Phân tích nhân vật quang trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Phân tích nhân vật quang trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí giúp các em học sinh nắm chính xác nội dung, phân tích chính xác từng luận điểm, luận cứ, hành văn hay, dễ dàng đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật quang trung trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Văn mẫu phân tích

Mở bài

Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ à một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc kiệt xuất mà còn là một vị Vua với tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Sử sách Việt Nam có rất nhiều tác phẩm viết về vị Vua tài ba này, một trong những tác phẩm nổi tiếng với kể đến Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã thể hiện rõ hình ảnh vị vua lỗi lạc tài ba Quang Trung. Đồng thời tác phẩm tái hiện một lịch sử oai hùng và oanh oanh liệt liệt của dân tộc Việt Nam xưa.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Hình ảnh một người quyết đoán mạnh mẽ

Khi đọc tác phẩm, điều mà người đọc cảm thấy đầu tiên ở vị quân vương này đó là sự mạnh mẽ và quyết đoán. Kẻ thù đang lăm le bờ cõi nước ta, việc cần bây giờ là phải cần có mưu cao để đánh giặc. Nhưng quan trọng hơn cả là cần sự quyết đoán của vị vua đương quyền. Một lời Vua ra lệnh, chiến sĩ ba quân chắc chắn sẽ đồng lòng. Vua Quang Trung đã có được phẩm chất tuyệt vời này, nhờ vậy mà quân và dân ta mới có thể đánh đuổi giặc thành công và đất nước yên bình.

“ Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi…. Vua Quang Trung mừng lắm, bèn sai đại tướng là Hám Hồ Hầu kén lính ở nghệ an, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ… Vua Quang Trung  cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính…”

Sự quyết đoán khi Quang Trung giận giữ vì giặc, liền họp các tướng sĩ và tự mình cầm quân đuổi giặc, ông còn nghe lời tướng sĩ đứng ra làm vua và tiến ra quân Bắc, tổ chức hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch  hành quân đánh giặc… Hàng loạt hành động của ông cho thấy sự quyết đoán mạnh mẽ trước vận mệnh của đất nước. Đây là phẩm chất vô cùng quý mà một vị vua Anh Minh cần phải có được.

  • Luận điểm 2: Là con người sáng suốt, nhìn xa trông rộng

Để có được sự quyết đoán mạnh mẽ ấy, chung ta càng phải khẳng định ông là người sáng suốt, tầm nhìn xa, có khả năng phân tích sáng suốt sự tương quan giữa quân ta và địch. Trong tác phẩm ghi rõ: “ Quân Thanh xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, điều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. … Từ đời Hán đến nay, chúng mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải… ai cũng muốn đuổi đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời  Minhh có Lê Thái Tổ…. đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về..” Vậy là ngài đã vô cùng am hiểu lịch sử và hiểu rõ sức mạnh của quân và dân ta, đó là truyền thống, là sự đoàn kết và ý chí tự tôn dân tộc rất cao, quyết không khuất phục trước kẻ thù, nếu kẻ thù xâm lược ắt sẽ chống lại.

Đây là những lời Ngài nói khi đứng trước ba quân để kêu gọi lọng tự tôn dân tộc, để kêu gọi sự tự hào và kiên cường, tiếp nối cha anh, quyết đứng lên bảo vệ tổ quốc. Qua đó cho thấy từng ngôn từ lý luận chặt chẽ, sáng suốt, tầm nhìn xa, thấy được sức mạnh tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

Vua Quang trung cũng rất giỏi đánh giá người, dùng đúng người đúng việc và không bỏ lỡ tài năng của ai. Đây là cách dùng người rất hay, nhờ vậy Người sẽ có được những người tài và đức ở bên mình, hỗ trợ cho việc cai trị đất nước. Đó là khi người vừa trách các tướng chưa tròn nhiệm vụ nhưng vẫn taọ cơ hội cho họ lập công và phân cho đúng tướng ở bên để chi huy: “… Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận… Quân thua chém tướng. Tội của ác người đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các người đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không tài. Cho nên ta để Ngô Thì Nhậm ở lại đấy làm việc với các người, chính là lo về việc đó.”  

Qua đây người cũng cho việc mở khao quân để tạo cho tướng sĩ tinh thần ý chí cho các chiến sĩ trước khi ra chiến trường. Khi quân ta ra đến sống Gián, nghĩa binh chấn thủy ở đó tan vỡ chạy trước, quân ta cứ thế xông lên mà đánh, không để tên nào trốn thoát được… Có thể nói, tầm nhìn xa trông rộng, biết dụng quân của Vua Quang Trung khiến cho quân ta đồng lòng đánh giặc và giành chiến thắng vang dội.

  • Luận điểm 3: Tài giỏi trong việc dùng binh

Một trong những phẩm chất góp phần nên sự thành công của vua Quang Trung đó là vị tướng mưu lược tài ba, có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc. Ông đã đưa những mưu lược tính toán rất chính xác. Khi khao quân trước khi ra trận, ông cũng đã nói nhỏ với các tướng: “Hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta khoác” . Ông đã tính toán đến việc giành chiên thắng và được thành Thăng Long, mở tiệc ăn mừng.

Đặc biệt trong việc tính toán hành quân đánh giặc, ông luôn có những chiến lược khiến giặc khiếp sợ, không ngờ tới, điển hình như ông đã cho bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người, quân giặc nghe thấy thì vô cùng khiếp vía, chưa đánh đỡ sợ và liền xin ra hàng.

Một chiến lược khác như Vua cho lấy sáu chục tấm ván, ghép liền ba tấm lấy rơm dấp nước phủ kín, tât cả là hai mươi bức, sau đó, cho lính khỏe khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác cầm binh khí theo sau. Mục đích là làm lá chắn cho quân ta, giúp quân ta áp sát địch an toàn và không bị thương về người. : “Vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng… Quân Than nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả. ..” Chiến lược của Vua vô cùng hữu dụng.

Sự tài giỏi như thần của vua Quang Trung khiến cho giặc phải thốt lên rằng: “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”.

  • Luận điểm 4: Cóc cách đánh giặc độc đáo

Đúng như lời nhận xét của giặc, đây là vị tướng trên trời, ông có những cách đánh giặc vô cùng độc đáo mà không phải ai cũng nghĩ ra được. Quả đúng là người tài. Ông bắt gọn bọn nghe thám, đánh nghi binh, tự chế ra các loại vũ khí và cách dùng binh, dùng người chuẩn. Ví như chế ra khiên bằng gỗ khiến giặc bắn súng mà không ai bị thương, chế ra tiếng loa hàng vạn binh khiến cho giặc nghe mà khiếp hồn… Ông đã tính toán đường đi giặc chạy mà cho binh án ở đó, giặc khiếp mật mà đè lên nhau chạy loạn, rồi đầu hàng.

Ông cũng sử dụng cách đánh nghi binh để có thể bảo toàn lực lượng cho quân ta.

Có thể nói, trong đoạn trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí trên đã cho thấy được hình tượng một vị vua có tài cầm quân và mưu lược chính xác, biết dụng người tài và tác phẩm cũng đã tái hiện lịch sử hào hùng của quân ta khi đánh đuổi giặc trong, giặc ngoài.

Kết bài

Khép lại tác phẩm, chúng ta càng cảm thấy vô cùng tự hào khi lịch sử đã vinh danh một người anh hùng áo vải và trở thành vị vua lỗi lạc của dân tộc. Ông không chỉ có vẻ đẹp dũng mãnh mà còn vô cùng tài trí, có đức, có tài và đại diện cho hình ảnh anh hùng dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *