Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo để thấy đây là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại được tác giả Nam Cao tái bút. Bằng sự tài tình của mình, Ông đã phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân bị tha hóa thông qua hình ảnh nhân vật “Chí Phèo”.
Bạn đang đọc: Phân Tích Quá Trình Thức Tỉnh Của Chí Phèo đầy đủ luận điểm
Bài mẫu phân tích quá trình thức tỉnh của chí phèo
Những điểm sáng tạo của tác giả Nam Cao được kết tinh từ hình ảnh nhân vật Chí Phèo. Đặc biệt là trong những trang văn mà tác giả đã diễn tả tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở. Bằng ngòi bút điêu luyện của mình, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thê thảm, trong đó có đầy sự bi thương của kiếp người sống lương thiện, tuy nhiên chính sự đói nghèo của xã hội bấy giờ đã tha hóa cả linh hồn lẫn thể xác. Trong đó, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo cùng với những bi kịch kinh hoàng mà hắn ta phải nếm trải, chịu đựng trong cuộc đời của mình. Hãy cùng phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo trong bài viết này để thấy rõ sự tài tình của Nam Cao.
- Luận điểm 1: Hình ảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở
Qua ngòi bút của Nam Cao cho thất, nhân vật Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện. Nhưng, sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù và cũng chính nhà tù Thực dân đã biến 1 Chí Phèo lương lương thiện trở thành một con người khác (thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính).
Trước khi gặp Thị Nở thì Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Thể hiện qua chi tiết ở trong tù ra với “cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen lại”, “cái ngực phanh ra đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm trùy trông gớm chết”. Hắn chìm trong men rượu, trong cơn say hắn đã làm biết bao tội ác, hắn phá vỡ hạnh phúc của biết bao nhiêu gia đình, hắn làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện, …
Nhưng cuộc gặp gỡ định mệnh trong cơn say với Thị Nở, ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng đã đem tới những biến chuyển tâm lý rõ rệt trong Chí Phèo.
- Luận điểm 2: Tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
Nhờ gặp gỡ Thị Nở, hắn đã thức tỉnh phần người trong Chí, giúp hắn cởi bỏ cái vỏ quỹ dữ để sống lại làm người và cũng khao khát hoàn lương, lương thiện.
Đặc biệt, chi tiết khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo vô cùng ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”. Bởi, hắn xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc hắn như vậy: “đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi bàn tay đàn bà”.
Hắn muốn làm nũng với Thị, hắn thấy lòng thành trẻ con. Chính gặp người đàn bà này đã làm hắn thèm sự lương thiện. Thứ tình yêu của Thị Nở dành cho hắn khiến hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về. Nhờ tình yêu của Thị khiến hắn nhen nhóm lên hy vọng và mong ước có một gia đình. Chi tiết này được thể hiện qua: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.
Có thể nói rằng, Nam Cao đã xây dựng một tâm trạng Chí Phèo khá thành công qua diễn biến tâm trạng của Chí. Hắn trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, cảm xúc này mang đến cho hắn niềm vui, niềm hy vọng và mong ước được trở về làm người lương thiện. Tình yêu của Thị đã mở đường cho hắn : “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao… Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được’‘.
- Luận điểm 3: Từ bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đến sự thức tỉnh nhận rõ kẻ thù
Tình yêu của hắn bị ngăn cấm bởi bà cô của Thị, bởi thế khi bị Nở từ chối, Chí đã vô cùng thất vọng, đau đớn. Chi tiết: “Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo” . Chính vì điều này đã trở thành định kiến khắc nghiệt lấp mất lối về của hắn, khi mà hắn muốn được làm người lương thiện.
Một lần nữa bị hắt hủi, ruồng bỏ phũ phàng nên hắn lại tiếp tục tìm đến men say. Nhưng, càng uống hắn càng tỉnh và càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình. Sự phẫn uất, cùng với tuyệt vọng khiến hắn xách dao định tới nhà của Thị Nở. Trong ý định thì hắn muốn đến nhà đâm chết con “khọm già”, con “đĩ Nở” . Tuy nhiên, sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch của cuộc đời đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn hắn tới thẳng nhà Bá Kiến.
Tiếng kêu của hắn ở cuối tác phẩm: ”Tao muốn làm người lương thiện!… Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh vết chai trên mặt này?…”. Chí Phèo đã giết bá Kiến rồi sau đó hắn tự sát, tự hủy diệt đời mình để giải quyết sự bế tắc của số phận. Qua chi tiết Nam Cao dựng lên như thế này, cho thấy được : Sự thức tỉnh về quyền sống, không chấp nhận được cuộc sống của một con quỷ dữ nữa, hắn muốn hoàn lương mà xã hội đâu cho.
Kết bài
Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, với cái kết thật nghẹn trong lòng. Cái chết của Chí, chăng đỉnh cao của bản cáo trạng tố cáo chế độ phong kiến thực dân là máu của Chí, là nhân mạng? Và cái chết như là biểu dương nhân cách, nhân tính. Qua đó nói lên khả năng bậc thầy của tác giả Nam Cao trong việc miêu tả phân tích tâm lý nhân vật.
Có thể nói rằng, Nam Cao đã lớn tiếng đòi tự do, hạnh phúc cho con người. Với lưỡi xẻng ngôn từ cùng với tài năng vốn có của mình. Ông đã “tìm tòi”, “khơi được những nguồn chưa ai khơi”.