Sông Hương là “nhân vật” chính trong tác phẩm “Ai đặt tên cho dòng sông”. Phân tích sông Hương của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là cách để đi tìm lời giải cho câu hỏi ấy.
Bạn đang đọc: Phân tích sông Hương trong tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Phân tích sông hương chi tiết
Mở bài
“Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký được tác giả Ngọc Tường sáng tác tại Huế vào năm 1981. Đây là tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc cho phong cách văn chương của nhà văn Hoàng Phủ. Phân tích sông Hương trong tác phẩm văn xuôi này mới thấy rõ vốn kiến thức phong phú cả nhà văn. Có am hiểu văn hóa, lịch sử, địa lí, triết học, có yêu con người xứ Huế lắm, tác giả mới có thể tạo nên những áng văn mê đắm lòng người như vậy.
Thân bài
- Luận điểm 1: Vẻ đẹp thượng nguồn sông Hương
Chúng ta đã từng biết tới dòng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong đó, Nguyễn Tuân cũng đã dành rất nhiều đất để nói về dòng sông hùng vĩ ấy. Nhưng dòng sông đó cũng chỉ là nhân vật phụ, làm bàn đạp để người lái đò nổi bật lên. Nhưng trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” thì khác, sông Hương đã chễm chệ chiếm ngôi vị trung tâm.
Khi phân tích sông Hương trong tác phẩm này, chúng ta có thể thấy nhà văn Ngọc Tường có vốn hiểu biết về dòng sông rất phong phú và sâu sắc. Đầu tiên là vẻ đẹp ở thượng nguồn. Sông Hương ở đây được nhà văn phác họa bằng những lối so sánh sánh thú vị, hấp dẫn.
Ông ví von sông Hương như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Bằng cách dùng câu văn dài, nhưng tách biệt thành nhiều vế với liên tiếp các cụm động từ mạnh như “rầm rộ’, “cuộn xoáy”, nhà văn Ngọc Tưởng đã khoác cho sông Hương vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ và bí ẩn. Tuy nhiên, sông Hương ở vùng thượng nguồn vẫn có chỗ mang vẻ đẹp “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Đặc biệt, tác giả đã ví sông Hương ở thượng nguồn với hình ảnh “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, và cả như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Đúng vậy! Các con sông đều bắt đầu từ thượng nguồn. Bởi thế, thượng nguồn sông Hương chính là cội rễ, là mẹ, đã sinh và dưỡng nuôi, chở che văn hóa truyền thống của xứ Huế. Sông Hương ở đây hội đủ đa tính cách, có lúc dữ dội có lúc lại dịu êm, hiền từ.
- Luận điểm 2: Sông Hương bình dị nơi ngoại vi thành phố
Phân tích sông Hương ta có thể thấy, trên thượng nguồn, dòng sông ấy là một “nhân vật” hội tủ nhiều đặc điểm cá tính. Nhưng khi về đến ngoại vi thành phố, sông Hương bỗng trở nên trầm mặc lạ kỳ. Với sự quan sát tinh tế và nhạy cảm của của tâm hồn, tác giả đã vẽ sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Không phải là em bé, cũng chẳng phải là phụ nữ, mà với tác giả, sông Hương lúc này như người con gái đang khoe những đường cong mềm mại. Để đi vào thành phố, dòng sông đang vươn sức uốn lượn. Không những thế “nàng sông” ấy còn vô cùng đỏm dáng và luôn biết cách làm mới bản thân. Điều đó được tác giả lột tả qua hình ảnh thay đổi màu áo liên tục của sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
Dòng sông ở ngoại vi đáng yêu là thế, duyên dáng là thế, nhưng khi chảy qua “những rừng thông u tịch”, “lăng tẩm đồ sộ”, “nàng ấy” vẫn biết thay đổi để trở nên trầm mặc, mang vẻ đẹp “như triết lí, như cổ thi”. Có lẽ, tác giả phải gắn bó với sông Hương rất lâu. Có lẽ nhà văn phải ngắm và dõi theo sông Hương rất kỹ mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp hài hòa ấy, mới có thể sử dụng những câu từ, hình ảnh miêu tả chính xác, lắng đọng như vậy!
- Luận điểm 3: Sông Hương trầm mặc trong lòng xứ Huế
Tạm rời xa sông Hương ở ngoại vi thành phố, chúng ta tiếp tục theo dòng sông đi vào trung tâm thành phố. Oa! Trước mắt người đọc là một sông Hương thật khác lạ. Nó đúng như tác giả khắc họa, là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.
Dừng chân tại đây, độc giả không chỉ được ngắm nhìn sông Hương kỹ hơn, chi tiết hơn mà còn được mở mang tầm mắt khi dõi theo những dòng sông đặc biệt khác qua lời kể của nhà văn. Đó là sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét và sông Lê-nin-grat của Nga. Phân tích sông Hương, ta dễ dàng nhận thấy giữa các dòng sông đều có điểm chung là có những đoạn nằm trong lòng thành phố. Thế nhưng, sông Hương khác ở chỗ, nó vẫn giữ được cho Huế vẻ đẹp của một đô thị cổ kính với cây đa, cây cừa cổ thụ, với ánh lửa thuyền chài lập lòe trong màn đêm… Ngoài ra, sông Hương không giống như các dòng sông khác. Nó không chảy nhanh, với lưu tốc mạnh mẽ. Nó lặng lờ trôi, chầm chậm “cơ hồ chỉ còn là mặt hồ yên tĩnh”. Không dừng lại đó, sông Hương ở khúc này còn giống như hình ảnh “một người tài nữ đánh đan lúc đêm khuya”, vừa da diết vừa hữu tình. Quả thật, ngắm nhìn sông Hương giữa thành phố Huế như bản tình ca dịu dàng, mơ màng. Dường như nó sinh ra là để dành cho Huế. Và nó cũng chỉ có thể mang tên “sông Hương” chứ không thể là tên nào khác.
Phân tích sông Hương, ta không chỉ thấy vẻ đẹp quyến rũ mà còn cảm nhận được vai trò to lớn của dòng sông. Với kiến thức văn hóa sâu rộng, tác giả đã cho độc giả thấy được tầm quan trọng của sông Hương trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Dòng sông hiền hòa, nên thơ ấy đã từng là dòng sông biên thùy xa xôi của thời kì trung đại. Nó gắn liền với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Để rồi đến thế kỉ XIX, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 và mùa xuân 1968, dòng sông đã góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Hơn thế nữa, sông Hương là nhân chứng trường tồn nhất về lịch sử bao thăng trầm, hưng thịnh của cố đô Huế. Nó chính là nơi kinh thành Phú Xuân soi bóng. Mỗi khúc quanh, mỗi đoạn uốn lượn của dòng sông đều chứng kiến và khắc ghi dấu ấn những sự kiện không bao giờ quên của nước non Việt Nam. được sông Hương chứng kiến và ghi lòng tạc dạ.
Càng đọc, càng phân tích sông Hương, càng thấy lối viết tùy bút của tác giả vô cùng sinh động và sáng tạo. Với sự tài hoa về câu chữ, nhà văn Ngọc Tường đã hô biến sông Hương thành một “nàng thơ” đầy cá tính, lúc cần e ấp thì e ấp, lúc cần đằm thắm là đằm thắm và lúc mạnh mẽ quyết đoán là mạnh mẽ quyết đoán. Có thể khẳng định, tùy bút “Ai đặt tên cho dòng sông” đã mang tới cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về sông Hương. Và dòng sông ấy chính là biểu tượng đẹp nhất, xứng đáng nhất trong hàng nghìn năm văn hiến của vùng đất cố đô Huế.
Kết bài
Thật hiếm có tùy bút nào về cảnh sách thiên nhiên lại đẹp và chứa đựng nhiều thông điệp như “Ai đặt tên cho dòng sông” của tác giả Ngọc Tường. Phân tích sông Hương là một lần nữa khẳng định óc sáng tạo và sự liên tưởng tài tình của nhà văn khi miêu tả dòng sông. Đồng thời, ông còn cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế đặc sắc. Nhà văn thực sự đã họa vào lòng độc giả một bức tranh xứ Huế và sông Hương sơn thủy hữu tình. Đó là nét đẹp thiêng liêng, quen thuộc. Là nét riêng của cố đô mà không nơi nào có được. Đọc “Ai đặt tên cho dòng sông” càng thúc giục độc giả tới thăm sông Hương xứ Huế. Để có thể thấy tận mắt, xem tận nơi, để có thể chiêm ngưỡng dòng sông kỳ diệu ấy cho thỏa nỗi lòng.