Phân tích Khi con tu hú đoạn đầu, có thể bắt gặp, trong không gian mùa hè không chỉ có riêng tiếng tu hú kêu, màu của lúa chiêm sắp chính, hương vị của những trái cây. Mùa hè còn có tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân dậy cả một gốc vườn, màu hồng của nắng, màu xanh của bầu trời, màu vàng của sân ngô “Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”:
Bạn đang đọc: Phân tích khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu là nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền thi ca nước nhà. Các tác phẩm của ông đều mang nhiều tâm sự thầm kín. Phân tích khi con tu hú để thấy rõ được điều này.
Phân tích chi tiết Khi con tu hú
Với với người làm thơ, mỗi tác phẩm giống như một đứa con tinh thần chứa đựng nhiều tâm huyết cùng những tâm tư tình cảm của tác giả. Khi con tu hú là một trong những tác phẩm để đời của Tố Hữu. Được sáng tác vào năm 1939 khi ông bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài thơ khắc họa bức tranh mùa hè của thiên nhiên thông qua đó tác giả muốn gửi gắm khát vọng tự do, tình yêu nồng nàn đối với quê hương, đất nước. Phân tích Khi con tu hú để cảm nhận rõ hơn những điều mà Tố Hữu muốn gửi gắm.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Ngay những câu đầu bài thơ, Tố Hữu đã khắc họa một bức tranh mùa hè đầy sinh động, giàu sức sống. Tiếng tu hú đã phá đi không khí bí bách trong tù giam, đem mùa hè len lỏi vào từng buồng. Báo hiệu mùa trái cây, mùa gặt đang vào vụ, mùa hè với biết bao hương sắc:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Chỉ thông qua tiếng tu hú, Tố Hữu có thể cảm nhận được lúa ở ngoài đồng đang vào vụ, trái cây cũng đã bắt đầu chín. Những hình ảnh của mùa hè hiện lên vô cùng chân thực và sinh động. Tiếng tu hú đã làm thức tỉnh tâm hồn của Tố Hữu, khứu giác xúc giác đều như cảm nhận được mọi thứ bên ngoài song sắt. Có lẽ tác giả muốn níu giữ những khoảnh khắc của thời gian càng chậm lại bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Vậy nên tác giả dùng từ “đang chín” “ngọt dần” thay cho hiện thực là lúa đã chín và trái cây đã ngọt, vào vụ thu hoạch.
Phân tích Khi con tu hú đoạn đầu, có thể bắt gặp, trong không gian mùa hè không chỉ có riêng tiếng tu hú kêu, màu của lúa chiêm sắp chính, hương vị của những trái cây. Mùa hè còn có tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve ngân dậy cả một gốc vườn, màu hồng của nắng, màu xanh của bầu trời, màu vàng của sân ngô “Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”:
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Qua những hình dung của Tố Hữu, không gian thiên nhiên ở quê hiện lên vô cùng tươi vui và đầm ấm. Điểm nhìn của nhà thơ không chỉ quanh quẩn nữa mà đã mở rộng ra một không gian bao la hơn ở sân bắp chan hòa những tia nắng của mùa hạ. Màu của nắng giống như cái nhìn tích cực của nhà thơ về thế giới bên ngoài, nơi có tự do và khát vọng. Bầu trời xanh thăm thẳm trên cao với những cánh diều tự do bay lượn đối nghịch hoàn toàn với không gian khung cửa sắt của nhà tù có người thi sĩ.
Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, là thể thơ truyền thống dân gian để khắc họa tuyệt tác mùa hè này. Ngoài ra, việc sử dụng thuần thục phép liệt kê đem lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Qua những câu thơ này, có thể thấy nhà thơ là một người rất yêu thiên nhiên và có một tình yêu đặc biệt với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tất cả những điều đó mới có thể giúp ông tạo nên một bài thơ đủ hương sắc, mùi vị.
Không chỉ miêu tả về thiên nhiên, qua phân tích Khi con tu hú ta còn nhận ra bao nỗi niềm của người thi sĩ được cất giấu trong từng câu thơ. Đây là tâm sự của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam hãm trong nhà lao:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao chết mất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!”
Thay bằng những sự vui tươi, rộn ràng của mùa hạ, ở những câu thơ tiếp theo là sự uất ức, khó chịu của người thi sĩ khi bị giam cầm trong tù. Mùa hè ngoài kia đã thôi thúc người thi sĩ phát tan nhà tù “đập tan phòng” để có được sự tự do mà bản thân khao khát. Dòng máu trong người ông sôi sục khiến ông muốn thoát khỏi những bí bách, ngột ngạt của nhà lao. Tố Hữu thốt lên rằng “Ngột làm sao chết mất thôi” như một lời than vãn, bất lực trước hoàn cảnh, muốn lao ra thế giới ngoài kia nhưng lại bị song sắt kìm hãm.
Nhà thơ muốn thoát khỏi chốn ngục tù, cống hiến cuộc đời mình cho con đường cách mạng. Với việc sử dụng nhiều từ ngữ mang tính nhấn mạnh “đạp”, “ngột”, “chết” cùng với dấu chấm than, ta thấy cảm xúc của nhà thơ đã đạt đến đỉnh điểm và chực trào ra khỏi cơ thể. Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu thì người chiến sĩ cách mạng vẫn đang bị giam cầm trong ngục tù. Tiếng tu hú chính là tiếng gọi của cách mạng, giục giã người thi sĩ lên đường cứu nước. Sự đối lập giữa một bên không gian mênh mông có tiếng tu hú gọi bầy với một bên là nhà thơ đang bị gian được lặp lại thêm một lần nữa. Tiếng tu hú bây giờ không còn là tiếng báo hiệu mùa hè mà là sự bức bất, ngột ngạt. Cho dù trong chốn lao tù những người chiến sĩ vẫn luôn hướng về đất nước, khát vọng độc lập tự do cho dân tộc.
Kết bài
Qua phân tích Khi con tu hú, chúng ta thấy đây như một lời giãi bày những ấm ức, khó chịu trong lòng người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm. Thông qua việc sử dụng ngôn từ giản đơn cùng những biện pháp nghệ thuật thân thuộc. Một bức tranh mùa hè có tiếng tu hú kêu, có nhiều màu sắc và âm thanh đã hiện lên hết sức sinh động. Bài thơ còn thể hiện niềm khát khao tự do của người thi sĩ, tình yêu quê hương, đất nước, mong muốn được cống hiến hết mình cho cách mạng để đem lại độc lập cho dân tộc.