Phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở luận điểm đầy đủ, lý luận sắc bén

Hiện nay, trong các bài thi hay kiểm tra đều có dạng bài phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở. Để có thể phân tích chính xác và hay đề bài này các em học sinh cần phải đọc nhiều tài liều, hiểu đúng nội dung, từng luận điểm mới làm bài đạt điểm cao. Bài phân tích dưới đây đầy đủ luận điểm, phân tích sắc sảo sẽ giúp các em có thêm hiểu biết về đề bài này và phân tích hay hơn trong các bài thi tới.

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở luận điểm đầy đủ, lý luận sắc bén

Bài mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

Mở bài

Nam Cao là nhà văn của nhân dân, nhà văn hiện thực xuất sắc. Những tác phẩm văn chương của ông đều rất hiện thực nhưng mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ông rất cẩn trọng trong cách nhìn đời, cách viết, vì vậy những tác phẩm của ông đều được viết dưới con mình tình thường, sự cảm thông sâu sắc với các nhân vật. Chí Phèo là một trong những tác phẩm thành công của nam cao về hiện thực cuộc sống những năm 1945. Với cái nhìn đầy tình thương, Nam Cao đã cho sự lương thiện quay về một lần nữa sau khi Chí gặp thị Nở. Phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở –  cuộc gặp định mệnh để con người tìm lại linh hồn đã mất sau bao nhiêu biến cố cuộc đời. Cuộc gặp gỡ giàu tính nhân văn và đọng lại rất nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Thân bài

  • Khái quát về hoàn cảnh của Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

Phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở – Trước khi trở thành “con quỷ” làng Vũ Đại, Chí cũng từng là người lương thiện. Chàng trai 20 tuổi khỏe mạnh, rắn rỏi đã bị Bá kiến hãm hại và bị bắt vào tù. Đây chính là bị kịch của cuộc đời Chí, hay nói chính hơn là sự thối nát, mục rữa của xã hội phong kiến đã biến cuộc đời một con người bình thường trở thành bất bình thường. Một con người nhân tính trở thành bất nhân tính. Nó chính là kết quả của xã hội mục nát và khốn nạn, coi rẻ mạng người, coi rẻ nhân tính. Chí chính là nạn nhân của xã hội thối nát ấy. Nhà từ Thực Dân đã biến Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, khiến Chí bước vào đường cùng mà trên con đường tìm đến sự lương thiện không có lối thoát.

Sau khi ra tù, Chí làm tay sai cho Bá Kiến hay chính xác là làm tay sai cho bọn địa chủ phong kiến thực dân. Chúng không chỉ làm tha hóa con người mà còn biến con người thành công cụ để lợi dụng, đục khoét xã hội và đàn áp nhân dân. Hoàn cảnh của Chí đã tố cáo phần nào xã hội phong kiến thối nát bấy giờ.

  • Luận điểm 2: Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở

Trước khi gặp Thị Nở Chí thực sự là con quỷ là Vũ Đại lấy rượu làm bạn và lấy tiếng chửi để giải sầu. Cuộc đời là những gày dài triền miên trong rượu và trong tiếng chửi. Chí chửi cả làng, cả xã, chửi cả xã hội cả ông trời, nhưng không ai để ý đến Chí. Sự im lặng của xã hội là sự coi khinh và coi thường đáng sợ, đó là sự không công nhận một con người tồn tại. Cuộc đời Chí trượt dài trên những nỗi buồn, sự thất bại và sự không công nhận. Trong mắt những người Vũ Đại, Chí không phải là người và không có quyền được làm người. Thật đau đớn xót xa làm sao cho nhân vật của Nam Cao. Với cách miêu tả về cuộc đời Chí ông đã đẩy các tình huống lên mức kịch tính để người đọc quá xót thương, cảm thông cho cuộc đời Chí. Cuộc đời bị  hủy hoại bởi bàn tay nhơ nhuốc phong kiến thực dân.

Vậy là, Chí cứ chửi, chửi mãi không ai nghe Chí lại rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu. Khi đã uống hả hê Chí lảo đảo ra về. Hắn về gặp một người đàn bà nằm ngủ quên ở bờ sông gần nhà. Đó chính là Thị Nở. Và trong cơn say, hắn đã ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới ánh trăng. Một chi tiết nhỏ thôi mà đã khai thông cả một tâm hồn, mở ra một áng văn mới cho cuộc đời Chí.

Thị Nở, người đàn bà xấu nhất nàng, ma chê quỷ hơn, người đàn bà ế sưng ế xỉa vậy mà với Chí đó lại là người tuyệt vời, ấm áp nhất, người đã nâng đỡ tâm hồn khốn khổ của Chí, đã khiến Chí “tỉnh”. Cuộc gặp gỡ này đã đem đến những chuyển biến tâm lý rất rõ nét trong Chí Phèo.

  • Luận điểm 3: Chuyển biến tâm lý nhân vật Chí phèo sau khi gặp Thị Nở

Sau bao nhiêu năm đằng đẵng trong tăm tối, lần đầu tiên Chí chợt nhận ra mình ở trong một cái lều ẩm thấp: “Chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”. Thật đáng thương cho một con người, sống bao nhiêu năm trong đau khổ mà không hề nhận ra. Cái lều không phải là nhà, chỉ là nơi để Chí tìm về ngủ khi đã say mèm trong men rượu. Vậy mà giờ đây nó lại là nơi mà Chí bắt đầu nhen nhóm về hạnh phúc, về cuộc sống tương lai. Tâm hồn cằn cỗi, con quỷ làng Vũ Đại dần thức tỉnh. Trái tim Chí đang bừng tỉnh như cơn mưa rào tưới mát những mảnh đất khô cằn. Chí Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Chí cảm thấy miệng đắng và lòng mơ hồ buồn. Chí cảm thấy sợ rượu. Đây là một chi tiết vô cùng đắt giá. Một người nghiện rượu như Chí vậy mà chỉ sau một đêm sợ rượu. Đây không chỉ đơn thuần là nỗi sợ bên ngoài mà đây là nỗi sợ bên trong, dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất.

Lần đầu tiên, Chí mới cảm nhận được âm thanh của cuộc sống, những âm thanh quá đỗi quen thuộc hàng ngày mà giờ đây, chí mới thấy. Đó là âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười. Trời ơi, những lời văn Nam Cao viết dành cho Chí nó mới xúc động, mới chân thành làm sao. Những điều tưởng chừng như vẫn diễn ra hàng ngày ai cũng biết, vậy mà giờ Chí mới biết. Để rồi, khi đủ nhận ra hoàn cảnh của mình Chí sẽ càng tấy cô độc hơn. Nỗi cô đơn của một con người, sống giữa một xã hội  loài người nhưng lại không được công nhận là một con người.

Sau khi gặp Thị Nở Chí Phèo đã thức tỉnh tực sự. Và giờ đây, Chí bắt đầu có những hi vọng về cuộc sống gia đình, về tương lai, một gia đình nhỏ chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Chí muốn được sống như những người bình thường khác, cũng làm lụng vất vả nuôi con, cũng vui cười bình dị như biết bao gia đình. Đặc biệt, khi Chí ốm và được Thị nấu cho bát cháo hành. Chí ngạc nhiên và thất “ mắt mình như ươn ướt”. Một con người quá đỗi cô đơn, một con người bị cả xã hội hắt hủi bấy lâu nay vậy mà vẫn nhận được tình thương, hơi ấm từ một con người, thì đây là nỗi niềm hạnh phúc, xúc động khôn tả. Trái tim lương thiện của Chí đã được đánh thức. Chí khao khát muốn được sống như một con người bình thường hơn nữa.

Với xã hội, Thị Nở xấu, ma chê quỷ hờn thì với Chí đó là một người cũng có duyên, hắn cũng muốn làm nũng với Thị và thấy lòng mình trẻ con hơn. Chính tình yêu của Chí dành cho Thị đã khiến hắn hạnh phúc, có nhu cầu sống, nhu cầu được hạnh phúc và muốn làm người lương thiện. “ Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui” – Câu nói giản dị mà chân thành của Chí, là lúc Chí tỉnh nhất, là lúc Chí muốn được sống như một con người nhất. Thị chính là cầu nối để Chí trở về. Thị chính là hi vọng để cứu vớt con người. Chỉ cần một cánh tay đưa ra, chỉ cần một trái tim ấm áp cũng sẽ cứu vớt được một trái tim lạnh giá, cô độc giữa cuộc đời. Nam Cao đã giúp Chí tìm được điểm tựa của mình. Nhưng đắng cay thay, sự hà khắc của xã hội phong kiến, những hủ tục, sự mục rũa đã khiến cho một con người muốn sống như một con người không hề dễ.

Đó là khi bà cô Thị cấm Thị với Chí thì đây chính là bi kịch của cuộc đời Chí. Khi sợi dây liên kết cuối cùng bị cắt đứt cũng là lúc con người ta không còn đường sống, bế tắc và bất lực. Chí đang từ trên thiên đường thì bị rơi xuống vực sâu. Vực sâu này còn sâu và đau hơn trăm ngàn lần so với những lần trước. Nếu cuộc đời trước khi gặp Thị là cuộc đời tăm tối cô đơn kéo dài mãi mãi và không lối thoát, sống hờ hững vô tâm như một con quỷ, mặc đời trượt dài trong rượu. Thì sau khi gặp Thị, Cuộc đời đã tìm được lối thoát, đã tỉnh, đã muốn sống tử tế, làm người lương thiện, vậy nên khi không đạt được nguyện vọng, trái tim sẽ đau gấp trăm ngàn lần. Lúc này, Chí mới bừng tỉnh, mới biết cả xã hội quay lưng với mình, mới biết quyền làm người quan trọng làm sao, mới biết sông để làm một con người lương thiện khó làm sao, và Chí mới hiểu, sống không thể như một con người thì sống để làm gì!? Và ai chính là gốc rễ khiến cuộc đời Chí dẫn đến bi kịch này!?

Phân tích nhân vật chí phèo sau khi gặp thị nở – Tình yêu bị ngăn cấm, Chí “ngẩn người”, “ ngẩng mặt”, đây là những biểu hiện của sự nhận thức, hiểu ra tình cảnh đáng thương của mình. Chí bỗng thấy thoáng hương cháo hành như mong muốn níu kéo hạnh phúc. Đặc biệt hành động nắm lấy tay thị. Đây là hạnh động cố gắng níu kéo hạnh phúc nhưng sự níu kéo của Chí không thể chống lại cả xã hội phong kiến. Để rồi, Chí lại tìm đến rượu và “ôm mặt khóc rưng rức”. Nhưng ngay trong lúc này đây, Chí càng uống càng tỉnh, càng xót xa cho thân phận hoàn cảnh của mình. Chí muốn trở thành người lương thiện nhưng không thể nữa rồi. Lương Thiện và độc ác vốn là sự lựa chọn của lương tâm mỗi con người, vậy mà với Chí để làm lương thiện lại phải chờ sự công nhận của xã hội, chí không có quyền lựa chọn.

Đây là tình huống mang đến kịch tính cho truyện và được đảy lên cao. Sự phẫn uất, đau đớn diễn ra sau khi Chí không được ở bên Thị hay chính xác hơn không được xã hội công nhận là con người. Hắn quyết định tìm đến nhà ngăn cản tình yêu của hắn là nhà Thị Nở. Nhưng không, Chí lại đến nhà Bá Kiến đây mới là gốc rễ vấn đề, là phần gốc cần giải quyết triệt để. Nam cao đã nhìn ra vấn đề này, đã cố gắng tìm cách giải quyêt vấn đề tốt nhất. Khi chúng ta chỉ thấy phần ngọn là sự ngăn cấm tình yêu của bà cô, nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh, đủ yêu thương các nhân vật mà nhìn ra phần gốc, đó là sự thối nát của xã hội phong kiến, bọn địa chủ tay sai thực dân mới là phần gốc gây nên tình trạng tha hóa của thanh niên thời bấy giờ.

Cuối cùng, Chí phèo giết bá kiến và tự kết liễu đời mình. Đây là hành động thể hiện sự phẫn uất đến tuyệt vọng và tột cùng. Một số ý kiến trái chiều cho rằng, đây là cái kết quá bi kịch cho một cuộc đời. Nhưng nó là cái kết hợp lý cho xã hội bấy giờ. Chí phèo là đại diện cho tầng lớp thanh niên bị tha hóa, Bá kiến đại diện cho tầng lớp thống trị và bà cô đại diện cho tầng lớp nhân dân. Bi kịch cuộc đời là sự không chế và đàn áp của các tầng lớp. Nếu Chí không tự mình đấu tranh thì không thể tìm cho mình được quyền sông và thừa nhận. Và đấu tranh thì phải có đổ máu. Có lẽ nếu ở thời điểm khác, Nam Cao sẽ tìm ra được một cách giải quyết hay hơn. Nhưng trong thời điểm này, thì đây chính là cách giải quyết vấn đề hay nhất, phù hợp nhất. Đó là sự tuyệt vọng, bế tắc , đường cùng, sự tỉnh ngộ của con người trong xã hội cũ.

Kết bài

Khép lại trang sách, độc giả vẫn cảm thấy nhói ở trong tim, vẫn cảm thấy quá thương cho cuộc đời Chí. Có lẽ ở một hoàn cảnh khác, Chí sẽ xứng đáng có một cuộc sống như hắn mong ước và sẽ được làm người lương thiện như hắn muốn. Nhưng có lẽ, trong hoàn cảnh này, kết thúc cuộc đời lại chính là sự thức tỉnh của một xã hội, cần lắm sự hi sinh dũng cảm đấu tranh như thế. Những lời văn giàu hình ảnh, mộc mạc, chân thật, hiện thực, thông qua tình huống gặp gỡ của Chí với Thị, Nam Cao đã tái hiện lên bức tranh hiện thực tàn khốc về định kiến xã hội, về khát vọng sống và lương tri của con người, về tình yêu và sự hà khắc của xã hội phong kiến. Diễn biến của Chí chính là diễn biến của sự phát triển xã hội. Thông qua đây cũng thấy được tấm lòng của Nam Cao dành cho nhân vật của mình , nói rộng hơn là dàn cho nhân dân của mình. Ông đã viết lên một tác phẩm bằng cả tâm gan, tình yêu với nó. Một tác phẩm để đời giúp cho thế hệ sau hiểu được rằng, đã có một thời đất nước ta như thế, hãy sống thật tốt để không phụ những tấm lòng trong quá khứ đã chiến đấu, hi sinh vì một thế hệ tốt hơn.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện Chí Phèo của Nam Cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *