Nội dung phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về hơi thở, sự chuyển biến của đất trời và phong cách thơ cả của Hữu Thỉnh.
Bạn đang đọc: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu của Hữu Thỉnh
Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp mang sắc thái riêng. Trong đó, mùa thu được xem là thời khắc tuyệt vời khiến lòng người rung động. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã lựa chọn đề tài này để đưa vào các tác giả. Đặc sắc nhất đó là bài Sang Thu của Hữu Thỉnh. Bài thơ thể hiện cảnh trời đất chuyển giao vô cùng đặc sắc. Cùng với đó là tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả. Phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu để cảm nhận được vẻ đẹp của mùa Thu và tình cảm được gửi gắm.
Điểm qua vài nét về tác giả và bài thơ Sang Thu
Hữu Thỉnh tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh vào năm 1942. Ông là người con của vùng đất Vĩnh Phúc. Sau khi nhập ngũ, ông trở thành cán bộ văn hóa và bắt đầu sáng tác thơ. Ông có rất nhiều tác phẩm nhưng trong đó nổi bật nhất là Sang Thu.
Bài thơ này được sáng tác vào cuối năm 1977. Nội dung của bài thơ đã thể hiện rõ rệt thời khắc chuyển giao sang mùa thu vô cùng đẹp đẽ. Đi kèm với đó là cảm nhận của con người giữa thời khắc giao mùa tuyệt vời.
Khổ đầu bài thơ:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Bài mẫu phân tích
Bài thơ thể hiện thời khắc sang thu vô cùng tinh tế. Đây là thời điểm giao mùa của đất trời theo quy luật tự nhiên. Đứng trước thời khắc ấy, lòng người cũng xốn xang và ngổn ngang nhiều cảm xúc.
- Mùa Thu thiên nhiên được cảm nhận qua những gì vô hình
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Mở đầu bài thơ, tác giả đã thành công miêu tả mùa thu của đất trời. Bỗng nhận ra hương ổi chính là câu thơ đầu tiên gợi lên sự chuyển giao mùa thu. Từ “bỗng” thể hiện sự bất ngờ đi kèm với cảm xúc hào hứng, mong đợi. Tác giả lựa chọn từ này ở đầu câu để diễn tả cảm xúc giật mình gây sự chú ý. Đi kèm với đó là hương ổi thơm lừng vô cùng mộc mạc. Nhờ mùi hương này mà giác quan của con người đã được đánh thức. Mùa thơm của ổi còn là đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Phả vào trong gió se là câu thơ cho chúng ta thấy được mùi thơm ấy nồng nàn đến nhường nào. Ổi phải rất chín mới có thể lan tỏa mùi thơm khắp không gian. Hương thơm ấy nhẹ nhàng hòa cùng với gió heo may mang lại cảm giác tê tê. Lòng người lúc nãy cùng cảm giác lâng lâng đến khó tả.
Sương chùng chình qua ngõ
Hình ảnh sương sớm được nhắc đến ở câu thơ tiếp theo như báo hiệu thời khắc của ngày mới. Những hạt sương “chùng chình” như muốn rơi chậm lại. Thủ pháp nhân hóa hình ảnh đã giúp tác giả thể hiện thành công mong muốn níu giữ mãi thời khắc đẹp này. Sương chẳng muốn tan mà chỉ muốn qua ngõ và hòa với thiên nhiên xung quanh.
- Cảnh sang thu được diễn tả qua cảm nhận của nhà thơ
Không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, khổ đầu bài còn là cảm nhận của con người khi mùa thu bắt đầu. Hình ảnh sương sớm, hương ổi như dấu hiệu cho thấy mùa thu đang dần đến. Lúc này, con người dường như khá háo hức và mong chờ.
Thế nhưng, khi đọc kỹ các từ ngữ mà tác giả sử dụng, chúng ta có thể thấy rằng dường như nhân vật trữ tình đang rất ngỡ ngàng.
Hình như thu đã về
Đây là câu thơ cuối diễn tả tâm trạng cùng cảm nhận của nhà thơ. “Bỗng”, “hình như”,… những từ ngữ này được sử dụng tinh tế tạo nên cảm giác băn khoăn. Liệu có phải mùa thu đã về hay chưa? Thông qua đó, bài thơ đã thể hiện rõ cảm nhận của tác giả cùng với mong muốn lưu giữ mãi khoảnh khắc đẹp đẽ này. Đứng trước những gì tươi đẹp nhất, có lẽ lòng người đã thực sự rung động. Tất cả cảm xúc bấy giờ chính là lòng yêu quê hương tha thiết, luôn muốn hướng đến những gì gần gũi và thân quen.
- Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong khổ thơ đầu của bài Sang Thu
Thông qua phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu, chúng ta có thể thấy được thủ pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả. Bằng khả năng quan sát tinh tế, ông đã thành công thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi vui, ấn tượng nhưng vô cùng thân quen. Chỉ có những con người thật sự tinh tế mới nhận ra hương ổi và hạt sương đọng trên cây.
Chưa dừng lại ở đó, Hữu Thỉnh còn dùng ngòi bút miêu tả vô cùng chân thực để thể hiện nét vẽ gợi tả cảnh vật. Chỉ với vài dòng thơ đầu nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cảm nhận được cảnh vật xung quanh. Thêm vào đó, tác giả còn dùng cả thủ pháp nhân hóa cho hình ảnh giọt sương. Nhờ thủ pháp này mà các hình ảnh trong bài thơ trở nên sinh động hơn.
Lời kết
Những thông tin phân tích khổ thơ đầu bài Sang Thu đã phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn về phong cách thơ của Hữu Thỉnh. Đặc biệt, nhờ những vần thơ gần gũi ấy mà chúng ta còn cảm nhận được thời khắc rung động lòng người khi mùa thu bắt đầu. Đặc biệt, lòng yêu quê hương và trân trọng cái đẹp của tác giả cũng được gửi gắm và lồng ghép vào trong lời thơ.