Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

Thông qua việc phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, chúng ta sẽ cảm nhận rõ rệt, sự biến chuyển của một con người hiền hậu thành một con quỷ dữ như thế nào, dưới chế độ phong kiến thối nát. 

Bạn đang đọc: Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

Mỗi người sinh ra đều có những vân tay khác nhau. Các nhà văn cũng vậy! Họ có những “vân văn” hoàn toàn khác biệt. Họ sống được là nhờ vào nhân vật. Họ được độc giả nhớ tới chính là qua những tác phẩm văn học, những đứa con do họ nhào nặn ra. Và Nam Cao cũng vậy. Ông đã “đẻ” ra một nhân vật Chí Phèo quá ấn tượng. Vì thế, người ta không chỉ tìm hiểu về thân phận Chí Phèo, xót thương cho cuộc đời Phèo, mà còn phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo để yêu hơn tác phẩm, cảm hơn thông điệp của nhà văn.

Bài mẫu phân tích

Mở bài

Trước khi đi vào phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, chúng ta cần nắm qua thông tin về tác giả và tác phẩm. Theo đó, Nam Cao là một cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8. Những tác phẩm của ông đã góp vai trò to lớn ghi dấu một giai đoạn lịch sử xã hội thời bấy giờ. Chính vì sự độc đáo ấy mà tác phẩm “Chí Phèo” của ông đã trở thành kiệt tác, đã dược dựng thành phim. Nhân vật Chí Phèo cùng sự tha hóa của hắn hấp dẫn, thực tế đến nỗi trở thành biểu tượng cho những anh nát rượu từ ngay xưa và tới tận bây giờ.

Thân bài

Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn đã khắc họa chi tiết diễn biến, quá trình bị tha hóa của Chí Phèo. Hắn từ một chàng thanh niên lực lưỡng, điển trai, hiền lành, bỗng trở thành một người mà thể xác lẫn tâm hồn đều bị tha hóa, trở hành một tết đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ, chuyên đi phá hoại hạnh phúc của người khác…

  • Luận điểm 1: Tuổi thơ dữ dội

Không ai sinh ra đã là độc ác, thô lỗ cộc cằn. Và Chí Phèo cũng vậy. Tuy nhiên, số phận Chí bi đát hơn, khốn nạn hơn người bình thường. Bởi hắn sinh ra đã không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, “tứ cố vô thân”, một tấc đất cắm dùi cũng không có. Khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao kể rằng, hắn sống được là nhờ sự tốt bụng của người dân làng Vũ Đại. Người ta nhặt hắn về nuôi từ trong cái lò gạch cũ. Giả sử nếu khi đó, không ai trông thấy hắn, không ai chịu nuôi hắn, chắc gì đã có Chí ngày nay.

Tuy nhiên, cuộc đời không có giá như. Chí đã sống và lớn lên giữa tình yêu thương của bà con làng Vũ Đại. Sự hiền hậu, chất phác của dân làng dần dần nuỗi dưỡng và ngấm vào hắn. Chí Phèo lớn lên thật mạnh khỏe, thật cường tráng và cũng thật nhân từ. Hắn “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”. Hắn chăm chỉ cày thuê cuốc mướn, làm đủ mọi việc để kiếm sống chân chính. Hắn cũng như bao chàng trai khác, từng mơ mộng giản đơn về một mái ấm gia đình, nơi có ngôi nhà nhỏ, với vợ và đàn con thơ.

Điều này chứng tỏ, hắn yêu nếp sống thanh bình, không bon chen. Hắn không tham giàu sang, không màng danh lợi. Hắn biết thân biết phận. Không những thế, Chí Phèo còn rất tự trọng. Khi mụ bà ba Bá Kiến gọi Chí lên đấp lưng, bóp chân Chí Phèo cảm thấy nhục. “…Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run…”. Điều đó cho thấy, dù không được học hành nhưng Chí vẫn có ý thức lớn về nhân phẩm, biết đúng sai phải trái.

  • Luận điểm 2: Quá trình tha hóa của Chí Phèo

Khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo, người đọc dễ dàng nhận ra những điều gì đã tạo ra một con người như thế. Đó là bắt đầu tự sự kiện, Chí bị bắt vào tù. Chả là theo Nam Cao kể, năm Chí hai mươi tuổi. Hắn làm canh điền cho ông lý Kiến. Hắn trai tráng lực lưỡng, nên mấy lần vợ ba của Bá Kiến bắt hắn xoa bóp chân, xoa bụng đấm lưng. Ông Lý thấy vậy thì nổi cơn ghen. Ông dùng quyền quy cả mình để hô biến Chí thành tên phạm tội và phải chịu cảnh tù đày. “Ông lý thì hay đau lưng lắm; người có bệnh đau lưng thì hay sợ vợ mà chúa đời là khoẻ ghen. Có người bảo ông lý ghen anh canh điền khoẻ mạnh mà sợ bà ba không dám nói…Chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện rồi nghe đâu phải đi tù”. Dân làng Vũ Đại chẳng biết hắn vào tù ra tội bao năm, nhưng hắn đi biệt dạng tận bảy, tám năm rồi một hôm lù lù xuất hiện.

Chế độ tàn khốc của nhà tù thực dân phong kiến đã biến hắn thành một kẻ hoàn toàn khác. Hắn chẳng còn là chàng trai Chí Phèo lực điền như trước nữa. Nam Cao miêu tả: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” Hắn không chỉ tha hóa về nhân hình mà tâm tính hắn cũng bị biến dạng. Người ta chẳng thể tìm thấy đâu hình ảnh Chí Phèo chăm chỉ cày sâu cuốc bẵm, nuôi ước mơ giản đơn nữa.

Giờ đây, Chí Phèo là một thằng du côn, luôn uống rượu say khướt. Hắn trở thành tay đâm thuê, cướp mướn cho cụ Bá. Hắn hành xử như một kẻ mất trí, luôn mồm chửi bới tất thảy những ai hắn gặp, hắn thấy hay nghĩ tới. Dường như hắn cố tình say cho quên sự đời. Vì chỉ khi thằng say làm bậy, người ta mới không chấp nhặt. Chỉ khi say Chí chửi, Chí rạch mặt ăn vạ và la làng, người ta mới không thèm quan tâm đếm xỉa. Hắn tha hóa đến độ, dân làng thấy hắn là tránh xa. Hắn chửi mặc hắn, ai cũng nghĩ chắc hắn trừ mình ra.

  • Luận điểm 3: Mặc dù bị tha hóa về hình hài và nhân phẩm nhưng Chí vẫn còn tính người.

Điều đó thể hiện rõ khi hắn và Thị Nở gặp gỡ nhau. Tình người, tính người trong hắn như sống lại, bừng tỉnh sau cơn mê. Nhà văn miêu tả cảm úc của Chí Phèo khi thấy Thị Nở mang cho bát cháo hành thật xuất sắc và cảm động: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho…Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”. Lần đầu tiên, từ khi ra tù, hắn cảm thấy “sợ rượu”. Đây có lẽ là dấu hiệu thức tỉnh về lý trí rõ rệt nhất nhất.

Chỉ khi người ta ý thức được giá trị của bản thân người ta mới không mượn cớ để quên đi. Không những hắn còn cảm nhận được tiếng chim hót, tiếng người nói… những thanh âm quen thuộc của cuôc sống. Cũng đúng lúc này, hắn nhận ra mình thật cô độc. Hăn them khát trở về ngày xưa, cái ngày mà hắn nuôi dưỡng những giấc mơ giản dị.

Những tưởng rằng đến đây, nhà văn có thể tạo ra một đám cưới, kết thúc có hậu cho đời Chí nhưng không phải vậy. Nam Cao không thể khi xã hội phong kiến vẫn còn tồn tại. Các xã hội bất công ấy đã chối bỏ người lầm đường lạc lối như Chí quay lại làm người. Do đó, khi bị Thị Nở từ chối, Chí đau đớn “ôm mặt khóc rung rức”. Hắn nốc đẫy rượu rồi quyết đi tìm con mụ Nở để giết. Nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào hắn lại đến nhà Bá Kiến. Hắn đòi Bá Kiến trả lại cho hắn lương thiện. Nhưng khổ nỗi không ai cho hắn. Thế là hắn giết Bá Kiến rồi tự kết thúc đời mình. Một cái kết bi thảm cho một con người bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Trong cả quá trình ấy, đã  có lúc Chí Phèo tỉnh ngộ, khát khao được làm người lương thiện. Thế nhưng xã hội phong kiến không chấp nhận những kẻ tha hóa. Xã hội ấy chỉ có thể loại bỏ những con người như Chí ra khỏi vòng quay mà thôi.

Kết bài

Nam Cao là một trong những nhà văn có khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật vô cùng độc đáo. Điều đó được minh chứng rõ ràng khi phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Với nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật cùng bút pháp hiện thực phê phán, nhà văn đã tạo nên một Chí Phèo thật khác lạ, thật điển hình. Chí Phèo là Chí Phèo nhưng Chí Phèo cũng là điểm chung của rất nhiều số phận trong xã hội đương thời.  Chính vì quá sống động, quá chân thực mà nhắc đến Nam Cao là người ta nghĩ ngay tới cha đẻ của “Chí Phèo”.

>> Xem thêm: Phân tích Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *