Phân tích nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê

Chủ nghĩa xê dịch đang ngày càng phổ biến trong đời sống con người. Bởi ai cũng khao khát được khám phá những điều lạ lẫm, mới mẻ. Tuy nhiên, càng đi xa người ta càng thấy được giá trị của quê hương, của những gì thân thương, gần gũi nhất. Phân tích nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu sẽ càng thấy rõ hơn điều đó.

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê

Nguyễn Minh Châu là một nhà văn nổi tiếng trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Nhà văn được độc giả biết đến qua tập truyện “Mảnh trăng cuối rừng”. Tác phẩm ấy là bức tranh lãng mạng đậm chất trữ tình thời chiến. Sau khi kết thúc chiến tranh, nhà văn Minh Châu vẫn không ngừng tìm tòi, quan sát và khai thác những chủ đề mới, lắng đọng mang tính triết lý, chiêm nghiệm về cuộc sống con người sâu sắc. Điều này được tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm “Bến quê”, thông qua hình tượng Nhĩ. Bởi vậy, phân tích nhân vật Nhĩ là cách tốt nhất để hiểu kỹ hơn về tác, thấu hơn tâm tư, suy nghĩ của nhà văn trước cuộc đời.

Bài phân tích chi tiết

Mở bài

Có thể nói, khi phân tích nhân vật Nhĩ, chúng ta sẽ thấy, toàn bộ cốt truyện đều quay quanh Nhĩ trong những ngày cuối đời. Từ tình huống này đã diễn ra một chuỗi dài những chuyện nghịch lý. Khi phải nằm bẹp trên giường bệnh, Nhĩ mới phá hiện ra vẻ đẹp khác lạ của bãi bồi bên kia dòng sông. Khác hẳn với cảnh mà mắt thường Nhĩ chỉ lướt qua, không để tâm đến. Lúc này, khi không thể làm gì khác ngoài việc nhìn, Nhĩ bỗn thấy cảnh nơi nơi đều đẹp tranh vẽ, đẹp như trong thơ, đẹp như hoa vậy. Với Nhĩ, những bông hoa bằng lăng thưa thớt nhưng đưng đậm sắc; con sồng Hồng ánh lên màu đỏ nhạt; Vùng phù sa lâu đời của bãi bồi… Những cảnh trí vốn cực kỳ thân thuộc với Nhĩ lại dường như thật mới mẻ.

Thân bài

  • Luận cứ 1: Khái quát hoàn cảnh nhân vật Nhĩ

Mở đầu áng văn này, nhân vật Nhĩ được tác giả cho xuất hiện trong hoàn cảnh vô cùng đáng thương khi anh phải chống chọi với bệnh tình. Vốn là một người thích đi xê dịch “Suốt đời Nhĩ đã từng đi sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, nhưng giờ đây, Nhĩ lại bị căn bệnh liệt toàn thân quái ác, nguy hiểm hành hạ và giam cầm nơi giường bệnh. Cái người có “chân chạy” ấy giờ đây chỉ việc đi quanh chiếc giường chật hẹp thôi cũng lâu lắc lơ và khó khăn như đi vòng quanh Trái đất. Tất cả mọi sinh hoạt của Nhĩ đều phải phụ thuộc vào vợ con. Trải qua điều này, khiến Nhĩ thấy mình như đứa trẻ được chăm sóc bởi bàn tay mẹ hiền: “Nhĩ thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một đứa bé mới đẻ đang toe toét cười với tất cả, tận hưởng sự chăm sóc và chơi với”. Như vậy, có thể thấy, ngay từ đầu tác phẩm, tác giả Minh Châu đã đặt Nhĩ trong hoàn cảnh hết sức éo le và đầy nghịch lý. Nhưng đây cũng chính là bối cảnh để, tác giả phác họa thành công bức chân dung hình thượng nhân vật Nhĩ với những chiêm nghiệm và suy tư sâu sắc.

  • Luận cứ 2: Xúc cảm của Nhĩ trước thiên nhiên quê nhà

Tiếp đến, khi phần thân bài phân tích nhân vật Nhĩ, chúng ta không thể không nhắc tới cảm xúc của nhân vật trước hình ảnh quê hương“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”. Khi ngồi nhìn qua khung cửa sổ của buồng bệnh, Nhĩ đã vô tình nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên nơi quê nhà. Nhĩ đã quan sát thiên nhiên với tâm trạng mang nặng chiều sâu nội tâm. Do đó, cảnh sắc hiện ra trong buổi sáng đầu thu là một bức tranh sinh động, có hồn với những nét phác họa tài hoa, tinh tế. Dù đã đi điều nơi như thế, nhưng đây là lần đầu tiên Nhĩ cảm nhận rõ rệt được vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nơi đã cùng anh gắn bó những năm tháng tuổi thơ đáng nhớ.

  • Luận cứ 3: Chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời.

Người ta nói quả không sai, con người chỉ khi mất đi điều gì đó thì mới nhận giá thứ đó đáng quý. Và nhân vật Nhĩ là một trong số đó. Khi không thể tự bước đi trên mảnh đất quê hương nữa, anh mới thấy ân hận, mới tiếc nuối. Và chính trong những ngày cuối đời ấy, Nhĩ cũng mới càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc. Mặc dù Nhĩ giờ chỉ sống như cái xác không hồn nhưng Liên vẫn nín thinh, chịu đựng cố gắng vượt qua: “Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”;  “Có hề sao đâu…Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này”.

Sau bao năm, bao tháng bôn ba năm châu bốn bể, giờ đây, khi mọi thứ sinh hoạt phải hoàn toàn phụ thuộc vợ, lần đầu tiên Nhĩ mới “để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”, anh cảm nhận rõ “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai”. Tất cả những hình ảnh đều đã lột tả nỗi lòng xót thương vợ của Nhĩ. Dù đã quá muộn, nhưng Nhĩ đã nhận ra tất cả mọi sự hy sinh, tảo tần và yêu thương của vợ dành cho mình, cho gia đình. Lúc này, Nhĩ mới biết tới trách nhiệm của một người chồng, người cha. Dường như anh chưa kịp làm tròn bổn phận. Thương con xót vợ nhưng Nhĩ chẳng thể thay đổi được sự thật nên đành ngậm ngùi nghĩ về cuộc đời đang diễn ra.

Dường như khi giữa sự sống với cái chết cận kề, con người ta càng thèm khát những điều chưa thực hiện hơn bao giờ hết. Nhĩ không hiểu sao mình lại có cảm giác khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đến nỗi, anh phải nhờ thằng con trai thực hiện mong ước hộ mình. Anh còn bị cuốn hút vào bị lôi cuốn và trò chơi hay ho nó thấy trên đường, để rồi có thể lắm việc bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong một ngày. Từ hình ảnh đó, nhân vật Nhĩ đã nghiệm ra được quy luật của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái vòng vèo hoặc chùng chình”. Một suy nghĩ riêng của Nhĩ nhưng cũng là triết lý chung cho toàn nhân loại. Chẳng thể ai sinh đã đều có thể đi theo một được thẳng hạnh phúc may mắn hay bất hạnh, khổ đau. Tất cả rồi đều có những ngã rẽ mà số phận đã định sẵn, một là chấp nhận hai là vượt qua.

Càng phân tích nhân vật Nhĩ ở gần cuối truyện, càng nhận ra cuộc đời con người thật hữu hạn. Việc sống chết không thể nói trước được. Vì thế, ta bắt gặp hình ảnh con đò ngang vừa chạm mũi và bờ đất bên sông ở cuối truyện. Lúc thấy cảnh này, trong lòng Nhĩ bỗng trào cảm xúc khó tả. Anh đã cố gắng thu hết chút tàn lực cuối cùng, dồn vào cử chỉ có kẻ kỳ quặc đó là nhô người ra ngoài, giơ cánh tay gân guốc, gầy guộc về phía cửa sổ khoát khoát. Đó là tín hiệu Nhĩ, muốn nhắn với con trai. Anh nôn nóng, muốn nhắc nhở, thúc giục cậu con trai hãy mau về kẻo lỡ chuyến đò. Nhĩ muốn con không nên sa vào những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên những bước đường đời. Mà con hãy hướng tới những giá trị đích thực bền vững, thân quen và chân thành.

Kết bài

Như vậy, phân tích nhân vật Nhĩ, qua dòng diễn biến nội tâm của anh, người độc có thể khẳng định, Nhĩ là nhân vật tư tưởng. Nhân vật đã thể hiện rõ những suy tư mang tính thuyết học, triết lí về con người, về cuộc sống mà tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới độc giả.

Nhĩ thật sự là hình ảnh hiện thực, phản ánh những trăn trở, suy tư về cuộc đời đa sự, con người đa đoan. Đồng thời thông qua áng văn này, nhà văn muốn nhắc chúng ta hãy sống hết mình cho từng phút giây, sống sao cho kết thúc cuộc đời không phải hối tiếc về những gì đã qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *