Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người từ tù chi tiết

Để hiểu sâu hơn tác phẩm Chữ người tử tù trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn học sinh hãy tham khảo bài phân tích nhân vật Huấn Cao chi tiết dưới dây. Với hệ thống luận điểm chặt chẽ, bài viết sẽ giúp các bạn hoàn thiện tác phẩm của mình một cách xuất sắc.

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người từ tù chi tiết

Dân gian có câu “nét chữ nết người”. Chữ viết phần nào thể hiện được tính cách nhân phẩm một con người. Với việc phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm nổi tiếng Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, các bạn sẽ hiểu rõ hơn ngụ ý của câu ca kia.

Mở Bài

Nguyễn Tuân được biết đến là một trong những nhà văn “ngông” nhất trong cá nhà văn Việt Nam. Sau Cách mạng tháng tám, ông nổi tiếng với những tác phẩm mang chủ nghĩa “xê dịch” thể hiện tình yêu đất nước như Người lái đò sông Đà. Nhưng trước đó, văn ông lại mang hơi hướng hoài niệm về những vẻ đẹp truyền thống xa xưa. Nguyễn Tuân chủ yếu thể hiện những suy tư của mình về những con người tài danh trong quá khứ. Trong chế độ cũ, những con người ấy nổi bật lên với sự ngông nghênh, xem rẻ sự đời. Huân Cao trong Chữ người tử tù là một minh chứng điển hình. Tác phẩm được ra đời trong bối cảnh lịch sử phong kiến đã lùi vào dĩ vãng. Và nhân vật Huấn Cao được ông xây dựng từ hình tượng nguyên mẫu Cao Bá Quát. Một nhân vật lịch sử có thật thời bấy giờ. Bá Quát đã bị triều Nguyễn kết án vì tội mưu phản.

Phân tích nhân vật Huấn Cao chi tiết, độc giả sẽ nhận thấy một tâm hồn tài hoa, thanh cao nhưng không kém phần ngạo ngễ, bất cần đời.

Chi tiết thân bài phân tích nhân vật Huấn Cao

  • Luận điểm 1: nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao

Khi phân tích nhân vật Huấn Cao, trước hết các bạn cần phân tích vẻ đẹp tài hoa của ông. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã cho độc giả biết tài viết chữ đẹp của Huấn Cao như thế nào. Cái tài ấy lừng danh thiên hạ, nổi tiếng khắp cả vùng Sơn Hưng Tuyên. Đến viên quản ngục, người suốt ngày làm việc trong ngục lao cũng biết rằng chữ Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”. Và xin được chữ Huấn Cao về treo trong nhà mà mơ ước cả đời của viên quản ngục. Hiện giờ, ông Huấn Cao đang ở trong tay mình mà không xin được chữ ông thì viên quản ngục sẽ ân hận cả đời.

Cái tài hoa của Huấn Cao thể hiện rõ nét trong quan điểm về chữ nghĩa của ông. Đó là “Chữ nét vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán dạng thư pháp. Mỗi chữ không chỉ mang nghĩa thông thường mà người thời xưa còn quan niệm nó như một bức tranh nghệ thuật. Trogn chữ ấy bộc lộ tâm tư, tình cảm của người viết. Chữ mềm mại hay cứng cỏi, chữ trong sáng lương thiện hay độc ác tàn bạo… đều được thể hiện qua từng đường nét. Do đó, người đời khen chữ Huấn Cao đẹp mà lại viết nhanh. Có thể khẳng định, qua vẻ đẹp tài hoa của nhân vật Huấn Cao, nhà văn muốn khắc họa những nhân vật tài năng nhưng bị xã hội chà đạp lúc bấy giờ.

  • Luận điểm 2: anh hùng khí phách hiên ngang

Đọc cả tác phẩm và khi phân tích nhân vật Huấn Cao, độc giả đã biết được rằng, người tử tù là một anh hùng dám hy sinh vì chính nghĩa. Ông không sống vì tài hoa vốn có mà luôn đứng về người nghèo khổ, chống lại sự mục nát, bất công của triều đình. Không chỉ có tâm hồn tài hoa, nghệ sĩ, Huấn Cao còn là người có khí phách hiên ngang. Khi bị khép vào tội tử hình, Huấn Cao không hề tỏ ra run sợ. Ông bình tĩnh đón nhận, xem cái chết tựa nhẹ lông hồng. Không những thế, ông còn ngôn nghênh, xem thường bọn quan lại. Điều đó được thể hiện qua những câu miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân như “Huấn Cao lãnh đạm, không thèm chấp chỉ trút mũi gông nặng xuống thềm đá tảng, khom mình thúc mạnh đầu thành gông xuống đất đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau làm hộ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”. Trước sự hăm dọa, thị uy của lính canh, Huân Cao vẫn hiên ngang rũ rệp như rũ sự gian ác của bọn quan lại khỏi người. Ông coi khinh sự nguy hiểm trong chốn lao tù, coi khinh hết thảy lũ cai ngục. Khí phách của ông còn thể hiện ở cảnh viên quản ngục đến hỏi thăm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả: “Khi nói câu mà ông cố ý làm ra khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quan ngục bị sỉ nhục. Nhưng đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”.

  • Luận điểm 3: người tử tù có tâm hồn cao thượng, đẹp đẽ

Phân tích nhân vật Huấn Cao, độc giả cũng vừa nhận ra sự tôn sùng cái đẹp của nhà văn Nguyễn Tuân. Với ông, dường như cái đẹp có thể thắp sáng lên mọi sự đen tối. Nó có thể trở thành ngọn đuốc, đưa đường dẫn lối cho những con người lầm lỡ trở về với sự thiện lương. Tâm hồn cao thượng yêu cai đẹp của nhân vật Huấn Cao đầu tiên thể hiện ở việc làm chính nghĩa của ông. Dù tài hoa nổi tiếng là thế nhưng ông không màng công danh, tư lợi mà hy sinh tất cả vì sự ấm no của dân đen. Huấn Cao biết sống vì mọi người chứ không chỉ cho riêng mình. Chính vì thế, ông mới bị rơi vào chốn lao tù.

Tâm hồn thánh thiện, không màng vụ lợi của Huấn Cao còn thể hiện ở việc cho chữ. Ông quan niệm: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Huấn Cao tự biết chữ của mình quý nên ông không cho chữ vì tiền bạc mà vì tình nghĩa. Ông đánh giá con người qua cách đối nhân xử thế của họ chứ không phải qua danh tiếng, tiền tài của họ. Cũng chính vì thế nên khi viên cai ngục thực lòng muốn xin chữ, ông đã thốt lên: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao không phải là không biết nhìn người. Ông càng không phải là kẻ cố chấp. Huấn Cao biết trọng nghĩa khinh tài, luôn trân quý những tấm lòng trương nghĩa và yêu cái đẹp. Ông luôn cho rằng, những người biết trân trọng nâng niu cái đẹp thì tâm hồn, trái tim cũng không hoàn toàn dơ bẩn mà có lẽ do hoàn cảnh đưa đẩy. Bởi thế, ông cao thượng mà tha thứ cho cái nghề của viên quản ngục để mở lòng, để sẵn sàng cho chữ ngay giữa ngục tù, nơi tăm tối với sàn nhà ẩm ướt, đầy phân gián, chuột.

Khi phân tích nhân vật Huấn Cao, không thể không nhắc tới cảnh cho chữ. Đây được xem là cảnh tượng xưa nay hiếm. Bởi viết thư pháp, thường người ta ngồi viết nơi thư phòng, với ánh đèn sáng tỏ, với không gian trang trọng. Chứ chưa bao giờ, độc giả lại chứng kiến một cảnh tượng cho chữ trong lao tù. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp của Huấn Cao như càng thể hiện rõ nét hơn trong cảnh cho chữ ấy.  Nhân vật Huấn Cao lúc này không còn là người tử tù nữa mà trở thành một nghệ sĩ đang tự do tung hoành thể hiện tài hoa viết chữ. Không những thế, cho chữ xong, nhân vật Huấn Cao còn chân thành khuyên viên quản ngục hãy bỏ nghề và tìm nghề lương thiện hơn. Qua đây, tác giả như càng lột tả hơn vẻ đẹp tài, tâm dung của nhân vật Huấn Cao. Đúng là chỉ có kẻ trượng phu với cư xử toàn vẹn như thế.

Kết bài

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm kinh điển Chữ người tử tù, độc giả càng thấu hiểu hơn thông điệp đẹp đẽ mà nhà văn Nguyễn Tuân muốn gửi gắm. Đó chính là tư tưởng: “Cái đẹp nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó nằm ngoài cái chết”. Cái đẹp có thể khiến tâm hồn con người ta trở nên thật cao quý.

Qua đây, người đọc có thể khẳng định, nhân vật Huấn Cao là nhân vật được nhà văn lý tưởng hóa với đầy đủ những phẩm chất như tài- tâm – dũng. Và nhân vật Huấn Cao cũng chính là hiện thân của những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *