Bài thơ Viếng Lăng Bác được nhà thơ Viễn Phương viết khi tác giả có dịp ra Hà Nội và vào Lăng viếng Bác. Bài thơ gây tiếng vang lớn bởi những vân thơ chân thật, trữ tình và da diết tình cảm của một người con Miền Nam ra thăm Bác. Theo đó Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác là một trong những đề thi hay kiểm tra thường xuyên giữa các học kì, do đó, các em học sinh cần nắm vững kiến thức để làm bài tốt nhất. Cùng phantich.com phân tích dạng đề này nhé.
Bạn đang đọc: Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác chi tiết và chính xác
Văn mẫu phân tích khổ 2 bài thơ Viếng Lăng Bác
Mở bài Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác
Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, ông sinh năm 1928 tại An Giang. Ông là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con que hương, và đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Thơ ông giản dị nhưng sâu lắng, lời thơ giàu hình ảnh, chứa đựng nhiều tình cảm, thể hiện rõ nhất qua bài thơ Viếng Lăng Bác. Đặc biệt Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác, tác giả đã thể hiện sự thương nhớ Bác da diết khi đứng trước Lăng người.
Thân bài
Bác Hồ, vị cha gia của dân tộc, cả một đời hi sinh cho lợi ích của dân tộc mà không hề màng đến lợi ích cá nhân. Từ khi người bước chân ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về, chỉ mang trong mình một trái tim, một khát vọng đó là giải phóng dân tộc, đó là mang lại “Sửa để em thơ, lụa tặng già”. Tấm lòng của Bác, trái tim của Bác không chỉ cả dân tộc biết mà cả thế giới cũng phải kính nể. Có biết bao nhiêu bài thơ ca ngợi về Người, nhưng khi người ra đi, tưởng rằng Bài thơ Bác Ơi của Tố Hữu là bài thơ xúc động nhất, lay động lòng người nhất. Nhưng không, bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương cũng xúc động không kém, với trái tim của một người con Miền Nam khao khát được gặp Bác, Viễn Phương đã viết lên bằng tất cả tấm chân tình của mình, bằng tất cả lòng yêu thương, kính trọng và tôn vinh
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Mặt trời là hành tinh duy nhất, lớn nhất và tất cả các hành tinh khác đều phải xoay quanh nó. Theo nghĩa thực, mặt trời hàng ngày xuất hiện để mang lại ánh sáng cho muôn loài vạn vật, thử hỏi một ngày không có mặt trời thế giới sẽ thế nào, đó là chìm trong bóng đêm đen tối và sợ hãi. Vậy mà ở đây, ngày ngày mặt trời vẫn đi qua trên lăng, vẫn mang ánh sáng đến cho nhân loại. Nó cũng giống như tấm lòng của người dân vẫn luôn hướng về Bác, chưa bao giờ nguôi thôi nhớ Bác. Đặc biệt, hình ảnh: “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” đây là hình ảnh ẩn dụ thể hiện Bác chính là mặt trời của dân tộc, là nguồn sống, ánh sáng mang lại ấm no, hạnh phúc cho cuộc sống của dân tộc. Qua đây, Viễn Phương cũng thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác, ví Bác như Mặt trời của dân tộc. Nếu không có Bác liệu có một Việt Nam như hôm nay. Câu thơ khiến chúng ta nhớ lại những tháng ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, gian nan vô cùng, vậy mà Người không từ bỏ, vẫn mang trong mình hình ảnh đất nước và nỗi đau vì đất nước.
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…
(Bác ơi, Tố Hữu)
Cả dân tộc Việt Nam thương và rất hiểu cho tấm lòng của Bác, đó là tấm lòng của vị cha già dân tộc thương cho đàn con nhỏ còn sống dưới ách đô hộ, trăm bể khổ đổ lên đầu. Vốn là một người trí thức lại sinh trong gia đình Nho giáo yêu nước, nên từ bé Bác đã thấm nhuần tư tưởng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Bác nhận định rằng, muốn dân hết khổ, muốn thống nhất dân tộc chỉ có thể chống giặc trong và cả giặc ngoài. Bên trong yên ổn, đoàn kết mới có thể chống giặc ngoài. Đường lối chính trị đúng đắn, tầm nhìn xa của Bác đã đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới. Công lao trời biển của Bác cả dân tộc Việt Nam không bao giờ quên, Bác đã khai sinh ra Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã giúp cho em thơ có sữa, đã giúp cho mẹ già có lụa mặc và giúp cho bao nhiêu kiếp người khác có được cuộc sống độc lập, tự do. Vậy nên, giờ đây, khi Bác đã không còn: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” và:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
Chúng con, những người con của dân tộc hàng ngày vẫn luôn nhớ đến Bác dù Bác dã đi xa. Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là hình ảnh diễn tả thực vô cùng xúc động bồi hồi, thể hiện lòng tiếc thương nhưng kính cẩn của người dân khi vào Lăng. Đây chính là hình ảnh thể hiện kết tinh sự đẹp đẽ “ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp ẩn dụ “tràng hoa” để chỉ những người vào lăng Bác như những tràng hoa kết lại với nhau, rực rỡ huy hoàng, mỗi bông hoa mang lòng thành kính, thể hiện sự yêu mến và ngưỡng mộ Bác.
Bảy mươi chính mùa xuâ chính là hình ảnh hoán dụ số tuổi Bác. Cả cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc. Cả cuộc đời Bác không một ngày không nguôi nỗi đau nếu dân tộc còn chịu dưới ách đô hộ, sưu cao, thuế đày dân chúng lầm than khổ cực.
Kết thúc lại khổ thơ, ta vẫn cảm thấy đâu đây bóng dáng Người khi ra đi cứu nước, một hình ảnh xúc động vô cùng:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Kết bài
Nếu trong thơ Tố Hữu “Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” thì giờ đây, Viễn Phương – đại diện cho những người con Miền Nam ra viếng Lăng Bác đã thực sự bày tỏ nỗi lòng mong nhớ, xúc động và yến mến kính trọng qua từng vần thơ. Những câu thơ giản dị, dung dị nhưng sâu sắc chan chứa tình người. Có lẽ cuộc gặp gỡ này thật éo le đối với tác giả, nhưng nỗi niềm kính yêu Bác đã thôi thúc Viễn Phương phải được gặp Bác để được thấy Bác vẫn bình yên trong giấc ngủ, để muốn nói với Bác rằng, Bác ơi đất nước đã độc lập, Nam Bắc đã sum họp một nhà, nguyện vọng lớn nhất của cuộc đời Bác là giải phóng nô lệ , là thống nhất đất nước đã toại nguyện, Bác hãy yên nghỉ nhé, chúng con mãi mãi nhớ ơn Người.
Xin khép lại khổ 2 bài thơ Viếng Lăng Bác bằng những câu thơ xúc động của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Bác Ơi1:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già