Muốn tìm hiểu một tác phẩm văn học, ta cần phân tích nó theo nhiều hướng. Để hiểu truyện Những đứa con trong gia đình, các bạn cần phân tích nhân vật Việt và Chiến. Bởi nội dung truyện xoay quanh hai nhân vật chính này.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình
Trong kho tàng Văn học Việt Nam, có rất nhiều nhà văn lấy đề tài chiến tranh, kháng chiến làm hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Nhà văn Nguyễn Thi là một điển hình. Người ta biết đến ông qua nhiều tác phẩm chiến tranh ở mảnh đấy Nam Bộ như Mẹ vắng nhà, Người mẹ cầm súng. Trong đó, nổi bật có truyện ngắn Những đứa con trong gia đình. Cùng phân tích nhân vật Việt và Chiến để hiểu hơn những thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Bài mẫu phân tích phân tích nhân vật Việt và Chiến
Mở bài
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca (quê ở Hải Hậu, Nam Định). Ông sớm mồ côi cha. Mẹ đi thêm bước nữa, nên từ bé ông đã chịu nhiều tủi cực, vất vả. Năm 1943, Nguyễn Thi theo anh họ vào Sài Gòn, tham gia Cách Mạng rồi đứng vào hàng ngũ lượng vũ trang Việt Minh. Ông vừa là chiến sĩ cầm súng chiến đấu, vừa hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ như sáng tác truyện, tranh, bài hát, điệu múa… Tuy không sinh ở Nam Bộ, nhưng Nguyễn Thi rất gắn bó với mảnh đất này. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng của ông đều phác họa nét đẹp của con người nơi này.
Để cảm nhận sâu sắc hơn hồn người Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, độc giả hãy cùng phân tích nhân vật Việt và Chiến. Đây được xem là hai nhân vật kết tinh nhiều nhất những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ vùng Nam Bộ trong thời kì đấu tranh kháng Mĩ. Mỗi một nhân vật đã thể hiện một cách xuất sắc cá tính, phẩm chất con người Nam Bộ. Đó là kiên cường, trung dũng, trung thành với cách mạng, yêu gia đình quê hương và đất nước.
Thân bài
- Luận điểm 1: phân tích nhân vật Chiến
Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình để phần nào thấy được không khí hào hùng và quyết liệt của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đầu tiên là về nhân vật Chiến.
Mở đầu câu truyện, tác giả đã xây dựng hình ảnh nhân vật Chiến thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Trong một lần chiến đấu, Việt bị thương và buộc phải nằm lại chiến trường. Tại đây, Việt đã có thời gian nhớ lại người chị gái của mình. Đó là chị Chiến. Với cách sử dụng nghệ thuật này, nhà văn Nguyễn Thi đã dần mở lối để đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm của các nhân vật. Ngoài ra, cách diễn đạt này còn có thể khiến tác phẩm mang hơi hướng trữ tình, sống động đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
Ngược dòng thời gian cùng Việt, ta thấy chị Chiến hiện ra là một nhân vật có chút gì đó trẻ con nhưng vẫn rất người lớn. Chị là người mà Việt vô cùng quý trọng và yêu thương. Việt nhớ, dù đã tham gia cách Mạng nhưng chị Chiến vẫn chỉ là một cô gái mới lớn, vẫn thích được ngợi khen, vẫn còn tranh công bắt ếch với em trai. Rồi cũng đến cái ngày cả hai chị em cùng đăng kí đi bộ đội. Chiến không cho em đi, một phần Chiến thương em, nhưng một phần vì cô suy nghĩ vẫn còn khá trẻ con: “Tao lớn tao mới đi, mày còn nhỏ, ở nhà phụ làm với chú Năm, qua năm hãy đi”, “Đề nghị mấy anh xét lại cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành”.
Nhưng ở một phương diện khác, nhân vật Chiến lại thể hiện là một cô gái cực kỳ gan góc, tháo vát, đảm đang. Và tận sâu thẳm trong cảm nhận của em Việt, chị Chiến giống mẹ một cách lạ lùng. Việt nhớ lại, chị Chiến có những nét giống mẹ như “hai bắp tay tròn vo … chắc nịch”.. Chị giống má từ cái tư thế nằm với thằng em út. Không những thế, chị Chiến còn lo lắng cho các em từng chút. Đi đâu, nhân vật Chiến cũng luôn trông chừng em, yêu thương em hết mực. Đặc biệt, qua dòng hồi tưởng của Việt, Chiến hiện lên là một cô gái cực kỳ chu đáo, thấu hiểu sự đời. Điều đó thể hiện qua việc trước khi lên đường chiến đấu, Chiến đã thu xếp mọi việc nhà cẩn thận, chu toàn: “thằng Út sang ở với chú Năm, chú nuôi. Còn cái nhà này ba má làm ra thì cho các anh ở xã mượn mở trường học”. Cô gái ấy tuy vẫn còn những tính cách trẻ con, nhưng suy tính việc lớn lại đâu ra đấy. Chiến cho xã mượn ghế, giường ván để dạy học. Đồ đạ trong nhà như cái nồi, cái lu, chén, dĩa…cô đều gửi nhờ nhà chú Năm. Cả việc nhà có năm công ruộng, cô cũng gửi trao lại cho chú Năm và bà con trong xóm làm. Cô tính toán chi tiết để mọi người ở nhà không phải lo lắng. Cô sắp xếp mọi sự ổn thỏa để ra đi chiến đấu được yên tâm.
Có thể nói, nhân vật Chiến là hiện thân của những cô gái miền Nam Bộ luôn giỏi việc nước, đảm việc nhà. Có lẽ khi gấp cuốn truyện lại, độc giả sẽ nhớ mãi câu hói ngắn gọn nhưng hùng hồn, bất khuất của Chiến: “Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất…”. Câu ấy không hề dùng một tư hoa mỹ nào như hy sinh, xả thân vì nước. Nó chỉ là lời khẳng định nhân vật là thân con gái. Có nghĩa là dù là gái hay trai, thì Chiến vẫn sẽ chiến đấu hết mình. Chiến sẽ quyết tâm đánh đuôi quân thù. Nếu đến phút cuối cùng, lũ giặc tàn bạo kia vẫn tồn tại thì cô sẽ chết. Điều đó có nghĩa là cô ấy thà chết còn hơn là sống chung với giặc. Điều này phần nào lý giải được, tại sao khi tham chiến, cô gái trẻ trung ấy lại chiến đấu, dung cảm, kiên cường đến vậy!
Qua hồi tưởng của Việt, ta còn thấy Chiến là hình ảnh tiếp nối của truyền thống gia đình, của ông cha tiên tổ. Mặc dù giờ Chiến trẻ trung hơn. Cô đã tự tay được cầm súng đứng lên chiến đấu với quân thù để bảo vệ đất nước chứ không như bố mẹ ngày xưa. Chiến thực sự là hình ảnh điển hình cho cả một thế hệ tương lai của gia đình, của đất nước.
- Luận điểm 2: phân tích nhân vật Việt.
Trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, độc giả không chỉ yêu thích nhân vật Chiến mà còn cảm mến nhân vật người em trai- Việt.. Cùng với Chiến, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa thành công bức chân dung nhân vật Việt. Ngược dòng thời gian, nhà văn đã cho Việt xuất hiện với phong thái là một chàng trai mới lớn. Bởi vậy, Việt vô cùng hiếu động. Tuổi thơ cậu trôi qua trong bình yên vô tư lự với những trò chơi hấp dẫn như bắt ếch, câu cá, bắn chim…. Việt hiện lên là một cậu bé còn chưa thật sự hiểu việc nhà, việc nước. Điều đó được thể hiện trong cái đêm trước ngày hai chị em lên đường nhập ngũ, khi chị Chiến bàn việc nhà. Trong cái đêm trước ngày lên đường nhập ngũ khi nghe chị bàn việc nhà, cậu ta đã “lăn ra ván cười khì khì”. Đã thế, cậu còn vội chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi lăn ra ngủ quên lúc nào không hay biết. Rồi tới khi đã thành một người lính Việt Minh, nhân vật Việt không từ bỏ thói quen đêm theo ná thun bên mình. Hình ảnh của Việt còn được vẽ qua sự kiện bị thương giữa chiến trường, bị thất lạc đồng đội. Những khi đó, Việt không ề nao núng vì sợ chết, sợ quân địch mà Việt lại đâm ra sợ ma. Khi bị thương giữa chiến trường, thất lạc đồng đội Việt không hề nao núng sợ hãi mà anh lại sợ ma. Đặc biệt, độc giả còn nhớ tới Việt với ý nghĩ sở hữu chị rất trẻ con. Chỉ có những em bé mới tự hào khi được là gì của ai đó. Vì thế, Việt giấu nhẹm chị Chiến. Việt muốn giữ riêng chị. Việt sợ mất chị. Điều này có thể khẳng định, tình cảm giữa chị em Việt và Chiến cực kỳ sâu đậm. Không chỉ là tình máu mủ ruột thịt mà còn có cả tình đồng chí, đồng bào.
Tuy tính còn trẻ con vậy, nhưng Việt cũng như chị Chiến, lại chiến đấu vô cùng anh dung. Dù chỉ mới 18 tuổi nhưng Việt không nề hà lao vào trận địa, những nơi hiểm nguy nhất. Bởi, Việt cũng như Chiến, đã mang trong mình dòng máu cách mạng. Cả hai đều mang dòng mái anh dùng, dòng mái cảu “những người con trong gia đình. Điều này thể hiện ở việc, khi còn rất nhỏ, khi thấy bọn giặt giết cha, Việt đã xông thẳng váo hắn. Lúc trên sa trường, cậu còn lập một chiến công lớn đó là hạ được một xe bọc thép của giặc. Dù bị thương, cuộc sống nơi chiến trận luôn cận kề cái chết, nhưng nhân vật Việt vẫn xem nhẹ. Việt khẳng định: “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng chiến đấu”.
- Luận điểm 3: Ý nghĩa việc hai chị em gửi bàn thờ ba má ở nhà chú Năm
Trước ngày lên đường nhập ngũ, chị em Chiến – Việt đã làm một việc bất ngờ đó là khiêng bàn thờ bố mẹ sang nhà chú Năm gửi. Điều này không chỉ thể hiện sự hiếu thảo, tôn trọng của hai chị em với cha mẹ đã mất mà còn thể hiện lòng quyết tâm của cả hai chị em. Không thể quân giặc động chạm đến gia đình, đất nước. Lúc hai chị em làm việc hiếu nghĩa đó, không khí linh thiêng đã khiến Việt trở nên trưởng thành hơn. Việt bỗng thương chị hơn bao giờ hết và cảm nhận sâu sắc mối thù giặc càng nặng hơn.
Có thể nói, nhân vật Việt và Chiến chính là thế hệ tiếp nối, là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa tốt đẹp nhất của khúc sông trước. Sau đó, khúc sông ấy vươn ra xa hơn, phát huy tốt hơn những truyền thống gia đình, tiên tổ.
Kết bài
Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, ta thấy được, truyện được xây dựng theo kết cấu hiện đại, đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Hai nhân vât cũng chính là sợi dây gắn kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình vơi quê hương, với cách mạng và đất nước. Không gian chiến sự giàu kịch tính và cách sử dụng nghệ thuật thời gian, đã man tới cho tác phẩm mạch chảy không theo tuyến tính nhưng vẫn tạo ra những sự liên tưởng nhiều chiều. Hai nhân vật trung tâm Việt và Chiến thực sự đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho một thế hệ tuổi trẻ khát khao cống hiến ở miền Nam Bộ.
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu