậy, suy nghĩ máy móc của các vị quan chức không phải muốn sửa và có thể sửa ngày một ngày hai, mà càng sửa lại càng sai.
Lần này Trương Ba đã có đầy đủ nhận thức và sáng suốt. Ông đủ hiểu những bất lợi và trớ trêu khi nhập vào xác cu Tị. Ông đưa ra quyết định cuối cùng là để ông chết hẳn đi và cho cu Tị sống lại. Từ đó cho thấy sự dũng cảm và vị tha của hồn Trương Ba. Sự sống là điều đáng quý nhưng không phải là cần làm mọi giá để được sống. Quyết định và sự thức tỉnh trong suy nghĩ này giúp ông cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản.
Khi phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng cần chú ý đoạn kết cuối cùng. Sự xuất hiện của hồn Trương Ba trong đoạn kết này muốn khẳng định một thông điệp nhân văn cao cả. Chết không phải là tan biến vào hư vô mà tồn tại ở trong lòng mỗi người. Nó thể hiện được tinh thần lạc quan, vượt lên bi kịch. Đồng thời cho ta thấy được sự sống là phải có luân chuyển, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Kết bài
Qua việc phân tích hồn Trương Ba, da hàng thịt ta đã thấy được những nét triết lý sống vô cùng nhân văn và sâu sắc. Nó được thể hiện rất tài tình và khéo léo qua cách xây dựng tình tiết và bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó chính là những lý do khiến kịch Lưu Quang Vũ trở nên có sức hút mãnh liệt và được công chúng yêu thích đến thế.