Phân tích ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Quang Sáng

Tình cảm gia đình luôn là một trong những nguồn đề tài khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Phân tích ông Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, các bạn sẽ cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm cha con sâu đậm, nhất là trong thời chiến tranh.

Bạn đang đọc: Phân tích ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Quang Sáng

Dưới đây là bài văn mẫu phân tích ông Sáu trong chuyện Chiếc lược ngà chi tiết và đầy đủ nhất. Các bạn học sinh lớp 9 có thể tham khảo và vận dụng vào bài làm văn của mình hiệu quả và sáng tạo nhất nhé!

 Mở bài phân tích ông Sáu

Trước khi đi vào phân tích ông Sáu để cảm nhận được tình cảm của ông dành cho bé Thu, chúng ta cần khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng và giới thiệu qua về câu chuyện “Chiếc lược ngà”.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng quê ở tỉnh An Giang. Ông vừa là một chiến sĩ Cách mạng anh dũng vừa là một nhà văn với nhiều sáng tác độc đáo.

Các tác phẩm của ông thấm đượm màu sắc và nhịp sống vùng đất Nam Bộ. Ông viết những tập truyện với một tinh thần làm việc nghiêm túc. Bởi ông luôn quan niệm, người cầm bút là người vừa phải tâm huyết vừa phải trung thực. Mặc dù chưa từng qua trường lớp đào tạo văn chương nào nhưng nhà văn Nguyễn Quang Sáng có một niềm đam mê sáng tác đặc biệt với văn chương. Ông luôn cố gắng là nỗ lực hết mình trong những sáng tác của mình. Và những sự cố gắng của ông đã được đền đáp xứng đáng vì tất cả những truyện ông viết ra đều trở thành các tác phẩm kinh điểm và được chuyển thể thành phim, và tạo được ấn tượng dấu ấn mạnh trong lòng người xem.

Truyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được viết với nhiều thể loại khác nhau, từ truyện ngắn đến các tiểu thuyết dài, rồi kịch bản phim. Và dường như tập sách nào cũng nói về con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ cũng như những năm tháng sau ngày giải phóng.

Nhắc đến những sáng tác của ông, độc giả không thể không nhớ tới tác phẩm Chiếc lược ngà với câu chuyện về tình phụ tử trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Tác phẩm này được nhà văn viết vào khoảng năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn còn rất ác liệt. Một trong những nhân vật chính của câu chuyện đó là nhân vật ông Sáu. Ông là hình tượng đại diện cho hình ảnh người cha Nam Bộ bình dị nhưng có một tình yêu dành cho con gái vô cùng cao quý và thiêng liêng. Phân tích ông Sáu trong tác phẩm các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn về tình cảm cao quý này!

Thân bài chi tiết

Luận điểm 1: giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của ông Sáu

Theo nhà văn Quang Sáng viết, thì ông Sáu chiến sĩ Cách mạng. Nhưng trước đó, ông chỉ là một người nông dân Nam Bộ chính thống. Ông tham gia kháng chiến từ năm 1946. Lúc ông ra đi chiến đấu, thì con gái của ông, cô bé Thu chưa đầy một tuổi. “Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng tên là Sáu. Suốt mấy năm kháng chiến, chị Sáu có đến thăm anh mấy lần. Lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến. Nhưng cái cảnh đi thăm chồng ở chiến trường miền Ðông không đơn giản. Chị không dám đưa con qua rừng. Nghe chị nói có lý anh không trách được. Anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi. Ðến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con…”

Có thể thấy, ông Sáu bắt buộc phải xa con vì chiến tranh chứ bản thân ông cũng không hề muốn điều đó xảy ra. Với việc ông mong muốn vợ đưa con tới thăm mình tại chiến trường cũng như việc cảm thông vì sự khó khăn mà con không đến được, độc giả đã phần nào cảm nhận tình yêu thương vô bờ mà ông Sáu dành cho con.

Luận điểm 2: tình cảm của ông Sáu dành cho con khi mới trở về

“… không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

– Thu! Con”.

Phân tích ông Sáu tới đây, người đọc càng cảm nhận rõ hơn tình yêu thương ông dành cho con gái. Dù chiếc xuống chưa cập bến, ông đã vội vàng nhảy thót lên, rồi vội vàng đi những bước dài và kêu to tên con. Hành động nôn nóng này càng thể hiện sâu sắc hơn tình cảm của ông đang khao khát được gặp con gái như thế nào. Nhưng ông mong ngóng khát khao con bao nhiêu thì cô bé Thu lại phản ứng ngược lại bấy nhiêu. Nhất là khi nhìn thấy ông với sết sẹo đỏ lựng trên mặt, thay vì gọi ba và chạy đến ôm chầm, nó lại quay ngắt bỏ chạy đi tìm mẹ. Quá bàng hoàng và bất ngờ trước thái độ đó của con, ông Sáu đã sa sầm mặt lại, hai tay buông thõng xuống như bị gãy. Thật là một hoàn cảnh thật trớ trêu: “Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

– Ba đây con!

– Ba đây con!

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương, và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Nhà văn Quang Sáng miêu tả tâm lý nhân vật ông Sáu lúc này thật độc đáo và đúng như diễn biến của tâm lý con người. Một cảnh tượng khiến độc giả xúc động đến nghẹn ngào. Vừa thương ông Sáu nhưng cũng không thể giận được bé Thu. Bởi hai người dường như chưa bao giờ gặp nhau. Ông Sáu chỉ thấy Thu qua ảnh, còn Thu chỉ biết tới ông qua lời kể của mẹ. Mà qua lời kể của mẹ, ba Thu không có vết sẹo ghê sợ như ông Sáu.

Luận điểm 3: tình cảm của ông Sáu trong ba ngày phép

Kháng chiến còn khốc liệt, nên ông Sáu chỉ có 3 ngày ít ỏi để bên con. Và trong cả ba ngày ấy ông chỉ quanh quẩn bên con gái và mong chờ cô bé thốt lên tiếng “ba”. Nhưng đáp lại sự ngóng đợi khát khao của ông là thái độ dửng dưng của cô bé. “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi”. Nhất là lúc mẹ bắt nó gọi ông vào ăn cơm. Nó gọi trống không nhưng ông giả vờ không nghe, cố tính để cô bé gọi “ba vào ăn cơm” nhưng cô bé nhất quyết không. Thế rồi ông lắc đầu cười trừ. Nhưng có lẽ đúng như tác giả nói,  có lẽ ông quá khổ tâm không khóc được nên đành cười trừ.

Đỉnh điểm của niềm khao khát ông Sáu mong được bé Thu gọi ba nhưng không được đã xảy ra trong một bữa cơm. Khi đó, “anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào cái chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”

Ông Sáu đã làm nhiều điều cho con chỉ để mong con bé gọi một tiếng “ba’” thế nhưng vẫn không được. Bao cảm xúc nhớ thương dồn nén cũng nỗi đau đến tột cùng khiến ông không kiềm chế được đã đánh con. Qua đây chúng ta có thể thấy, trên chiến trận, ông Sáu là một người cứng rắn nhưng khi đứng trước con gái, trước tình cảm gia đình ông Sáu cũng như bao người đàn ông khác rất dễ xúc động và nhiều tình yêu thương.

Luận điểm 4: hình ảnh ông Sáu trong thời khắc chia ly

Phân tích ông Sáu đến đây, độc giả đều thương xót cho cả hai cha con. Tình cảm của người cha quá đỗi thiêng liêng, trong khi cô bé Thu lại chưa dễ dàng chấp nhận. Đến ngày cuối cùng, trước khi ông rời đi, cô bé mới bắt đầu có sự thay đổi. Cô bé không cau có, nhăn nhó nữa mà vẻ mặt đượm buồn, nét buồn của trẻ thơ vừa dễ thương vừa đáng yêu đến lạ.  Còn ông Sáu, lúc sắp ra đi, ông không còn nỗi giận nữa mà nhìn con với ánh mắt trìu mến pha chút buồn và bất lực.  Trong khi ông nghĩ rằng tiếng “ba” kia sẽ chẳng bao giờ nghe thấy thì đúng lúc đó bé Thu gọi lớn ông “ba” rồi ông chặt lấy cổ ông, hôn lên vết sẹo của ông. Quá xúc động, oogn Sáu khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt người cha và người con khiến những người chứng kiến lẫn độc giả cũng không kìm được dòng lệ. Qua đây, chúng ta có thể thấy, dù chiến tranh có khốc liệt thế nào, dù thời gian có bào mòn đi tất cả thì vượt lên trên hết, tình cha con vẫn luôn thật gắn bó, cao quý và thiêng liêng.

Luận điểm 5:  ông Sáu ở căn cứ

Tình yêu dành cho con gái của ông Sáu không dừng lại nó mà còn được nhà văn miêu tả qua nhữn ngày ông trở về căn cứ. Ông Sáu ân hận vì đã đánh con. Vì quá nhớ con, ông đã tìm bằng được mảnh ngà voi để tỉ mẩn làm tặng con chiếc lược ngà. Mỗi ngày, từng chút một ông lại chau chuốt cho chiếc lược, để rồi mỗi khi nhớ con ông lại mang ra ngắm. Nhưng rồi, chưa kịp tặng lược cho con, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, điều trăn trối ông gửi lại đồng đội không việc gì khác ngoài chiếc lược ngà phải gửi tới tận tay con gái. Quả là một người cha cao cả, cả cuộc đời hy sinh vì tổ quốc và vì cả con và gia đình.

Kết bài chi tiết phân tích ông Sáu

Phân tích ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà, độc giả không khỏi cảm động trước tình cảm phụ tử thiêng liêng, cao quý. Dù cho hoàn cảnh ra sao thì tình cảm ấy vẫn luôn tồn tại mãi mãi trong trái tim cả người cha lẫn người con.

Đọc tác phẩm, người độc cũng thấy rõ được lối kể chuyện thật thà, đạm chất Nam Bộ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *