Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao để thấy một xã hội Nga thối nát cuối thế kỷ XIX và niềm cảm thương của tác giả đối với con người sống trong xã hội ấy.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao
Mở bài
Tác giả của tác phẩm “Người trong bao” là An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp. Sê-khốp sinh năm 1860 và mấ năm 1904. Ông được biết đến là người đại biểu cuối cùng của nền văn học Nga hiện thực Nga thế kỉ XIX. Đồng thời, An-ton Páp-lo-vích Sê-khốp còn là nhà cách tân thiên tài với hai thể loại là truyện ngắn và kịch nói.
Truyện ngắn “Người trong bao” được ông sáng tác vào năm 1989, thời gian An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp nằm dưỡng bệnh tại thành phố I-an-ta của bán đảo Crưm, biển Đen. Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao ta sẽ thấy, thông qua nhân vật Bê-li-cốp – hình tượng người trong bao, tác giả thể hiện cái nhìn phê phán sâu sắc đối với lối sống hèn nhác, ích kỉ, bảo thủ và bạc nhược của một thành phần tri thức ở nước Nga cuối thế kỉ XIX.
Thân bài
Luận điểm 1: Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp qua nghệ thuật kể chuyện
Có thể nói văn địa hạt văn chương luôn cứu rỗi tâm hồn con người. Cứu rỗi ở đây là khiến người ta rung động, khiến người ta yêu cái đẹp, vươn tới cái đẹp. Một tác phẩm có giá trị sẽ khiến người đọc nhớ mãi có khi là hình tượng nhân vật, có khi chỉ là một nút thắt nhỏ. Với tác phẩm “Người trong bao” của Sê-khốp, dù hàng mấy thế kỉ qua đi, hình tượng người trong bao Bê-li-cốp vẫn còn đọng lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, không chỉ ở nước Nga mà độc giả toàn thế giới. Điều này khẳng định hình tượng nhân vật này được tác giả xây dựng rất thành công.
Hình tượng người trong bao được tác giả thuật qua hai ngôi kể, ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Ngôi thứ ba hiện lên là hình tượng người kể chuyện hay tác giả. Ngôi thứ nhất là một nhân vật trong truyện ngắn – thầy giáo Bu-rơ-kin, đang kể với bác sĩ I-van I-va-nứt về thầy giáo Bê-li-cốp. Có thể nói, đây là một lựa chọn lồng truyện khéo léo. Bởi nó thể hiện được cả tính chủ quan theo cách kể ngôi thứ nhất và tính khách quan khi chuyện được kể ở ngôi thứ ba – tác giả kể với độc giả về câu chuyện thầy giáo Bu-rơ-kin kể với bác sĩ I-van I-va-nứt về thầy giáo Bê-li-cốp. Cũng chính cách lồng ngôi kể đã tạo được tính thuyết phục cho câu truyện ttrong lòng người đọc, bởi câu chuyện được nhìn nhận trên mọi khía cạnh, mọi vấn đề.
Sự lồng ghép ngôi kể tất yếu dẫn đến sự di chuyển điểm nhìn của người kể, từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất và người lại. Khi phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao, ta thấy qua cách kể này, nhân vật hiện chân thật, tự nhiên và được thể hiện ở nhiều góc độ. Đối với ngôi kể thứ nhất, nhân vật Bê-li-cốp hiện lên dưới góc nhìn của đồng nghiệp, hai người dạy cùng trường, ở phòng đối diện nhau trong cùng một căn hộ nên hiểu về nhau rất rõ. Điều này giúp người đọc yên tâm về những thông tin được kể cập. Còn ở góc độ người kể chuyện – ngôi thứ ba, tác giả đưa ra những nhìn nhận riêng của mình. Đến cuối truyện, sau khi Bê-li-cốp được chôn cất, người kể chuyện hợp nhất cách kể chuyện, điểm nhìn thể hiện ở ngôi thứ nhất số nhiều là “chúng tôi”. Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao ta thấy, lúc này hình tượng nhân vật được nhìn nhận dưới điểm nhìn của cả tập thể. Điều này không chỉ thể hiện sự khách quan mà còn cho thấy sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội của Bê-li-cốp – kiểu người sống trong bao. Đồng thời qua đó cho thấy, Bê-li-cốp dù đã chết, nhưng trong xã hội bấy giờ, kiểu người trong bao vẫn tồn tại.
Cùng với cách kể chuyện, giọng điệu cũng là một điểm nhấn của tác phẩm. Giọng điệu kể chuyện là giọng chậm rãi mang tính giễu cợt, châm biếm, mỉa mai nhưng u buồn. Hình tượng người trong bao Bê-li-cốp được xây dựng nhằm qua đó thể hiện thái độ phê phán của tác giả đối với một bộ tri thức Nga thời bấy giờ có lối sống ích kỷ, bảo thủ, bạc nhược. Qua đó, nhà văn Sê-khốp thức tỉnh người đọc thay đổi lối sống nếu muốn sống một cuộc đời ý nghĩa.
Để phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao cụ thể hơn, trước tiên cần hiểu về tính hiệu thẩm mỹ của nhân đề tác phẩm. Về nghĩa đan, bao là một đồ vật thường dùng để đựng đồ, giúp gói ghém, che đậy, bảo vệ thứ bên trong. Còn về nghĩa bóng, bao chỉ lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. Đó là lối sống luôn thu mình lại trong bao và bao còn ý chỉ xã hội cũ kĩ, thối nát bao bọc làm thay đổi bản chất con người. Như vậy ở đây xuất hiện một vấn đề, là Bê-li-cốp tự mình “chui” vào “bao” hay là bị “bỏ” vào “bao”, nghĩa là lối sống lập dị trong bao là do nhân vật tự tạo ra hay bị môi trường xã hội đẩy vào.
Trong tác phẩm, Bê-li-cốp được ngôn từ miêu tả phác họa một chân dung biếm họa. Vẻ bề ngoài khác thường với gương mặt nhỏ choắt như mặt chồn lại luôn nhợt nhạt; lúc nào cũng đi giày cao su, mặc áo bành tô, đội mũ, đeo kính râm, tay cầm dù, đến hai lỗ tai luôn nhét đầy bông.
Nhưng không chỉ ngoại hình mà mọi thứ liên quan đến anh ta đều ở trong bao. Anh ta dường như luôn cảm thấy lo sợ đề phòng, dẫn chứng là trong tác phẩm anh ta nhiều lần nói “Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì sao”. Khi nằm ngủ, anh ta luôn trùm chăn kín mít, thăm đồng nghiệp mà chỉ ngồi im. Anh ta chẳng bao giờ bày tỏ suy nghĩ, sợ đối mặt với hiện tại, luôn sống theo những thứ giáo điều, rập khuôn, luôn lấy quá khứ ra để mãn nguyện, tôn sùng. Trong tác phẩm, chi tiết cái bao được nhắc lại nhiều lần như sự nhấn mạnh chân dung nhân vật Bê-li-cốp, một người luôn cố thu mình vào cái bao dù đó là ngoại hình hay tính cách, lời nói hay suy nghĩ, hành động.
Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao ta có thể thấy, Bê-li-cốp một hình tượng điển hình. Và tính điển hình này khẳng định sự mới mẻ trong sáng tạo. Hình tượng Bê-li-cốp thực sự là một sáng tạo lớn của An-tôn Sê-khốp, nhân vật này hiện lên độc đáo, rõ nét và đặc biệt là rất riêng biệt, không chỉ là nhân vật đặc trưng, khái quát một kiểu người của xã hội cũ với lối sống trong bao; mà ta còn luôn thấy hiện lên một Bê-li-cốp rõ nét, bằng da, bằng thịt. Điều này có nghĩa, Bê-li-cốp dù là ngoại hình hay tính cách đều là sản phẩm của cả chính anh ta lẫn của xã hội Nga đương thời. Chính cái chuyên chế bảo thủ ở xã hội Nga vào cuối thế kỷ XIX đã nào nhặn ra những thứ người kỳ quái.
Luận điểm 2: Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao qua cái chết
Cuối cùng, Bê-li-cốp chết. Nguyên nhân trực tiếp của cái chết chính là những suy nghĩ kiểu “trong bao”. Cái chết của Bê-li-cốp là cái tất yếu của lối sống trong bao. Và cái quan tài chứa đựng thi thể của y là cái bao cuối cùng, kín đáo nhất dành cho y. Cái chết kết thúc một đời người, nhưng liệu có kết thúc cho tất cả kiểu người trong bao? Bởi dù khi còn sống, Bê-li-cốp khiến nhiều người sợ hãi, từ đồng nghiệp đến lãnh đạo ai cũng ghét bỏ và khi anh ta được chôn, mọi người ra về với cảm giác nhẹ lòng; nhưng kiểu sống của anh đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người xung quanh, dường như lối sống đó đã lan ra cả cộng đồng. Như nhân vật tôi trong tác phẩm nói “Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn cái thằng cha quanh năm đi giày cao su và mang ô ấy đã khống chế cả trường học chúng tôi suốt mười lăm năm trời. Mà đâu phải chỉ có trường học! Cả thành phố nữa ấy!”. Điều này cho thấy lối sống của Bê-li-cốp đã tác động tới cộng đồng. Nghĩa là lối sống trong bao đã tồn tại trong những con người ở thành phố ấy.
Bên cạnh những nghĩa đã nêu, hình ảnh cái bao còn như ẩn dụ về một kiếp người, một xã hội tăm tối, nặng nề, dường như không lối thoát. Đây quả thực là một ẩn dụ độc đáo, có thể phản ánh rõ nét một bộ phận tri thức ươn hèn trong xã hội Nga bấy giờ, qua đó đã kích chế độ Nga hoàng cuối thế kỷ XIX đã sản sinh ra tầng lớp tri thức bạc nhược này.
Cái chết của Bê-li-cốp tưởng như có thể làm đồng nghiệp, mọi người xung quanh anh ta cảm thấy nhẹ nhàng; nhưng rồi chưa đến một tuần sau, cuộc sống lại trở lại nặng nề, vô vị như cũ. Cái nếp sống không bị ràng buộc, cấm đoán bởi chỉ thị nào nhưng cũng chẳng tự do, tốt đẹp gì. Bởi Bê-li-cốp chỉ là một trong số rất rất nhiều người trong bao trong xã hội. Bản chất vấn đề lúc này, là phải làm thế nào và thay đổi điều gì? Và phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao, ta thấy rõ ràng rằng, thứ cần tiêu diệt, xóa bỏ không phải là những người trong bao mà là môi trường xã hội đã tạo ra người trong bao. Khi chế độ cũ thối nát, tàn bạo, ích kỷ, bất công ấy còn tồn tại thì người trong bao – những sản phẩm, nạn nhân của nó vẫn đầy rẫy. Trong nền văn học thế giới, ta cũng từng bắt gặp nhân vật sống rời bỏ thực tại, luôn căm ghét và từ chối thực tại trong sáng tác của Gunter Grass “Cái trống thiếc”. Và Bê-li-cốp điển hính với lối sống trong bao, dường như là một lựa chọn? Nhưng bởi vì là một lựa chọn, nên mỗi người đều có thể lựa chọn khác đi. Để không phải sống theo kiểu “trong bao”, con người trong xã hội cần phải đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ.
Kết luận
Phân tích nhân vật bê li cốp trong tác phẩm người trong bao có thể khẳng định rằng, “Người trong bao” là một tác phẩm đả kích tuyệt vời. Áng văn của Sê-khốp phản ánh lối sống lập dị, tiêu cực của Bê-li-cốp qua đó thể hiện niềm cảm thương cho những con người phải sống trong xã hội Nga đương thời ngột ngạt, thối nát. Đồng thời, cuốn sách của nhà văn cũng giúp người đọc ngẫm nghĩ và nhìn lại chính mình, để điều chỉnh bản thân, vươn tới cuộc sống lành mạnh, tích cực, ý nghĩa không chỉ với chính mình và với cả cộng đồng.
>> Xem thêm: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong bình ngô đại cáo