Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ, chúng ta sẽ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với đó là tài năng của tác giả được thể hiện rõ ràng hơn. 

Bạn đang đọc: Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải

Mùa xuân là thời điểm vạn vật sinh sôi và nảy nở. Mùa xuân còn mang đến sức sống căng tràn và nhiều cảm xúc cho con người. Bởi vì lẽ đó, mùa xuân được nhiều nhà thơ lựa chọn thành đề tài để sáng tác. Trong rất nhiều tác phẩm, Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải nổi bật lên với những điểm đặc sắc riêng. Hãy cùng phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ để thấy được điều thú vị ấy. 

Khát quá về tác giả, tác phẩm Mùa Xuân Nho Nhỏ

Thanh Hải sinh năm 1930 và mất vào năm 1980. Ông là nhà thơ hiện đại của Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc chiến chống Mỹ và Pháp. Bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ ra đời thể hiện khát vọng cống hiến cho đời của tác giả. Đồng thời, ông còn thông qua đó thể hiện vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, đặc biệt là vào mùa xuân. 

Đoạn đầu bài thơ bao gồm 6 câu và mỗi câu 5 chữ đã thể hiện rõ được vẻ đẹp của mùa xuân. Đồng thời, nó còn ẩn dụ về tiếng lòng của tác giả và làm nền cho ước nguyện được thể hiện ở những đoạn sau. 

Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ chi tiết

Là nhà thơ tiếp xúc với sông Hương núi Ngự nên tâm hồn của ông rất đằm thắm. Hơn nữa, từ ngữ mà ông sử dụng cũng rất độc đáo và trong trẻo. Nhờ thế, khi đọc đoạn đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng. 

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

Giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc mọc lên. Hình ảnh dòng sông thể hiện sự rộng lớn của đất trời, thiên nhiên hùng vĩ. Con người như bông hoa mọc lẻ loi thể hiện sức sống mãnh liệt. Mặc dù hình ảnh khá đơn độc nhưng đây lại là bức tranh đẹp của mùa xuân. Bông hoa tím biếc được hồi sinh giữa mùa xuân mang lại điểm sáng cho dòng sông rộng lớn. Bức tranh tả cảnh mùa xuân đầy chân thật. Tác giả không dùng màu sắc khác mà lại chọn màu tím là để mang nét Huế thân thương, đằm thắm vào trong thơ ca. 

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Điểm xuyết thêm trên nền bức tranh ấy là tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chưa dừng lại ở đó, tiếng chim còn là dấu hiệu của mùa xuân đang đến với niềm hân hoan, vui tươi. Ngoài ra, tác giả còn dùng những động từ vô cùng gần gũi như “mọc”, “hót” để diễn tả cảnh vật. Khi đọc vào, chúng ta sẽ cảm nhận được như đã hòa mình cùng khung cảnh ấy. 

Đọc hết 4 câu của đoạn đầu, chắc hẳn ai cũng cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt đẹp của mùa xuân. Mặc dù có rất nhiều hình ảnh nhưng tác giả lại chỉ chọn bông hoa tím và tiếng chim chiền chiện. Đây là hai hình ảnh độc đáo mang đến sự nên thơ cho bức tranh. Ẩn chứa đằng sau bức tranh ấy là lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy chính là cảm hứng để tác giả sáng tác được những vần thơ như nhạc. 

  • Hai câu thơ cuối thể hiện ước nguyện ban đầu

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Đứng giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, con người sẽ cảm thấy vô cùng bồi hồi xao xuyến. Chẳng ai có thể dưng dửng trước bức tranh đẹp mà không tán thưởng, ngợi ca. Chẳng ai có thể nhìn cảnh sông nước mùa xuân hùng vĩ mà lại đứng yên như không. Trên nền bức tranh ấy hiện lên “từng giọt long lanh rơi” . Tác giả sử dụng hình ảnh giọt long lanh như cách nâng niu và trân trọng. Những gì long lanh thường sẽ rất nhanh biến mất. Bởi thế, mỗi người cần phải đưa tay hứng ngay. Giọt long lanh ở đây còn được hiểu là giọt sương sớm, giọt mùa xuân, giọt âm thanh.

Thông qua hành động này, chúng ta đã phần nào cảm nhận được mong muốn hòa mình cùng với mùa xuân đất trời của tác giả. Ông không chỉ yêu quê hương mà còn muốn trân giữ những gì đẹp nhất của mùa xuân. Đây chính là nền tảng để thể hiện sâu sắc hơn khao khát làm “mùa xuân nho nhỏ” trong mùa xuân lớn của đất nước. 

Tác giả luôn muốn nâng niu giọt mùa xuân
  • Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ đầu

Nghệ thuật miêu tả cảnh vật được diễn tả vô cùng độc đáo mang đến sự chân thật cho người đọc. Đi kèm với đó là những hình ảnh quen thuộc, màu sắc đằm thắm tạo nên sự nên thơ đầy ấn tượng. 

Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện khả năng sử dụng từ ngữ gợi tả độc đáo. Kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác mang lại đặc trưng riêng. Khi đọc đoạn thơ, bạn sẽ cảm nhận được hành động, cảm xúc thật như chính mình đang ở trong bức tranh ấy. Thêm vào đó là giọng thơ đầy sâu lắng mang đến cảm giác bình yên. 

Lời kết 

Qua việc phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ, chúng ta sẽ được dịp hiểu rõ hơn về phong cách thơ ca của Thanh Hải. Đặc biệt, mọi người còn được dịp chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên bình dị, mộc mạc. Và cuối cùng đó là tình yêu quê hương và cả ước nguyện muốn cống hiến cho mùa xuân của đất trời. 

Để đọc được những bài phân tích hay khác về nền văn học. Đừng quên bấm theo dõi, chia sẻ những bài hay tại Phantich.com.vn mỗi ngày cả nhà nhé! Chúng tôi luôn có những bài phân tích hay, sáng tạo về đa dạng các chủ đề khác nhau cho bạn đọc tham khảo khi cần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *