Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Phân tích Phú Sông Bạch Đằng để thấy con sông lịch sử, con sông hào hùng của dân tộc Việt Nam được tác giả Trương Hán Siêu thể hiện tài tình như thế nào qua những con chữ của mình.

Bạn đang đọc: Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Lòng yêu nước, niềm tự hài dân của Trương Hán Siêu trước những chiến thắng lẫy lừng mà quân dân nhà Trần đạt được trên sông Bạch Đằng. Bên cạnh đó, bài thơ còn ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Để thấy được những “giá trị” cốt lõi, chúng ta cùng đi vào phân tích Phú Sông Bạch Đằng. Từ đó, thấy được vai trò và vị trí của con người trong lịch sử, đề cao đạo lí chính nghĩa.

Bài mẫu phân tích

Lúc nhà Trần suy yếu, các vua đời hậu Trần lại mải mê đắm mình với chiến thắng của cha ông trước đó. Cho nên, chỉ mải mê ăn chơi trác táng, hưởng thụ mà không hề đoái hoài đến việc dân, việc nước. Bởi thế, trong một dịp du ngoạn Bạch Đằng- nơi mà quân ta đã 2 lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên. Nhà thơ Trương Hán Siêu vừa nhớ tiếc các bậc anh hùng xưa, vừa cảm khái, tự hào mà viết nên bài thơ này.  Bài thơ Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán. Kiệt tác này được đánh giá hay vào bậc nhất trong văn chương thời trung đại.

Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Phú Sông Bạch Đằng bài thơ của Trương Hán Siêu

Vô cùng đau lòng trước thực trạng vua quan thời hậu Trần lãng quên đi trách nhiệm chấn hưng đất nước. Vì vậy, Trương Hán Siêu đã vô cùng đau lòng, cho nên ông đã quyết định đi ngao du sơn thủy và bắt được những cảm xúc hào hùng thành thơ. Sông Bạch Đằng, như một chứng nhân lịch sử, nơi chứng kiến những thăng trầm của quân dân Đại Việt.

“Khách có kẻ:

Giương buồm giăng gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”

Qua ngòi bút điêu luyện của ông, con sông lịch sử Bạch Đằng được hiện lên hết sức tài tình. Ở thời thế chiến đấu nó là con sông anh hùng, vào thời bình nó là một con sông vô cùng hài hòa bởi dòng chảy lặng lẽ.  Mà vẻ đẹp bình dị này lại vô cùng thu hút người khác, đặc biệt là một người khách thưởng ngoạn như Trương Hán Siêu.

Không gian rộng của dòng sông Bạch Đằng, tác giả lại nhớ tới những người xưa hay những địa danh của Trung Quốc như Nguyên, Tương, Vũ Huyệt. Đoạn đầu, nhà thơ toàn viết về địa danh của Trung Quốc thông qua những chuyến đi kì thú của những vị khách xưa.

“Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt

Nơi có người đi đâu chẳng biết

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng khí bốn phương còn tha thiết”

Ở khổ thơ này, nhà thơ đã điểm qua những con người mang trí phiêu lưu, thưởng ngoạn cùng với các địa danh quen thuộc như “Cửu Giang”, “Ngũ Hồ”, “Tam Ngô”, “Bách Việt” cho đến “Đầm Vân Mộng”. Mặc dù, ở những nơi rất quen thuộc nhưng người khách du ngoạn vẫn tìm được những thú vui, đối tượng để khám phá, thỏa mãn cái chí tung hoành. Phân tích Phú Sông Bạch Đằng kỷ ở đoạn thơ này, chúng ta sẽ thấy được ông nêu và ca ngợi những con người có chí thưởng ngoạn, ngao du một cách khéo léo.

Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Nêu và ca ngợi những con người có chí thưởng ngoạn, ngao du

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều

Bát ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”

Đọc những vần thơ tha thiết này, ta thấy được tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cùng với niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc ta một cách rõ nét. Bởi, ở đoạn thơ này hình ảnh của con sông Bạch Đằng lại được gợi ra trong niềm tự hào.

Ở đoạn này, nhà thơ đã mô tả lại rất rõ nét quá trình mình đến được con sông Bạch Đằng. Cụ thể là qua cửa Đại Than, và ngược dòng bến Đông Triều. Có lẽ, Đông Triều và Đại Than là 2 địa danh mà người Việt biết rõ. Bởi nó thuộc tỉnh Quảng Ninh, là  con đường dẫn nhà thơ đến sông Bạch Đằng lịch sử.

Đến sông Bạch Đằng, dòng nước chảy xuôi, êm đềm hơn rất nhiều, xa xa đó là những con sóng kình. Mà những con sóng của thiên nhiên đất trời này lại nối đuôi nhau dài đến “muôn dặm”. Và dưới sự cảm nhận của nhà thơ thì hình ảnh những con sóng còn mang hình dạng độc đáo  “Thướt tha đuôi trĩ một màu”. Một điều phải kể tới nữa là cảnh sắc trên dòng sông Bạch Đằng dưới cái cảm nhận của nhà thơ cũng thuộc hàng kỳ vĩ “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”.

“Bờ lau san sát, bến lác đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

Dữ dội, oai hùng ngày ấy, còn bây giờ khi đã giành được độc lập thì con sông Bạch Đằng dường như trở nên lặng lẽ hơn. Thậm chí, qua mô tả của nhà thơ thì có chút gì đó đìu hiu, hoang vắng, ven bờ sông thì um tùm cỏ lau. Tâm trạng nhà thơ bỗng man mát buồn, vì khung cảnh này, vừa buồn vừa xen lẫn chút nuối tiếc cho nên “đứng lặng giờ lâu”.

Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Hình ảnh con sông Bạch Đằng ngày nay vô cùng lặng lẽ

Đoạn thơ này, dường như nhà thơ đã nhớ lại ký ức lịch sử hào hùng ngày nào ở hai trận đánh quân Nguyên- Mông oai hùng, lẫm liệt.  Nhưng, thời gian vô tình trôi mà làm phai mờ đi những dấu vết lịch sử: “Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Đoạn thơ đã biểu lộ được sự xúc động, lòng tiếc thương, biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng liệt sĩ đã đem xương máu của mình để bảo vệ dòng sông và sự tồn vong của dân tộc Việt.

Nói tóm lại, trước cảnh sông nước hùng vĩ và thơ mộng ấy trên con sông Bạch Đằng.  Cảm xúc của tác giả lúc này cảm thấy vui buồn lẫn lộn. Trong suy nghĩ đã tức cảnh thành thơ một cách xuất sắc. Chúng ta dễ dàng thấy được một nỗi buồn cao đẹp qua những câu thơ có âm hưởng trầm lắng, cùng với điệu cảm khái như trên.

“Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói

Trận đánh được thua chửa phân

Chiến lũy Bắc Nam chống đối”

Tác giả vẫn đang trong dòng hồi tưởng về quá khứ đấu tranh oai hùng của dân tộc một thời đã qua. Cho nên, Ông đã mô tả lại một cách chân thực trận thuỷ chiến, khắc họa thật cô đọng, với câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết.

Đọc những vần thơ hay trên, ta thấy được cách ngắt nhịp nhàng, lối đối ngẫu chặt chẽ cùng với một loạt hình động để thể hiện không khí trận mạc quyết liệt ở trên sông Bạch Đằng.  Ở khổ thơ này, người đọc dễ dàng hình dung được sự đông đảo của lực lượng tham chiến lẫn khí thế quyết chiến của cả hai bên. Khốc liệt, dữ dội trong cuộc chiến mà cả hai bên đều ngang tài, ngang sức với nhau.

Phân Tích Phú Sông Bạch Đằng Của Nhà Thơ Trương Hán Siêu

Hình ảnh quyết liệt ở trên sông Bạch Đằng ngày ấy

Kết luận

Phân tích Phú Sông Bạch Đằng của nhà thơ Trương Hán Siêu để ôn lại những trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của người dân Việt. Đồng thời củng cố thêm niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Có thể nói rằng, tác giả Trương Hán Siêu đã khéo léo xây dựng hình tượng con sông Bạch Đằng hết sức kì vĩ, tráng lệ trong không gian quá khứ cùng với một con sông Bạch Đằng hiện tại lặng lẽ, hiu quạnh. Dòng sông ấy trầm mình sau những chiến tích trong trận đánh Mông- Nguyên để ngàn đời sau thế hệ con cháu vẫn luôn tự hào, cũng như ghi nhớ về những di tích lịch sử, chiến công vĩ đại của cha ông ta để lại.

Nếu bạn có niềm hứng thú để chia sẻ những bài phân tích hay, đừng quên để lại bình luận ở dưới để cùng phantich.com.vn tô điểm cho bức tranh văn học Việt Nam thêm “màu sắc”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *