Phân tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích để thấy được nỗi lòng của nàng về tình yêu, gia đình và chính thân phận mình, cũng như bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ chốn lầu xanh.
Bạn đang đọc: Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích – Một trích đoạn trong Truyện Kiểu hay nhất
Truyện Kiều kể về thân phận của nhân vật Thúy Kiều, tài sắc vẹn toàn. Nàng là một cô gái xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Tuy nhiên, sống dưới chế độ phong kiến, số phận nàng lại cực kỳ éo le. Gia đình gặp biến cố, Kiều bị lừa bán vào lầu xanh. Cùng phân tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích để thấy được chuỗi ngày tăm tối, đau đớn, xót của của nhân vật.
Phân tích chi tiết Kiều Ở Lầu Ngưng Bích
Đoạn trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích được trích ra từ Truyện Kiều, của tác giả Nguyễn Du. Khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều mất hết niềm tin vào cuộc sống, có ý định tự vẫn. Hay tin, Tú Bà sợ trắng tay, đành giỗ ngọt nàng, rằng sẽ kiếm phu quân tốt để gả. Nhưng thực chất, Kiều bị giam lỏng không thể đi ra ngoài hay di chuyển. Tác phẩm Kiều Ở Lầu Ngưng Bích kể về nỗi cô đơn, đau đớn của cuộc đời, số phận đen tối của nàng. Ở khổ câu thơ đầu là khung cảnh, thiên nhiên đẹp đẽ chốn lầu Ngưng Bích:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
…
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”
Phân tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích để thấy bức tranh thiên nhiên đẹp và tâm trạng Kiều. Lầu Ngưng Bích hiện tại là nhà của của Kiều, nàng bị giam lỏng, cũng chôn vùi thanh xuân nàng. Nguyễn Du dùng từ “khóa xuân” nghe sao mà xót xa cho thân phận nàng Kiều. Nàng cô đơn một cõi không người thân, chẳng ai tâm sự, chia sẻ, Kiều cô đơn vô cùng. Kiều chỉ biết bầu bạn với thiên nhiên, kể cả đám mây, ánh trăng. Khung cảnh xung quanh nàng bao la, làm Kiều thêm trống trải, lẻ loi. Tác giả sử dụng nghệ thuật từ đối lập, núi xa nhưng trăng thật gần.
Nàng bị nhốt, không một ai có thể đến gần, tách biệt hoàn toàn. Trước buổi chiều hoàng hôn xuống, lòng Kiều lại nhiều suy nghĩ hơn. Chuỗi ngày của Kiều hiện tại là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Không có lấy một động lực, ý nghĩa trong cuộc sống để nàng vươn lên. Mỗi ngày cứ “mây sớm đèn khuya” xoay chuyển. Cảnh vật vẫn giữ nguyên, riêng lòng người cứ càng quặn thắt hơn. Sau bao lâu xa cách, Kiều mộng mơ về tình yêu, nhớ nhung da giết.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Kiều yêu Kim Trọng, đã từng thề nguyện cùng nhau, hứa đến trọn đời. Thế nhưng, giờ đây mỗi người một nơi, số phận Kiều bây giờ thật bạc bẽo. Hiện tại, tình yêu của nàng chỉ còn là quá khứ, không thể quay lại được nữa. Nàng không thể nào tiếp tục yêu Kim Trọng, thực hiện lời thề. Thế nhưng, Kim Trọng vẫn một lòng chờ Kiều, chàng chưa biết rằng, bây giờ Kiều đã vào tận ngõ cụt. Mặc dù thương nhớ Kim Trọng, nhưng đã quá muộn, nàng càng thương cho số phận bạc bẽo của mình. Sau khi nhớ về tình yêu, Kiều lại thương xót đến cha mẹ ruột:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Chỉ khi Phân tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích chúng ta mới hiểu Kiều là người con có hiếu. Người đọc sẽ thắc mắc rằng, tại sao Kiều lại nhớ về người yêu trước, rồi mới đến cha mẹ. Vốn lý do nàng bị lừa bán vào lầu Ngưng Bích là vì để làm tròn đạo hiếu, từ bỏ tình yêu đời mình. Kim Trọng hiểu được quyết định của nàng, chàng là người chịu đau đớn nhất. Kiều biết mình có lỗi với Kim Trọng, nhưng nàng không thể nào nhắm mắt nhìn cha mình bị hại. Kiều chỉ biết tựa người vào cửa, sáng sớm cũng như chiều tối, và suy nghĩ về cuộc đời.
Kiều lo lắng, không biết bố mẹ già ở quê ai chăm sóc, họ đã già. Ở nhà, không biết ai “quạt lồng” cho bố mẹ hay chưa? Nàng là người con có hiếu, rất mực thương bố mẹ mình. Cuối cùng, Kiều thương xót cho chính bản thân, phận gái bạc mệnh biết làm sao. Nàng đẹp tới nỗi “hoa ghen thua thắm”, “liễu hờn kém xanh”, thế nhưng số phận nàng lại lắm trắc trở:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
…
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Nguyễn Du dùng điệp từ “buồn trông” để tả cảm giác của Thúy Kiều hiện tại. Nàng vừa buồn, vừa trông chờ vào một số phận tốt đẹp hơn với mình. Đó là hy vọng duy nhất của nàng bây giờ. Nỗi buồn của Kiều dâng trào từng thời điểm, dai dẳng hoài không dứt, tương tự như sóng vỗ vào bờ. Nàng nhìn thấy một cánh buồm phía xa, nàng không thể với tới. Thiên nhiên với mây và trời trong xanh, đẹp tựa như ngày xuân.
Chỉ duy nhất một bóng thuyền, tựa như Thúy Kiều đang cô đơn, giam cầm nơi đây. Tuy nhiên, 2 số phận khác nhau, sau 1 ngày lênh đênh trên biển, ngư dân được trở về cùng gia đình, còn Kiều thì không. Nhìn gần hơn, Kiều thấy “hoa trôi man mác” vô định mất phương hướng, giống hệt số phận Kiều.
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Hai câu thơ cuối là nỗi lòng, tâm trạng Kiều trước những làm sóng vỗ vào bờ. Sóng gợn càng mạnh là do gió, làm lòng Kiều cũng nôn nao, lo lắng. Nàng cũng tự hỏi mình, tiếp theo mình sẽ làm gì? Những câu thơ của Nguyễn Du về thiên nhiên thật đẹp đẽ, nhưng đượm buồn.
Kết bài
Phân tích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích để thấy bức tranh thiên nhiên nơi chốn đây. Bài thơ là tất cả lời độc thoại của Kiều, một số phận thật xót xa. Kiều là cô con gá i có hiếu với bố mẹ, sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình. Cho đến khi nàng bị ép vào tận lầu xanh, Kiều vẫn lo cho gia đình. Kiều là một cô gái vừa đẹp người, đẹp nết, tâm hồn lại trong sáng.