Phân tích ông lái đò trong tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà đầy đủ luận điểm

Phân tích ông lái đò để cảm nhận nét đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi sông Hồng cùng hình ảnh con người tài năng, vượt qua mọi khó khăn thử thách để duy trì công việc.

Bạn đang đọc: Phân tích ông lái đò trong tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà đầy đủ luận điểm

Tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà do Nguyễn Tuân sáng tác. Ông là một người yêu cái đẹp, cái tài, luôn có cách nhìn thiện cảm trước khung cảnh thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc. Ông để lại cho đời những tác phẩm văn học giá trị với số lượng lớn. Trong những tác phẩm đặc sắc nói về thiên nhiên của ông, không thể bỏ qua Người Lái Đò Sông Đà. Cùng phân tích ông lái đò để thấy vẻ đẹp của thiên nhiên, con người mà tác giả muốn truyền đạt.

Phân tích chi tiết ông lái đò của bài văn Người Lái Đò Sông Đà

Người Lái Đò Sông Đà miêu tả về bức tranh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên vùng núi Tây Bắc. Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn gợi nên hình ảnh một người lái đò điều khiển được thiên nhiên. Ông là người mang nét đẹp rất Việt Nam, ví như là một chiến binh, chiến đấu trên sông. Có lẽ ông lái đò giỏi nhất là việc vượt thác tại sông Đà.

Ông lái đò là người nghệ sĩ tài năng
  • Luận điểm 1: Nguồn gốc, lai lịch ông lái đò sông Đà

Hình ảnh ông lái đò được Nguyễn Tuân nhắc đến qua việc làm, kiếm sống hàng ngày. Qua phân tích chi tiết ông lái đò, chúng ta cảm phục nhất là tài năng vượt thác leo đèo. Cái tài, cái đẹp của ông được Nguyễn Tuân đánh giá cao, tương tự như một nghệ sĩ. Ông lái đò dũng cảm, gan dạ, thông minh, am hiểu địa hình gập ghềnh của sông Đà. Sức mạnh dữ dội của dòng sông, nước chảy lớn bao nhiêu thì càng nhấn mạnh thêm sự tài năng, chế ngự thiên nhiên của nhân vật.

Phân tích ông lái đò, chúng ta hiểu rằng đây là nhân vật có tinh thần sắt thép, vì cuộc sống mưu sinh. Nguyễn Tuân không nêu rõ ông lái đò xuất thân từ đâu, chỉ tập trung vào ngoại hình. Ông lái đò là một người vô danh, cống hiến cả một đời người để giúp người đời vượt qua sông. Ông sở hữu một ngoại hình vạm vỡ, khỏe khoắn, luôn tâm huyết với sự nghiệp lái đò. Ngoài ra, ông lái đò đặc biệt yêu cái nghề của mình “ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lung, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”. Cho dù có bao nguy hiểm, ông vẫn quyết một lòng xử lý và vượt qua.

  • Luận điểm 2: Ông lái đò phải đối diện với thiên nhiên, con sông tàn bạo

Ông lái đò chỉ xuất hiện ở một vài tình huống trong tác phẩm, nhưng chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong việc lái đò, tự tin làm chủ được con sông lớn kia. Chung quy lại, ông lái đò chỉ là một chấm nhỏ giữa dòng sông đang gào thét dữ dội. Ông theo nghề lái đò từ hồi trẻ, từng trải trong việc ứng phó với thác dốc đứng, ngọn sóng lớn. “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.

Người lái đò đại diện cho cái đẹp, cái tài
Ông lái đò được tác giả ví như là một người anh hùng chốn sông nước. Hàng ngày, công việc của ông phải chiến đấu với ma trận tại sông Đà, đầy nguy hiểm, gay go. Niềm tin chắc chắn nhất trong suy nghĩ ông lái đò là chắc chắn sẽ thắng, không hề lo sợ. Mặc dù ông đang tham gia cuộc chiến sinh tử với thiên nhiên, chỉ cần một chút sơ hở, sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. “Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Hổ có thể ăn thịt người, chúng ghê rợn, mọi động tác nhanh trong nháy mắt, sông Đà cũng vậy.

Sông Đà với địa hình gồ ghề, đá hòn nhỏ, tảng lớn mọc lên lởm chởm khắp nơi, nguồn nước xoáy, dữ dội tạo nên những con sóng gào thét. “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”. Người lái đò phải thật bản lĩnh, anh hùng lắm mới dám chiến đầu cùng. Mặc dù đây là một cuộc chiến không hề cân sức đối với con người, nhưng họ có trí tuệ. Ông lái đò chưa từng khẳng định mình sẽ chắc thắng, có đôi lần ông gần như bị nuốt chửng trong dòng nước. Chiến thắng nhiều lần cho đến ngày hôm nay là sự cố gắng, kiên cường đến cùng.

  • Luận điểm 3: Ông lái đò là người mưu trí, thông minh, dũng cảm

Ông lái đò hiểu dòng sông Đà hơn cả người yêu, nắm rõ từng luồng nước, vị trí đá lớn, nhỏ. Chính vì nắm rõ đối thủ trong lòng bàn tay, nên ông luôn tự tin chiến đấu mỗi ngày. Ông hình dung được “trong đó có những con thác vô cùng độc dữ, nham hiểm”. Tuy nhiên, với mỗi con thác, ông sẽ xây dựng chiến lược vượt khác nhau, để qua sông thành công.

Phân tích ông lái đò sẽ giúp chúng ta cảm phục hơn trước tài năng vượt thác của ông. Khi lái đò, ông tập trung cao độ, tay luôn nắm chặt cây tầm, mắt nhìn một hướng về phía trước. Ông lái đò thực hiện từng động tác chuyên nghiệp, điêu luyện. Mỗi hành động của ông đều rất kiên quyết, dứt khoát, “kẹp chặt lấy cuống lái”, chủ động đưa đò sang sông. Vô số nguy hiểm, guồng quay của thiên nhiên mà ông lái đò đối mặt hàng ngày. Nếu ông không đủ can đảm, ý chí thì chắc đã bỏ cuộc từ lâu. Người lái đò rõ ràng đang làm chủ trận chiến, thiên nhiên hùng vĩ nhưng không làm khó được ông.

  • Luận điểm 4: Ông lái đò là người nghệ sĩ tài hoa

Ông lái đò kiên cường, chiến thắng mọi guồng quay của sông Đà
Trong tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà, Nguyễn Tuân không miêu tả trực tiếp tài năng nhân vật, mà gợi đến những việc mà ông làm. Qua đó, tác giả giúp chúng ta nhận ra được nét đẹp tài nghệ của người lái đò. Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi về tài năng trèo đèo vượt thác, mà còn tôn vinh nét đẹp người nghệ sĩ. Tài nghệ của ông chuyên nghiệp đến mức lập nên những kết quả diệu kỳ. Trong những tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân đều miêu tả nét đẹp người nghệ sĩ tài ba, giỏi vượt trội hơn người.

Tác giả ví thuyền của ông lái đò như “Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn được”. Từng câu văn thật tinh tế, miêu tả hết những tài năng vốn có của ông lái đò. Nguyễn Tuân gọi ông lái đò là người nghệ sĩ giỏi trong nghệ thuật vượt sông. Con thuyền của ông lái đò như được gắn động cơ, lao nhanh như mũi tên trong hoàn cảnh sóng dữ.

Ông lái đò đặc biệt yêu những khúc sông ngoằn ngoèo, ghềnh thác, để thể hiện được tài năng. Chiến thắng cái khó, cái dữ là một niềm hạnh phúc của ông, việc làm yêu thích hàng ngày. Sau một ngày làm việc, ông trở về gia đình ngồi bên bếp lửa, nấu cơm lam, thưởng thức món ăn ngon truyền thống. Nguyễn Tuân đã miêu tả thành công nhân vật ông lái đò với tài năng đặc biệt thiên bẩm. Miêu tả con người với những điểm khác biệt luôn là sở trường của tác giả.

Kết bài

Phân tích ông lái đò để cảm nhận rõ nhất về con người cũng như quyết tâm trong công việc. Hình tượng ông lái đò được tác giả ca ngợi như một người anh hùng và là nghệ sĩ tài hoa. Ngoài ra, đó cũng là công việc thực, cuộc sống chân thật hàng ngày mà ông lái đò đối mặt. Để xây dựng thành công nhân vật ông lái đò tài năng, tác giả ắt hẳn phải có cái tâm, cái tầm hơn người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *