Tìm hiểu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình yêu, niềm tự hào của ông Hai về tình yêu làng quê, đất nước.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân ngắn gọn, dễ hiểu
Làng của Kim Lân là tác phẩm đặc sắc kể về hình tượng người nông dân với lòng yêu quê hương tha thiết. Thông qua việc phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm tự hào về làng quê. Cùng với đó là diễn biến tâm lý của ông khi nghe tin làng theo giặc. Tất cả sẽ được miêu tả đặc sắc dưới ngòi bút của tác giả.
Đôi nét về tác giả và truyện ngắn Làng
Kim Lân là nhà văn theo phong cách hiện thực khá xuất sắc ở thế kỉ 19 của Việt Nam. Trong cuộc đời của mình, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, truyện Làng được xem là tiêu biểu nhất khi đề cập đến phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
Tác phẩm này được hoàn thành vào những thời kỳ đầu của cuộc chiến chống Pháp. Thông qua truyện, chúng ta sẽ thấy được tình yêu làng chợ Dầu tha thiết của nhân vật ông Hai. Đi kèm với đó là tinh thần cách mạng của người nông dân được diễn tả chân thực, sinh động.
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
Nhân vật ông Hai được nhà văn Kim Lân xây dựng vô cùng ấn tượng. Đó là người nông dân vô cùng yêu làng, yêu nước và luôn có tinh thần cách mạng. Tình yêu của ông ngấm vào máu thịt và được diễn tả rõ nét qua ba giai đoạn chính là khi tản cư, khi nghe tin làng theo giặc và khi tin được cải chính.
- Luận điểm 1: Tình yêu cái làng chợ Dầu của ông Hai được thể hiện khi tản cư
Thông qua nội dung của truyện, chúng ta sẽ thấy được nỗi nhớ làng da diết khi đi tản cư. Tâm trí của ông luôn hướng về những ngày làm kháng chiến, đào ụ, xẻ hào để giữa làng. Bởi vì hoàn cảnh nên ông phải đi tản cư xa làng quê thân yêu. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng chính tình yêu tha thiết đã tiếp thêm động lực cho ông. Những tủi cực của người tha hương cũng được làm dịu lại.
“Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!” Câu cảm thán này phần nào thể hiện được mong muốn trở lại làng quê vô cùng mạnh mẽ. Mỗi ngày, ông còn đến phòng thông tin để dò xem tin tức về cuộc kháng chiến. Khi quân ta chiến thắng, lòng ông vui hơn, phấn chấn hơn. Cách mạng thắng lợi thì ông sẽ được trở về làng quê bình yên của mình.
- Luận điểm 2: Tình yêu của ông Hai diễn biến khi nghe tin làng theo giặc
Tình yêu làng quê sâu sắc của ông Hai còn được thể hiện rõ nét hơn khi nghe tin làng theo giặc. Ông như vỡ vụn khi nghe làng chợ Dầu là Việt gian. Ông bàng hoàng như không tin vào những gì mà mình đang nghe: “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được“. Chính những từ ngữ miêu tả chân thực này đã khiến chúng ta cảm nhận được sâu sắc tình yêu làng quê của ông Hai. Ông chẳng tin đó là sự thật bởi vì nó khủng khiếp quá. Những lời nói của người tản cư ấy như con dao làm tan nát trái tim ông.
Khi về đến nhà, ông nằm vật ra đường nhìn những đứa con mà cảm thấy bi thương. Ông thốt lên rằng “chúng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?” Câu hỏi mang nhiều xúc cảm như không muốn tin vào sự thật. Ông đau đớn đến nỗi khi trò chuyện với vợ lại trở nên cáu gắt vô cớ. Nỗi đau và sự tủi nhục khiến ông ở lì trong nhà chẳng muốn đi đâu. Đỉnh cao của sự đau đớn còn nằm ở chỗ chủ nhà đuổi khéo gia đình ông. Lúc này, ông đã nghĩ hay là về làng.
- Luận điểm 3: Tình yêu làng của nhân vật khi nghe tin dữ được cải chính
Khi nghe được tin làng theo giặc được cải chính, ông đã lật đật sang nhà bác Thứ để khoe. Ông vui mừng đến nỗi nhà mình bị đốt cũng không hề quan tâm. Chính chi tiết này đã khiến chúng ta cảm nhận được tấm lòng yêu quê hương đất nước vô cùng sâu sắc của người ông dân thông qua hình tượng ông Hai.
Ông vui đến nỗi mang quà về cho các con. Ông gặp từng người chỉ để nói với họ rằng, làng ông không theo giặc. Ông còn kể cho mọi người nghe về những trận chiến chống càn quét của quân giặc ở chợ Dầu.
Lời kết
Thông qua việc phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, chúng ta đã thấy được giá trị nội dung sâu sắc và nghệ thuật độc đáo. Nhân vật được khắc họa vô cùng chân thực qua tâm trạng, cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ. Đi kèm là nghệ thuật miêu tả tâm lý vô cùng ấn tượng. Lòng yêu nước được thể hiện thông qua các tình huống khác nhau vô cùng rõ nét. Khi đọc, chúng ta sẽ cảm nhận được dễ dàng hơn những nội dung mà tác phẩm muốn truyền tải.
Bằng lối văn giàu cảm xúc, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai. Qua đó, mỗi người đọc cũng đã cảm nhận được tình yêu làng quê của người nông dân thời bây giờ.
Có thể nói, lòng yêu nước chính là tư tưởng nhận thức mới của người nông dân sau Cách Mạng. Đó cũng chính là lời gửi gắm của tác giả cho những con người trẻ của thế hệ.