Thông qua những nội dung phân tích nhân vật Lão Hạc, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn nhận được cuộc sống bế tắc của người nông dân nghèo trong chế độ thối nát.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là tác phẩm nói sự cơ cực của người nông dân cùng cuộc sống bế tắc. Đồng thời, tác giả còn bày tỏ niềm cảm thương với con người là lên án gay gắt chế độ xã hội lúc bấy giờ. Phân tích nhân vật Lão Hạc, chúng ta dễ dàng nhìn nhận rõ ràng về điều này.
Đôi nét về Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc
Nam Cao sinh năm 1917 và mất năm 1951. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc của Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám. Bởi vì được tiếp xúc và gần gũi với người nông dân nên ông đã rất am hiểu và đưa hình ảnh ấy thành công vào truyện ngắn Lão Hạc.
Truyện xoay quanh đề tài người nông dân nghèo với nhân vật chính là Lão Hạc. Đây là tầng lớp đáng thương chịu người áp bức trước cách mạng tháng Tám. Qua việc thể hiện giá trị nội dung, tác giả muốn lên án gay gắt chế độ phong kiến thời bấy giờ.
Phân tích nhân vật Lão Hạc chi tiết qua hoàn cảnh sống
Để hiểu rõ hơn về nội dung và những tâm tư mà tác giả gửi gắm, chúng ta hãy cùng phân tích chi tiết hơn về Lão Hạc. Đây là nhân vật điển hình và là tâm điểm của truyện mà chúng ta cần khai thác.
- Luận điểm 1: Lão Hạc với hoàn cảnh sống nghèo khổ, đầy bất hạnh
Đọc truyện, chúng ta dễ dàng biết được rằng Lão Hạc đang sống trong hoàn cảnh hết sức bất hạnh. Vợ lão mất sớm nên một mình gà trống nuôi con. “Tài sản trong nhà không có gì ngoài ba sào vườn, túp lều nhỏ và con chó“. Thủ pháp liệt kê có giới hạn này đã cho chúng ta thấy được sự nghèo khổ trong cuộc sống của lão. Lão nghèo đến mức mà không có đủ tiền cho con trai đi cưới vợ. Thế rồi, vì chán nản, con trai của lão đã đi đồn điền cao su để lại lão một mình.
Cuộc sống của lòng ngày càng bế tắc hơn nữa khi gặp trận ốm thập tử nhất sinh. Trong nhà thì không còn gì để ăn bởi vì không thể lao động kiếm tiền. Và rồi, lão quyết định bán cậu Vàng – kỷ vật, tài sản duy nhất mà con trai để lại. Cậu Vàng tùy là con vật nuôi nhưng nó như người bạn tri kỷ của Lão Hạc. Để đi đến quyết định này chứng tỏ cuộc sống đã quá cùng cực.
- Luận điểm 2: Nhân vật Lão Hạc với những phẩm chất tốt đẹp
Mặc dù cuộc sống khó khăn, khổ cực trăm bề thế nhưng nhân vật Lão Hạc có những phẩm chất tốt đẹp. Lão là người hiền lành và sống giàu tình thương. Lão dành hết tình yêu thương cho con được thể hiện ở sự đau khổ khi không có tiền cưới vợ. Tuy ốm đau không có tiền ăn nhưng lão nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con. Bởi vì thương con nên lão chấp nhận sự cô đơn khi về già để con ra đi tìm cuộc sống mới. Lão còn chấp nhận cái chết để bảo vệ số tiền dành cho con. Lão bán đi căn nhà lấy tiền gửi và nhờ ông Giáo trông coi mảnh vườn. Chỉ có tình yêu thương con cao cả và lớn lao mới khiến cho lão đưa ra quyết định này.
Không chỉ thương con, ông còn thương cả người bạn duy nhất của mình lúc này đó là Cậu Vàng. Con chó được xem như món kỷ vật mà con trai để lại cho ông: “Con chó là của cháu nó mua đấy chứ. Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt“. Nhìn thấy Cậu Vàng, ông như được thấy con của mình. Tình thương yêu động vật của ông thể hiện rõ qua các hành động như cho ăn bằng bát lớn như nhà giàu, khi rảnh thì tắm rửa, có đồ ăn ngon thì cho ăn cùng, tâm sự, vỗ về,… Quyết định bán cậu Vàng không hề dễ dàng đối với lão. Lão đau đớn, lão tự trách mình vì đã đi lừa một con chó.
Không chỉ là người yêu thương con vô điều kiện, lão còn là người sống trong sạch và có lòng tự trọng. Điều này được thể hiện rõ qua việc từ chối những gì ông Giáo ngầm cho lão. Lão chỉ nhờ ông Giáo giữ hộ tiền, mảnh vườn để giao lại cho con trai. Nếu lão có chết thì nhờ lo ma chạy hộ.
Cuộc sống nghèo khổ đến bước đường cùng đã dẫn đến cái chết bi thảm của lão Hạc. Lão tự tử bằng bả chó. Hình ảnh khi chết của lão được nhà văn Nam Cao diễn tả rất chân thật. “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc“. Có lẽ bất kỳ ai khi chứng kiến cảnh này đều cảm thấy thương tâm. Lựa chọn bả chó để tự tử như cách lão bày tỏ sự áy náy của mình với cậu Vàng. “Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết” khiến chúng ta liên tưởng đến sự đau đớn và thê thảm của con người lương thiện ở giây phút cuối đời.
- Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật của truyện Lão Hạc
Truyện ngắn Lão Hạc không chỉ thành công về nội dung truyền tải mà còn cả nghệ thuật độc đáo. Để có thể thể hiện rõ nhân vật, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả nhân vật vô cùng chi tiết.
Thêm vào đó, ngôn ngữ kể chuyện cũng rất gợi hình, gợi cảm. Thông qua từ ngữ và hoàn cảnh nhưng chúng ta hoàn toàn hiểu được sự nghèo khổ, cùng cực của lão Hạc. Chưa dừng lại ở đó, nội tâm của nhân vật cũng được khai thác một cách triệt để.
Lời kết
Những thông tin phân tíchnhân vật Lão Hạc trên đây đã góp phần mang đến cho người đọc những hiểu biết nhất định. Truyện không chỉ đề cập đến số phận của người nông dân nghèo mà qua đó còn lên án gay gắt chế độ phong kiến. Con người sống trong cái xã hội ấy đã phải chịu đựng những sự bất hạnh và cái nghèo nàn đến nhường nào nhưng vẫn luôn lương thiện và sống giàu lòng tự trọng.