Phân Tích khổ cuối bài Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu

Phân tích khổ cuối bài Vội Vàng để thấy được tình yêu cuộc sống và lời thúc giục sống vội vàng, níu giữ thời gian mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. 

Bạn đang đọc: Phân Tích khổ cuối bài Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu

Ở đời, ai cũng muốn thanh xuân, sự sống của mình kéo dài. Đây là khát khao to lớn của những con người nhỏ bé. Thế nhưng, quy luật tự nhiên lại rất khắc nghiệt. Thời gian tuy vô hạn nhưng cứ mãi trôi. Chính vì điều đó, con người luôn muốn sống vội vàng hơn để tận hưởng hết những điều tươi đẹp của cuộc sống. Phân tích khổ cuối bài Vội Vàng, chúng ta sẽ thấu hiểu hơn châm ngôn sống của Xuân Diệu. Đồng thời, thông qua lời thơ ấy, bạn sẽ cảm nhận được nhiều cảm xúc mới mẻ và triết lý sâu sắc. 

Khái quát về tác giả và tác phẩm Vội Vàng 

Xuân Diệu là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Việt Nam. Từ nhỏ, ông đã được nuôi dưỡng tâm hồn qua những điệu hò lý, câu hát ví dặm. Những yếu tố này đã tác động khiến cho hồn thơ và ngôn từ của ông mượt mà hơn. Chưa dừng lại ở đó, ông còn chịu ảnh hưởng của nền văn học cổ điển, hiện đại của Phương Tây. Tất cả những điều này đã khiến cho thơ của Xuân Diệu mang nét riêng đặc trưng không trộn lẫn. 

Ông được nhiều độc giả biết đến với rất nhiều tập thơ hay. Trong đó, Vội Vàng chính là tác phẩm nổi bật được in trong tập Thơ Thơ vào năm 1938. Đây là tập thơ đầu thể hiện phong cách và tư tưởng của Xuân Diệu một cách rõ ràng. Chỉ với hai chữ “vội vàng” nhưng đã thể hiện rõ hết những châm ngôn, triết lý mà ông muốn gửi gắm. 

Vội Vàng là bài thơ hay của Xuân Diệu

Phân tích khổ cuối bài Vội Vàng chi tiết hơn qua lời thơ

Để hiểu rõ hơn về những tâm tình và cả phong cách thơ của Xuân Diệu, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua đoạn thơ cuối bài. Chỉ vỏn vẹn 10 câu nhưng lại thể hiện rõ ràng ý nghĩa của cả nguyên bài. 

  • Luận điểm 1: Khát khao chiếm giữ sự sống trọn vẹn, đủ đầy

Mở đầu đoạn cuối là lời thúc giục “mau đi thôi” để thể hiện sự vội vã. Trong khi mùa chưa ngả chiều hôm thì hãy tranh thủ tận hưởng, làm việc để có thể cảm nhận sự sống trọn vẹn. 

Ta muốn ôm 

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn 

Ở đoạn thơ đầu, tác giả xưng “Tôi” thì đến đoạn cuối ông lại dùng “Ta”. Đây không chỉ là cách sử dụng mang ý nghĩa ẩn dụ mà còn tạo nên sự độc đáo cho đoạn thơ. tác giả muốn dùng từ ta để tìm kiếm sự đồng cảm cùng với mọi người. Qua cách nhìn của Xuân Diệu, sự sống có tính chất đó là sự mơn mởn, tràn đầy tươi mới. Chính cái sự mơn mởn ấy đã khiến tác giả nảy sinh ước mong muốn ôm hết tất cả. Mặc dù biết sự sông ấy rộng lớn, bao la thế nhưng ông vẫn muốn giữ chặt lấy cho riêng mình. 

4 câu thơ tiếp theo với nhịp điệu gấp gáp, dồn dập thể hiện mong ước mãnh liệt hơn.

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Người thi sĩ muốn được hòa cùng với sự sống của thiên nhiên. Những hình ảnh như mây đưa, gió lượn, cỏ cây, non nước đã góp phần mang đến bức tranh tuyệt đẹp. Thông qua đó, chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được bức tranh hùng vĩ mà tạo hóa ban cho. Mức độ giao cảm được thể hiện rõ ràng hơn qua các từ “ôm”, “riết”, “say”. Tất cả ước nguyện còn được thể hiện rõ ràng hơn qua hai từ “tôi muốn”. Điệp từ này lặp lại ở hầu hết các câu thơ như lời thúc giục gấp gáp. Có chăng, Xuân Diệu đang muốn ôm cả sự sống vào mình. Như vậy mới là sống trọn vẹn với cuộc đời. 

Khao khát sống vội vàng được thể hiện rõ qua các lời thơ
  • Luận điểm 2: Lời lý giải cho những khao khát, quan niệm sống vội vàng

Những câu thơ đầu của đoạn cuối đã phần nào thể hiện được châm ngôn, ước nguyện của tác giả. Thế nhưng, chúng ta chẳng thể nào hiểu được vì sao ông lại có lối suy nghĩ ấy. Những câu thơ tiếp theo sẽ phần nào lý giải được khao khát của Xuân Diệu. 

“Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 

Cho no nê thanh sắc của thời tươi”

Thực tế, Xuân Diệu chỉ muốn tận hưởng cuộc sống đến chếnh choáng, đến no nê. Trước sự mơn mởn ấy, ông nhận ra rằng chỉ khi sống hết mình mới biết được cuộc đời đẹp thế nào. Chỉ khi ta hòa mình hết vào những gì tươi đẹp mới không cảm thấy uổng phí tuổi trẻ. Mỗi lần thể hiện khát khao của ông lại mạnh mẽ hơn với mục đích gửi gắm tâm tình đến mọi người. 

Khao khát mãnh liệt ấy đã khiến tác giả phải thốt lên rằng “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Từ Xuân Hồng nghe rất đằm thắm và mềm mại. Nó không chỉ khiến cho mùa Xuân trở nên tươi mới mà còn có hồn và sức sống hơn. Mùa xuân đẹp đến nỗi khiến cho chúng ta muốn cắn vào để say đắm trong sự ngọt ngào. 

Kết bài

Phân tích khổ cuối bài Vội Vàng, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về khát khao của tác giả. Qua đó, mỗi người sẽ cảm nhận và thêm trân quý sự sống. Mỗi phút giây trôi qua đừng nên bỏ phí mà hãy sống vội vàng hơn để tận hưởng hết những điều tươi đẹp. Với ngôn từ độc đáo cùng với các diễn tả đầy mới mẽ, đoạn thơ đã để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc. 

Đón đọc tại Phantich.com.vn để cập nhật những chủ đề hay về văn học!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *