Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục

Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta sẽ thấy cái đẹp của nghệ thuật sẽ giúp con người hướng đến gìn giữ thiên lương trong sạch.

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục

Mở bài phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp ấy không chỉ là những thú chơi đẹp, mà còn là vẻ đẹp ngời ngời như ngọc sáng trong nhân cách con người. Tên tuổi trong nghiệp văn chương của Nguyễn Tuân gắn liền với “Vang bóng một thời”, nhưng sự nghiệp ấy sẽ không trọn vẹn nếu không có thiên truyện “Chữ người tử tù”. Và cái đẹp trong tác phẩm này mà Nguyễn Tuân khai phá, là nhân cách của nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục sâu hơn ta sẽ thấy rõ cái đẹp mà Nguyễn Tuân hướng tới.

Thân bài

Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục chi tiết

Luận điểm 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao

Trong tác phẩm “Chữ Người tử tù”, Huấn Cao hiện lên trước hết là một tài năng siêu việt, văn hay võ giỏi. Nguyễn Tuân khéo léo để nhân vật xuất hiện qua cuộc trò chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, chứ không xuất hiện trực diện. Nhưng dù là được nhìn qua nhãn quan của những kẻ đối nghịch, tài năng, nhân cách của Huấn Cao cũng không bị lu mờ hay bóp méo. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta thấy, Nguyễn Tuân đã đưa Huấn Cao trở thành một hình tượng tuyệt Mỹ trong tác phẩm của mình.

Cái tài đáng khâm phục của Huấn Cao là tài nghệ thư pháp. Danh tiếng danh bất hư truyền của ông Huấn nổi khắp vùng tỉnh Sơn bởi “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Đặc biệt, cái thú chơi chữ của Huấn Cao say mê là một thú thanh nhã của người xưa, biểu trưng cho nền văn hóa của dân tộc. Như người xưa vẫn nói, “nét chữ nét người”, những con chữ của Huấn Cao đã nói lên phẩm giá, khí chất của ông. Đến chính viên quản ngục cũng phải cảm khái trước cái tài của ông: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông treo trong nhà là một vật báu ở đời.” Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta hiểu giữa bối cảnh xã hội bấy giờ Đông Tây lộn xộn, những cái cũ, cái mới đan xen tạo thành một mớ bát nháo. Việc Nguyễn Tuân đặc biệt xây dựng nhân vật Huấn Cao với niềm say mê với nghệ thuật thư pháp cổ truyền, là cách để thể hiện niềm tiếc nuối cho cái quá khứ vàng son, quy cũ nay chỉ còn là tàn tro.

Không chỉ xuất hiện qua câu chuyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao còn trực tiếp hiện diện trước mắt người đọc. Lúc này ta lại thấy ông là một trang anh hùng có khí phách hiên ngang. Và không chỉ giỏi thư pháp, Huấn Cao còn có cái tài “bé khóa và vượt ngục”, ông cũng khiến cho người trong tù phải dè chừng, né tránh. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục, ta thấy trong mắt triều thần, ông là một kẻ phản nghịch, nhưng thực chất, ông là một người anh hùng thực sự vì chính nghĩa, lẽ phải mà đứng lên chồng lại triều đình.

Trong hoàn cảnh lao tù, Huấn Cao không bị mất đi vẻ khí phách lẫm liệt mà phẩm chất ấy càng thêm nổi bật. Ông bước vào nhà lao một cách điềm nhiên, rồi dỗ gông mạnh mẽ mà chẳng sợ gì vương quyền. Nguyễn Tuân miêu tả: “Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Chỉ qua một câu văn, người anh hùng, một nam tử hán Huấn Cao hiện lên rõ nét, người mà không cam chịu áp bức tù đày, luôn muốn tiến lên phá tan khung xiềng nô lệ.

Ở chốn ngục tù, ông không buồn rầu, chán nản mà tinh thần vẫn cao ngất, thản nhiên rượu thịt như thưở bình sinh. Huấn Cao trước sau vẫn thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền, trước áp bức bất công. Câu tuyên bố như mệnh lệnh của Huấn Cao trước viên quản ngục cho người đọc thấy rõ điều đó: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây”. Dù mang xiềng xích kẻ tử tù, nhưng con người anh hùng ấy không bao giờ khuất phục trước uy quyền. Dẫu chỉ ngày mai thôi, ông có thể bị giải ra pháp trường và phải chết, thì cái phẩm giá, phí khách anh hùng vẫn chưa từng nao nùng.

Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta thấy Nguyễn Tuân mới tài hoa làm sao. Bởi trong cảnh ngục tù, ông có thể làm nổi lên, sáng lên một hình tượng tuyệt vĩ với lòng thiện lương trong sáng, có thể cứu rỗi những tâm hồn đang bị uy quyền, bị cái xã hội thối nát bôi đen. Nhân cách ấy là nhân cách của một bậc đại trí, đại dũng, đồng tiền phàm tục hay uy quyền giả dối không bao giờ có thể làm lung lay. Như Huấn Cao dõng dạc khẳng định: “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ”. Điều này khẳng định rằng ông là người trân trọng phẩm giá cao đẹp của nghệ thuật, chẳng màng đến chuyện thị tài.

Nhưng phẩm chất đáng quý hơn cả, đó là Huấn Cao không chỉ trọng thiên lương của bản thân mà còn coi trọng phẩm cách của người khác. Trong cách ông ứng xử thân thành với viên quản ngục đã chứng minh rõ điều đó. Trước đó, khi chưa hiểu tấm lòng của người quản ngục, Huấn Cao cho rằng y chỉ là kẻ cầm đao sống trong nhơ bẩn, phi nghĩa suốt đời. Nhưng khi hiểu được phẩm chất tốt đẹp của y, ông hết mực trân trọng, cảm mến. Và cũng chính sự thấu hiểu này đã đưa hai người trở thành tri âm tri kỷ.

Như đã kể ở trên, trong mọi hành động Huấn Cao đều hiện lên là bậc anh hùng, là người có tài nghệ. Nhưng khi phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục, ta thấy biểu hiện rõ nhất cho nhân cách, tài năng, khí phách của Huấn Cao là ở cảnh cho chữ. Cái cảnh mà Nguyễn Tuân gọi rằng “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Vào đêm trước ngày chịu chém, ông Huấn trút hết tài nghệ, dồn mọi say mê vào ngòi bút để viết ra những con chữ vuông vắn, thể hiện cái “chí khí tung hoành của đời một con người”. Cảnh cho chữ đã xua đi bóng tối, cái nhơ bẩn của ngục tù bởi ánh sáng đỏ rực của bó đuốc cùng với mùi mực thơm và màu trắng của tấm lụa bạch. Hình ảnh bỏ đuốc như ẩn dụ có ánh sáng của thiên lương, đã làm nổi bật thêm vẻ ngạo nghễ, uy nghi của người tử tù đang sáng tạo nghệ thuật. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta hiểu, cảnh xưa nay chưa từng có mà Nguyễn Tuân gọi, chính là hình ảnh người tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ với tư thế ung dung, làm chủ ngục tù. Và chính lúc này đây, sự thăng hoa của tài năng và bản lĩnh phi thường của Huấn Cao hiện lên tuyệt mỹ hơn bao giờ hết.

Trong thiên truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, Huấn Cao còn hiện lên đẹp đẽ, đáng ngưỡng vọng khi ông đưa ra lời khuyên hướng thiện cho kẻ mê muội, cũng là người tri âm. Ông khuyên viên quản ngục: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Lời khuyên này của Huấn Cao chính là phát biểu về việc ở đời cái thiện, cái đẹp và cái ác, cái xấu xa không thể cùng chung sống. “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”. Lời khuyên thiện tâm, thiện ý này đã khiến viên quản ngục cảm động đến mức “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục, ta thấy có thêm một điều được chứng minh, đó là cái đẹp của nghệ thuật đã mang những con người thiên lương đến với nhau, đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới giữa những người có cùng nhân sinh quan, nhãn quan sống.

Luận điểm 2: Phân tích nhân vật viên cai ngục

Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” bên cạnh người anh hùng Huấn cao tài hoa, Nguyễn Tuân còn khắc họa thêm một nhân vật không kém phần đặc sắc. Đó là viên quản ngục. Nếu Huấn Cao được xây dựng như một hình tượng tuyệt mỹ, một biểu tượng của cái đẹp, cái đẹp và khí phách anh hùng, thì viên quản ngục lại được ưu ái với vẻ đẹp hướng thiện. Đặc biệt, ở nhân vật viên quản ngục có nhiều điều khiến người đọc phải suy ngẫm.

Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục tan thấy, nếu Huấn Cao được xây dựng với tính cách bất biến, không nhiều diễn biến bất ngờ; thì tính cách của viên quản ngục có sự vận động, thay đổi. Về lai lịch của nhân vật này, ông vốn là người đèn sách trước khi làm quản ngục. Ông cũng là một người lương thiện, yêu mến và say mê cái đẹp. Ông có một sở nguyện đáng trân quý là “có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.

Nhưng cuộc đời khó tránh khỏi biến cố, nhiều khi khiến người ta bất lực. Như lời văn Nguyễn Tuân: “ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”. Viên quản ngục vì hoàn cảnh mà sa vào ngục tù tối tăm, nơi khiến thiên lương của ông ít nhiều bị hoen ố. Nhưng không ngờ rằng, giữa chốn ngục tụ, giữa đời sống tối tăm vô nghĩa, ông lại gặp người mà mình hằng ngưỡng mộ, giờ đây là một tử tù.

Lúc này, câu chuyện mở ra một tính huống kịch tích. Trên bình diện xã hội, Huấn Cao – một tử tù và viên cai ngục nơi Huấn Cao bị giam giữ, là những kẻ đối địch với nhau. Nhưng về mặt nghệ thuật, họ đều là người say mê cái đẹp, nên là những tri âm, tri kỉ. Thì ra, kẻ bị gắn cho tội danh nghịch phản triều đình lại là một nghệ sĩ tài hoa, danh bất hư truyền; còn kẻ đại diện cho luật pháp, cho uy quyền lại là người ngưỡng mộ, ngưỡng vọng tài thư pháp của tử tù. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta phải thốt lên rằng, cái cuộc “kì ngộ” này mới đẹp làm sao. Và đẹp hơn nữa, khi cuộc gặp gỡ này đã khiến cho lòng say mê cái đẹp sống dậy mãnh liệt ở viên quản ngục, đến mức ông bất chấp cả tính mạng và địa vị chỉ để được ông Huấn Cao cho chữ.

Thiên truyện trở nên hấp dẫn khi viên quản ngục bị đặt vào một tình huống gay go. Trong khoảng thời ngắn ngủi, chỉ mấy ngày ông Huấn bị tạm giam trong ngục tử tù, y luôn căng thẳng, hồi hộp. Muốn xin chữ nhưng sợ bị từ chối, bởi y hiểu Huấn Cao “vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Và điều khổ tâm nhất là mặc dù lúc này ông Huấn dưới quyền mình, nhưng không không biết làm thế nào xin được chữ. Y lo lắng sẽ hối hận khi không xin được chữ trước khi ông Huấn bị hành hình. Mặt khác, y lại phải đề phòng bọn thuộc hạ tố giác, y sẽ không được yên thân.

Nếu hình tượng của Huấn Cao mang tính biểu tượng, thì viên quản ngục được Nguyễn Tuân xây dựng bằng bút pháp giàu hiện thức. Qua câu chữ, người đọc như thấy rõ dáng điệu, lời ăn tiếng nói của viên quản ngục. Khi phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta thấy, viên quản ngục không chỉ là kẻ biết rõ phận sự, cần mẫn trong công việc; mà y còn là người có đời sống nội tâm sâu sắc.

Người dẫn truyện có nhận xét về viên quản ngục rất tinh tế rằng y có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”, “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” Trong chốn ngục tù tăm tối, viên quản ngục là “cái thuần khiết” bị đày đọa “vào giữa một đống cặn bã”. Y bị trách nhiệm, lợi danh, bổn phận với triều đình gông xiềng tâm hồn lương thiện, trong sáng.

Nếu bi kịch của Huấn Cao là số mệnh của người anh hùng thất thế nhưng kiêu hùng; thì bị kịch của viên quản ngục là bi kịch của kẻ lầm đường, lach lối. Nhưng may thay, y còn giữ được lương tri, còn có lòng ngưỡng thiên tài, say mê cái đẹp và khát vọng được giải thoát.

Trong tình thế đối mặt với Huấn Cao, viên quản ngục tự hạ mình, chấp nhận sự khinh bạc mà không oán thù. Cũng là bởi ông biết mình biết ta. Xuất phát từ lòng say mê cái đẹp và ngưỡng mộ Huấn Cao, ông hết sức biệt đãi người tử tù. Nhưng đến cuối cùng, viên quản ngục đã bị thuyết phục bởi cái đẹp, cái tài và phẩm cách cao thượng của Huấn Cao. Lúc này không chỉ còn là mê chữ đẹp, mê nghệ thuật, viên quản ngục trở nên tôn thờ và trân trọng nhân cách của người nghệ sĩ thư pháp cũng là người anh hùng lẫm liệt. Cuộc gặp gỡ giữa hai người, hai tâm hồn, để rồi họ trở thành tri âm, tri kỉ.

Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục với nhiều những bất ngờ và chứng kiến sự gắn kết giữa hai tâm hồn, ta như thấy được kết quả viên quản ngục sẽ bỏ nghề, về quê sống để giữ thiên lương trong sáng sau lời khuyên của ông Huấn Cao.

Kết luận khi phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục

Hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục đã khẳng định cái tài hoa của Nguyễn Tuân, sự theo đuổi suốt đời đối với cái đẹp. Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, nhà văn uyên bác đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, ở đó tô đậm được tính cách hai nhân vật. Phân tích nhân vật huấn cao và viên quản ngục ta thấy, hai nhân vật tồn tại gắn kết, không thể tách rời. Qua xây dựng nhân vật viên quản ngục, Nguyễn Tuân khéo léo thể hiện hình tượng tuyệt mỹ mang tình biểu tượng của nhân vật Huấn Cao, người mang vẻ đẹp lí tưởng của thiên lương và luôn thiện ý giúp người lầm đường hướng thiện. Đồng thời, qua tác phẩm này ta càng hiểu sâu sắc về danh tiếng “bậc thầy ngôn ngữ” của Nuyễn Tuân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *