Để hiểu rõ hơn về con người trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hãy cùng phân tích nhân vật ông Hai trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân một cách chi tiết.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật ông Hai trong Truyện Làng của Kim Lân
Truyện Làng là tác phẩm hay của nhà văn Kim Lân nói về tình yêu làng, nước và cách mạnh thủy chung. Nội bật lên trong truyện là hình tượng nhân vật ông Hai với những phẩm chất cao quý. Để hiểu rõ hơn về phong cách văn chương và giá trị nội dung tác phẩm, mời bạn cùng phân tích nhân vật ông Hai.
Bài mẫu
Nhà văn Kim Lân nổi tiếng với những truyện ngắn về vẻ đẹp văn hóa xứ Kinh Bắc. Ông là người đã có thời gian gắn bó với thôn quê nên khá am hiểu về người nông dân. Khi đi kháng chiến, ông rất mong muốn dùng ngòi bút của mình để thể hiện tinh dần người nông dân dùng cảm trong kháng chiến.
Truyện Làng được nhà văn viết và in trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Với nội dung sâu sắc, truyện đã thành công thể hiện tình yêu nước và tình cảm dân tộc của người nông dân trong thời kỳ chống Pháp. Qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn tính cách con người thời bấy giờ.
Nhân vật ông Hai được tác giả miêu tả rất sinh động thông qua các bối cảnh khác nhau. Tìm hiểu chi tiết hơn, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn con người ẩn chứa đằng sau.
- Luận điểm 1: Nhân vật ông Hai trong bối cảnh sống tản cư xa làng
Bởi vì kháng chiến nên gia đình ông Hai bắt buộc phải đi tản cư. Là người nông dân chất phác vô cùng yêu làng nước, ông đã hăng hái lao động để giữ làng và miễn cưỡng đi cùng vợ. Tại nơi tản cư, ông cảm thấy vô cùng buồn chán vì nhớ làng quê nên đâm ra cáu gắt. Chưa dừng lại ở đó, ông còn tự hào và khoe với mọi người về chợ Dầu của mình. Ông còn nhắc mãi với mọi người về không khí cách mạng của làng “Cả giới phụ loại có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai”. Mỗi hình ảnh mà tác giả sử dụng đều vô cùng gần gũi với đời sống người nông dân trong kháng chiến. Cứ như vậy, ông đã liên miên về cái làng của mình mà không hề chán. Và sau những giờ lao động hăng say, ông lại nghĩ về làng. chính chi tiết nhỏ này đã thể hiện rõ nét tình yêu làng của ông Hai. Ông muốn được về làng để đào đường, đắp ụ, xẻ hào… Ông chẳng hề quan tâm người khác có nghe hay không về câu chuyện của mình. Ông kể chỉ để thỏa sự sung sướng cho cái miệng và bù đắp nỗi nhớ làng quê.
- Luận điểm 2: Nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
Vì quá yêu làng mà ông như “nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân“, chết lặng đến không thở được khi nghe tin làng theo Việt gian. Ban đầu ông còn chẳng thể tin mà cứ hỏi đi hỏi lại “Liệu có thật không hở bác”. Con người ấy cảm thấy bàng hoàng và không thể tin được chuyện này. Ông lảng tránh và đi thẳng nhưng bên tai vẫn nghe tiếng chửi “Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!”. Mặc dù chỉ là lời nói nhưng nó như nhát dao cứa vào trái tim của ông. Biết bao nhiêu câu hỏi hiện lên trong đầu khiến ông bị giằng xé. Để rồi ông phải thốt lên câu cảm thấy “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!“. Nội tâm của ông trở nên giằng xé hơn bởi vì không tin mọi điều đã diễn ra. Ông lục lại trong ký ức về những con người ở làng quê.
Đêm đến, ông Hai chẳng thể nào ngủ được, hết trở mình bên này lại trở mình bên kia. Khi chủ nhà đề cập đến Việt gian, ông như lặng đi. Rồi ý nghĩ quay về làng ập đến nhưng nhanh chóng bị xua đi. Về làm gì khi cái làng ấy đã bỏ kháng chiến. Suy nghĩ ấy khiến ông nước mắt giàn dụa. Chỉ với vài chi tiết tuy nhiên nhà văn Kim Lân đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình cảm của ông Hai đối với cách mạng, đất nước sâu sắc đến nhường nào. Chưa dừng lại ở đó, ông còn tìm bác Thứ để thanh minh cho cái chợ Dầu. Cụm từ “láo hết, toàn là sai sự mục đích cả” được lặp lại nhiều lần để thể hiện sự tin tưởng vào cách mạng của ông Hai. Đặc biệt, chi tiết ông Hai nói về cái làng của ông với bác Thứ đã thể hiện lòng yêu nước của con người theo một cách riêng.
- Luận điểm 3: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc được cải chính
Không còn là nỗi đau hay tâm trạng giằng xé. Giờ đây, ông Hai cảm thấy rất vui khi nghe tin làng theo giặc được cải chính.
Ông vui mừng đến nỗi mang quà về cho các con. Ông còn gặp từng người chỉ để nói với họ rằng, làng ông không theo giặc. Ông kể cho mọi người nghe về những trận chiến chống càn quét của quân giặc ở chợ Dầu. Tất cả những chi tiết ấy cho thấy được tình yêu nước nồng nàn của ông Hai nói riêng và người nông dân nói chung.
Lời kết
Phân tích nhân vật ông Hai, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về cuộc sống thời kháng chiến. Cùng với đó là tình yêu nước bình dị, chân thành của người nông dân. Đặc biệt, cốt truyện gần gũi, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.