Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Dưới đây là tài liệu mẫu chi tiết phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù trong chương trình Ngữ văn 11. Các bạn học sinh có thể tham khảo để vận dụng vào bài viết của mình đạt hiệu quả và sáng tạo nhất nhé!

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

Ngoài cốt truyện đặc sắc thì hệ thống nhân vật độc đáo cũng chính là điểm nhất làm nên sự thành công của một tác phẩm văn học. Phân tich nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù, các bạn sẽ thấu hiểu hơn điều đó.

Chi tiết phần mở bài

Để phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù rõ ràng và sâu sắc nhất, trước hết chúng ta cần giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân. Bởi chính ông là cha đẻ của tác phẩm đặc sắc này.

Nguyễn Tuân là người gốc Hà Nội. Tuổi thơ ông sống lưu lạc ở nhiều tỉnh thành khác nhau cùng gia đình. Sinh ra trong thời loạn lạc, nước mất nhà tan nên ông sớm ý thức được tinh thân yêu nước và bảo vệ Tổ quốc. Chính tuổi thơ cơ cực cùng những loạn thế thời cuộc đã ảnh hưởng lớn tới phong cách sách tác của tác giả.

Ông vừa là một chiến sĩ Cách mạng hoạt động tích cực, vừa là một nghệ sĩ tài hoa dành cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp.

Trước Cách mạng tháng 8, những sáng tác của ông được độc giả gói gọn trong chữ “ngông” với 3 chủ đề chủ yếu đó là “Chủ nghĩa xê dịch”, “vang bóng một thời” và “đời sống trụy lạc”. Nhưng sau khi Cách mạng thành công, những tác phẩm của ông đã thay đổi hoàn toàn. Lúc này, ông đã sử dụng tài năng viết lách của mình để phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc. Tác phẩm của ông xoay quanh các chủ đề về quê hương đất nước và nhân dân lao động, mang màu sắc tươi vui hơn. Dù là trước hay sau Cách mạng, thì những tác phẩm của ông đều có những giá trị nghệ thuật đặc sắc, giúp người đọc cảm nhận được những vẻ đẹp tinh tế của văn hóa đất nước và con người Việt Nam.

Tác phẩm Chữ người tử tù nằm trong tập truyện “Vang bóng một thời”. Đây là tập truyện nói về những vẻ đẹp truyền thống đã mai một. Nhân vật chính trong truyện là những nho sĩ tài hoa, nhưng không được trọng dụng.  Huấn Cao là nhân vật chính điển hình cho vẻ đẹp truyền thống xưa. Theo dõi bài phân tích các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật độc đáo này.

Chi tiết thân bài

Luận điểm 1: nhân vật Huấn Cao hiện ra là một người nghệ sĩ tài ba

Để người đọc cảm nhận được sự có thật của nhân vật Huấn Cao, tác giả Nguyễn Tuân đã mượn lời của các nhân vật khác để miêu tả về tài hoa trong nghệ thuật thư pháp của nhân vật này.

Khi ông được giải vào đại lao, thầy thơ lại cùng viên quản ngục đã nói về tài năng của ông với một thái độ vô cùng kính trọng và nể phục. Họ kháo nhau rằng, danh tiếng của ông lan rộng khắp vùng tình Sơn Đông, ai ai cũng biết, ai cũng ngợi khen Huấn Cao là một người rất có tài trong việc viết chữ. Ông viết “rất nhanh và rất đẹp”; Chính vì thế mà ai ai cũng mong có được chữ của ông để treo trong nhà. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”. Tài hoa của tử tù Huấn Cao còn thể hiện trong cảnh ông cho chữ viên quản ngục ngay giữ ngục tù tối tăm. Đó là một cảnh tượng xưa nay hiếm bởi “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”. Qua những điều này, tác giả Nguyễn Tuân đã cho thấy nhân vật Huấn Cao thực sự là một nghệ sĩ thực thụ trong nghệ thuật viết chữ thư pháp. Ông nổi tiếng và khéo léo đến nỗi, dù trong hoàn cảnh vẫn được người ta kính trọng và vẫn viết được những nét chữ có 1-0-2.

Luận điểm 2: nhân vật Huấn Cao – con người của khí phách bất khuất, hiên ngang

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù, độc giả có thể thấy, ông là thủ lĩnh tiên phong trong phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình. Tuyu nhiên, chí lớn không thành, ông bị bắt giam vào ngục tối và chờ ngày xử tử. Đứng trước án chết, nhưng khí phách của ông không hề nao núng. Ông xem tù giam như chốn không người, chẳng tỏ ra sợ hãi mà lại còn rất hiên ngang, và ngông cuồng. Qua lời nói của tên lính lệ, người đọc càng thấy rõ khí chất ngời ngời của Huấn Cao. Lính lệ lo sợ vì Huấn Cao có tài bẻ khóa vượt ngục, nếu Huấn Cao muốn thì có thể  “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, đã thế lại còn “văn võ kiêm toàn”; “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”. Ngay lúc đặt chân đến cửa nhà giam, Huấn Cao đã làm một hành động mà không tên tù nào dám làm đó là “Thản nhiên rũ rệp trên thang gông”; “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”… Tất cả những điều này thể hiện Huấn Cao là một nhân vật có lý tưởng sống cao đẹp, là một anh hùng dám hy sinh vì chính nghĩa. Vì căm ghét và khinh bỉ chế độ thực dân, và mong muốn giúp nhân dân thoát khỏi ách nô lệ mà Huấn Cao dám đứng lên chống lại triều đình và xem sự gian nguy.

Khíc phách hiên ngang, bất khuất của Huấn Cao còn thể hiện ở những cuộc trò chuyện với viên quan ngục. Khi được viên quản ngục biệt đãi trong nhà lao, Huấn Cao không hề ngần ngại mà vẫn “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”. Với phong thái ung dung tự tại, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, Huấn Cao đã khinh miệt trước thái độ khúm núm của viên quản ngục: “Ngươi hỏi ta muốn gì… vào đây”. Qua đó có thể thấy, ông cũng chẳng sợ và không bao giờ đầu hàng khuất phục trước cường quyền ác bá. Đúng chuẩn khí phách của một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất.

Luận điểm 3: nhân vật Huấn Cao, một con người có nhân cách cao đẹp và có tâm hồn thiện lương trong sáng.  

Huấn Cao không chỉ là một nghệ sĩ tài hoa, có khí phách hiên ngang của một anh hùng mà ôn còn có nhân phẩm cao đẹp và tâm hồn lương thiện, trong sáng. Chữ của ông không mua không bán, ông cho chữ vì trọng nghĩa, trọng tình, chỉ tặng chữ cho những người tri âm tri kỷ chứ “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Lúc vào nhà lao, khi chưa biết tấm lòng cao cả yêu cái đẹp của viên quản ngục, Huấn Cao vẫn chỉ xem y là kẻ tiểu nhân, đáng phải khinh miệt. Nhưng sau khi đã biết tấm chân tình “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục, ông đã hối hận và sẵn sàng nhận lời cho chữ. “Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm ông biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ””

Qua câu nói “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. của nhân vật Huấn Cao cho thấy ông là một người lương thiện, rất cảm động trước những con người có sở thích thanh cao và nhân phẩm cao đẹp. Tác giả Nguyễn Tuân đã thống nhất khí phách hiên ngang, cùng sự tài hoa và nhân phẩm thiện lương qua cảnh tượng cho chữ  “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực”

Cảnh tượng xưa nay hiếm này không chỉ làm rõ khí phách hiên ngang, nhân phẩm cao đẹp của nhân vật Huấn Cao mà còn trở thành biểu tượng về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của ánh sáng với bóng tối, giữa cái đẹp với cái phàm tục, bẩn thỉu.

Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù không thể không nói tới tài năng sử dụng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Tuân. Ông đã đưa nhân vật xuất hiện trong một tình huống truyện vô cùng đặc sắc. Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với thầy thơ lại và viên quản ngục. Đó là cuộc gặp gỡ khác lạ ở một nơi không ngờ tới là nhà lao, giữa những con người ở những hoàn cảnh và gia cấp khác biệt. Một bên là tử tù và một bên là quản tù. Nhưng đó cũng là cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài

Để làm nổi bật nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã sử dụng nghệ thuật đối lập tương phản như ánh sáng và bóng tối, qua cái đẹp chữ nghĩa với cái phàm tục, dơ bẩn ở chốn tù lao. Đặc biệt, nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng những ngôn từ miêu tả giàu chất tạo hình, với nhiều từ Hán Việt và những lời nói mang khẩu khí của người xưa. Chính nhờ đó mà giúp độc giả cảm nhận rõ rệt hơn vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao cũng như vẻ đẹp truyền thống đã vang bóng một thời.

Chi tiết kết bài

Trong phần kết bài phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù, các bạn một lần nữa cần khái quát lại hình tượng nhân vật này. Đó là một con người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Đồng thời ông là một anh hùng trượng phu, hy sinh vì chính nghĩa, có khí chất hiên ngang, kiên cường, bất khuất. Đặc biệt, ông còn là một người có trái tim và tâm hồn thiện lương, yêu cái đẹp và sự trong sáng. Thông qua nhân vật Huấn Cao, độc giả thấy rõ quan niệm về cái tài, cái đẹp của Nguyễn Tuân. Đó là cái đẹp, cái tài phải luôn đi liền với cái tâm, cái nhân phẩm lương thiện cao cả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *