Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chi tiết

Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ giúp ta cảm nhận sâu sắc nỗi lòng hướng về Huế thương sau bao năm xa cách của nhân vật trữ tình.

Bạn đang đọc: Phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử chi tiết

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm thơ ca khai thác hình ảnh xứ Huế mộng mơ. Mỗi nhà thơ, nhà văn lại có những cảm nhận cho riêng mình. Và Đây thôn Vĩ Dạ cũng vậy, ta thấy được cái tôi trữ tình xuyên suốt bài thơ. Đã có nhiều học giả từng phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ một cách chi tiết và sâu sắc nhất. 

Thôn Vĩ Dạ gắn bó thân thiết với Hàn Mặc Tử

Mở bài

Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một nhà thơ có phong cách kỳ lạ nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông mang giọng điệu vô cùng độc đáo, chẳng giống với âm hưởng của bất kỳ ai. Có lẽ bởi chính những bi thương trong cuộc sống đã khiến Hàn Mặc Tử trở thành một linh hồn thơ độc đáo như vậy. Đây thôn Vĩ Dạ là tác phẩm thơ tiêu biểu của ông, đó là những vần thơ tinh khôi và trong trẻo nhưng ẩn chứa biết bao đau đớn. Mỗi khổ thơ trong Đây thôn Vĩ dạ đều mang một sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Trong đó, ở cuối ta sẽ cảm nhận rõ ràng nhất tâm trạng hoài nghi và những nỗi niềm sâu lắng của người con ở xa xứ Huế. 

Thân bài phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Ở đoạn thơ này, Hàn Mặc Tử đã viết lên nỗi lòng chất chứa của mình. Là một người xa quê đã lâu, cái tôi trữ tình của Hàn Mặc Tử ao ước một lần được trở về thôn Vĩ. Ấy thế nhưng ao ước ấy cũng chẳng thành, thế nên người thi sĩ mơ tưởng đến con người nơi đây “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Những người vốn gắn bó với nhân vật trữ tình giờ chỉ xuất hiện trong giấc mơ, và còn trở thành khách đường xa. 

Hàn Mặc Tử ao ước được trở về chốn cũ để thỏa lòng nhớ mong

Hình ảnh “khách đường xa” gợi lên nỗi nhớ da diết, khát khao đến cháy bỏng được gặp lại người xưa, chốn cũ. Dường như cái khát khao ấy luôn làm tác giả phải day dứt khôn nguôi. Ở đây, Hàn Mặc Tử đã sử dụng điệp ngữ “khách đường xa” như hai dòng cảm xúc. Một bên là khát vọng để được gặp lại người xưa, cảnh cũ. Còn một bên lại là thực tại vô vọng, khiến con người ta bế tắc. Câu thơ ấy cho ta cảm nhận sự nghẹn ngào, tưởng chừng được gặp người xưa nhưng chỉ trong chốc lát bóng dáng ấy đã mờ dần và khuất xa. Câu thơ chính là lời tự sự mang bao sự hụt hẫng của nhà thơ. 

Và trong giấc mơ ấy, bóng hình em hiện lên thật mơ hồ, ám ánh “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Màu áo quá trắng sáng hay là màu sương khói làm người thị sĩ không thấy rõ? Cái màu áo trắng đến lạ lùng khiến người thi sĩ trong chốc lát chắc thể nào nhìn được. Hàn Mặc Tử chắc hẳn không phải mơ về một hình ảnh cô em áo trắng thông thường. Có lẽ hình ảnh ấy chính là sự gửi gắm tâm sự sâu trong cõi lòng của người thi sĩ. Vẻ đẹp tinh khôi, trinh nguyên của người con gái xứ Huế mộng mơ khiến người thi sĩ say mê đến độ chẳng thể nhìn rõ. Cái vẻ đẹp hư mà thực khiến nhà thơ chìm đắm đến tột bậc. Nhưng câu thơ cũng vỡ ra nhiều điều, đó chính là lời thú nhận bất lực của người thi sĩ.

Càng mơ tưởng về người xưa, cảnh cũ, tác giả chẳng thể nào thoát khỏi nỗi đau thương. Hình ảnh người xưa hiện lên càng lộng lẫy thì càng làm khoảng cách trở nên xa hơn. Có lẽ vậy tác giả mới chấp nhận ngắm nhìn hình ảnh mơ hồ ấy. Nhưng rồi Hàn Mặc Tử cũng phải ngậm ngùi trở về thực tại, đó là nơi “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”. Hàn Mặc Tử chẳng nói rõ “ở đây” là ở đâu, là xứ Huế mộng mơ hay trại phong lạnh lẽo. Sự bao trùm của sương khói được tác giả miêu tả đến độ vùi lấp cả bóng người. Có lẽ “sương khói” ở đây không đơn thuần là hiện tượng tự nhiên, mà đó là lớp sương khói của không gian, thời gian, của mối tình đơn phương vô vọng. Chính những lớp sương khói ấy đã phủ kín người xưa, chốn cũ và phủ kín cả thực tại của tác giả. 

Thôn Vĩ Dạ trở nên mơ hồ trong tiềm thức của Hàn Mặc Tử

Trong cuộc đời đầy bão táp ấy, sợi dây tình cảm với em gái Vĩ Dạ đã níu kéo người thi sĩ với cuộc đời. Thế nhưng, ngay cả chút tình mong manh ấy cũng trở nên mong manh, mờ ảo “Ai biết tình ai có đậm đà”. Ở đây, Hàn Mặc Tử dùng đại từ “ai” làm bật lên cảm giác vô định và hoài nghi. Dường như đây không chỉ là câu hỏi cho người mà còn là câu hỏi chất vấn chính mình của Hàn Mặc Tử. Câu thơ đấy khiến ta thấy sự gần gũi nhưng lại có gì đó xa xôi, nghe sao có phần trách móc. 

Hàn Mặc Tử khát khao được về với thôn Vĩ, được gặp lại người xưa, chốn cũ, nhưng người lại chẳng thể về vì nào đâu biết “tình ai có đậm đà”. Có lẽ, tác giả sợ, sợ phải đối mặt với thực tại, sợ những lầm tưởng của mình là đúng. Thế nên bằng cách nào đó Hàn Mặc Tử muốn trốn tránh. Điều này càng làm cho người ta thấy sự xót xa, đau đớn về một tình yêu mãnh liệt nhưng vô vọng. 

Lời kết

Càng phân tích khổ cuối bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, ta mới thấu được tình cảnh của người thi sĩ. Đó là nỗi nhớ quê, nhớ người trong khắc khoải, cô đơn. Cũng qua đó, ta thấy được sự tinh tế và tài năng của Hàn Mặc Tử. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *