Phân tích khổ 5 6 bài Sóng của Xuân Quỳnh để cảm nhận được tình yêu nồng nhiệt, sôi nổi nhưng không kém phần chân thành, gắn bó, thủy chung mà tác giả muốn gửi gắm. Sóng ở đoạn đầu, “dữ dội” và “dịu êm”. Còn hình ảnh Sóng ở khổ 5 và 6 của bài sẽ thế nào?
Bạn đang đọc: Phân tích khổ 5 6 bài Sóng của Xuân Quỳnh
Bài mẫu phân tích chi tiết khổ 5 – 6 bài Sóng
Tình yêu thường đi liền với nỗi nhớ, trong muôn vàn hình tượng thì sóng được xem là biểu tượng cho tình yêu thiêng liêng và mãnh liệt. Chính vì lẽ đó, khi Xuân Quỳnh nhìn vào sóng, bà đã nghĩ tình yêu. Tình yêu đó đã được Xuân Quỳnh gói gọn vào tác phẩm “ Sóng”. Bài thơ chính là những cảm xúc chân thật nhất của người con gái khi yêu, vừa nồng nhiệt, khao khát và cả nhớ nhung, tin tưởng. Hai mạch cảm xúc này được thể hiện rõ nét qua khổ 5 6 của bài thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
“Sóng” in trong tập “Hoa dọc chiến hào” ra đời sau một chuyến đi xa của nhà thơ. Bài thơ có 8 khổ, mỗi khổ đều được nhà thơ gửi gắm từng suy nghĩ của mình về tình yêu thông qua hình ảnh những con sóng. Sóng là hình tượng được tác giả sử dụng xuyên suốt bài thơ, song hành với hình tượng sóng là hình tượng “em”. Em là sóng và sóng là em.
Trong khổ thơ đầu tiên, hình ảnh sóng được khắc họa đi liền với nỗi nhớ. Thông qua phép nhân hóa, ta như thấy sóng cũng là một thực thể có tình yêu, có cả nỗi nhớ.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”
Ở 3 câu thơ đầu, từ “sóng” được nhà thơ lặp lại liên tiếp ba lần như hình ảnh sóng trào từng lớp từng lớn trên mặt biển. Từng nhịp sóng chính là từng nhịp nhớ thương khôn nguôi, lớp này chồng lên lớp khác, sôi sục, không có giới hạn. Trong tình yêu cũng vậy, nhớ nhung là cảm xúc luôn hiện hữu, dào dạt, hai người yêu nhau sẽ không bao giờ ngừng nhớ đến nhau. Sự đối lập giữa “ngày” và “đêm”, “dưới lòng sâu” – “trên mặt nước” thể hiện một nỗi nhớ xuyên suốt mọi không gian, thời gian. Đây chính là trái tim của người con gái khi yêu, luôn bao la rộng lớn như đại dương đong đầy sóng biển, đong đầy tình yêu. Là sự nhớ nhung không lúc nào nguôi như sóng biển không lúc nào thôi vỗ vào bờ.
Sau khi mượn hình ảnh sóng để nói về nỗi nhớ, nhà thơ đã không kìm nén được mà thổ lộ nỗi nhớ trong tình yêu thành lời qua 2 câu thơ:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Nỗi nhớ giờ đây không còn ở trong phạm vi không gian và thời gian nữa mà xuyên qua cả đại dương rộng lớn, vượt ra ngoài ranh giới giữa thực tại và mong mơ. Không chỉ nằm ở ý thức, nỗi nhớ còn ăn sâu vào trong tiềm thức, đi vào trong giấc mơ của người con gái. Nỗi nhớ trở nên da diết, sôi trào như những con sóng khi tràn bờ. Mạch của thơ chuyển từ câu 4 sang câu 6 như để thể hiện nỗi nhớ tận cùng. Cách phá vỡ quy tắc thơ của tác giả nhằm ẩn ý trong tình yêu sẽ không có giới hạn nào cả, khi yêu, con người ta có thể phá vỡ tất cả những rào cản. Nỗi nhớ của những người khi yêu sẽ không bao giờ tắt.
Phân tíchkhổ 5 6 bài Sóng để thấy tình yêu không chỉ có nỗi nhớ mà còn cần phải có sự thủy chung. Xuân Quỳnh đã gửi gắm lời nhắn nhủ này qua hình tượng sóng ở khổ thơ thứ 6:
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
Nhà thơ đã so sánh phương bắc, phương nam với anh, như để thể hiện rằng, dù đi đến phương nào, tình yêu của em cũng sẽ chỉ dành cho anh. Dù cho không gian có mở bao nhiêu phương, bao nhiêu hướng, thì tình yêu cũng chỉ có một phương duy nhất. Bản chất thực sự của tình yêu đã được Xuân Quỳnh khẳng định qua 2 chữ “duy nhất”.
Tình yêu là sự chung thủy, tình yêu là duy nhất, dù cho có khó khăn bao nhiêu, “xuôi” “ngược” bao nhiêu. Chỉ có những ai có trái tim chân thành, lòng thủy chung son sắc thì mới vượt qua được như khó khăn, gập ghềnh trong tình yêu. Từ đó mới nuôi dưỡng được tình yêu một cách toàn vẹn. Sự thủy chung chỉ tồn tại khi tình yêu chân thành, không quan ngại gian khổ. Qua hết đoạn thơ thứ 2, ta mới thấy được những tâm tình mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm: sóng chỉ hướng vào bờ như em luôn hướng về anh, sự thủy chung chính là động lực giúp em vượt muôn trùng sóng gió để đến được với hạnh phúc.
Kết bài
Phân tích khổ 5 6 bài Sóng để thấy được những khía cạnh sắc thái của tình yêu đó là nỗi nhớ và sự thủy chung khi yêu. Những ai đang yêu khi đọc hai khổ thơ này chắc chắn sẽ thấy mình ở trong đó, cũng sẽ nhớ và ước mong sẽ chung thủy để luôn gắn bó bền chặt với người mình yêu. Còn những người chưa yêu sẽ nhận được bài học sâu sắc nếu tình yêu không có nỗi nhớ, không có sự thủy chung thì mãi mãi không thể đi được đến bên bờ hạnh phúc.
Bên cạnh đó, qua bài thơ Sóng này chúng ta sẽ cảm nhận được những cung bậc cảm xúc tinh tế và mãnh liệt trong tình yêu của người phụ nữ. Từ đó thấu hiểu được phần nào nỗi lòng mà tác giả Xuân Quỳnh muốn gửi gắm qua lời thơ.