Phân tích sóng khổ 1 2 của thi sĩ Xuân Quỳnh là một trong những đề thi hay kiểm tra, để làm được dạng bài này các em cần phải đọc nhiều văn phân tích và nắm được nội dung chính cuẩ khổ thơ đầu. Hãy cùng phantich.com phân tích đề bài này nhé.
Bạn đang đọc: Phân tích sóng khổ 1 2 của thi sĩ Xuân Quỳnh đầy đủ
Văn mẫu phân tích Sóng khổ 1 2 của Xuân Quỳnh
Mở bài
Nhà thơ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, bà là một trong những nữ nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng, phá cách trong tư duy và được nhiều người biết đến. Rất nhiều tác phẩm của Thi sĩ đi vào lòng người của biết bao thế hệ như Thuyền và biển, tiếng gà trưa, thơ tình cuối mùa thu… Đặc biệt tác phẩm Sóng – một trong những tác phẩm nói về những khát vọng tình yêu mãnh liệt của người con gái, dịu dàng mà dữ dội – một tư duy tình yêu mới, dám yêu, dám thể hiện. Đặc biệt ở 2 khổ đầu bài thơ thể hiện nguồn gốc tình yêu và khát vọng yêu của tuổi trẻ.
Thân bài
Phân tích sóng khổ 1 2 – Tình yêu là đề tài muôn thuở, là mảnh đất thi ca màu mỡ mà bất kì nhà văn, nhà thơ nào cũng có thể dựa vào đó để viết lên những câu chuyện tình sâu đậm, lãng mạn hoặc bi thương. Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng đã viết: “Yêu là chết trong lòng một ít/ Vì mấy khi yêu chắc đã được yêu”. Đã để trái tim lỡ nhịp với một ai đó là giống như “chết nửa một tâm hồn”. Vậy đấy, tình yêu là thế đấy có day dứt, có đau khổ mà hạnh phúc tột độ. Nhưng nếu tình yêu của Xuân Diệu man mác buồn, say mê cuồng nhiệt và nhiều khi lại có chút bi thương, thì tình yêu của Xuân Quỳnh lại vô cùng mới mẻ. Đã ai tìm được nguồn gốc của tình yêu chưa? Vậy mà Xuân Quỳnh đi tìm hiểu tận cùng của tình yêu, vậy tình yêu đó thực sự là gì mà khiến con người ta lại si mê đến thế:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Xuân Quỳnh không nói đến chữa nào về tình yêu, không nói đến hai đại từ nhân xưng là anh và em. Cô lấy hình ảnh sóng để mở đầu cho tác phẩm. Nói về sóng, chúng ta cũng biết đó là sóng biển, sóng biển thường mạnh mẽ xô bờ nhưng đôi khi có những con sóng nhẹ dịu êm đập vào bãi cát mịn hay kè tường. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng ở ngoài tự nhên để gợi ra biểu tượng tuyệt đẹp của tình yêu, tình yêu cũng giống như sóng, trạng thái tình yêu cũng dữ dội và cũng dịu êm. Cảm xúc tình yêu có khác gì những bọt sóng ngoài đại dương kia, nó dạt dào mỗi ngày, cần mẫn mỗi ngày. Cũng như tình yêu của người con gái đối với chàng trai, luôn luôn dữ dội như thế nhưng đôi khi cũng dịu êm vô cùng.
Câu thơ : “Sông không hiểu nổi mình/ Sông tìm ra tận bể” ở đây ta thấy xuất hiện hai phạm trù không gian là sông và là bể. Bể chính là biển rộng lớn và bao la, chứa đựng những khát vọng, những ước mơ và trăm ngàn con sống. Chẳng phải tất cả mọi con sông đều đổ về biển sao? Sông không hiểu nổi hết tâm tư tình cảm, những tính khí thất thường của con sóng nên phải tìm ra tận bể để được vỗ về, được an ủi sẻ chia say đắm trong tinh yêu. Sóng chính là em, Sóng tìm ra bể chính là tình yêu của em, chính là khát khao được vươn ra iển lớn, được tìm kiếm một tình yêu chân thành và thấu hiểu. Từ “tận” cho thấy những khó khăn và xa xôi trong tình yêu, là tận sâu của trái tim, là phải đi dài lắm, xa lắm ới có thể tìm được.
Đây cũng chính là sự phá cách trong thơ và trong tư tưởng của nhà thơ. Với quan niệm truyền thống “trâu đi tìm cọc chứ mấy ai lại cọc đi tìm trâu”. Vậy mà Xuân Quỳnh lại chủ động đi tìm tình yêu của mình, dám quyết liệt, dám khao khát mạn mẽ chủ động đi tìm hạnh phúc cuộc đời. Đây là một tư duy cực kì mới, sự tự chủ, chủ động của phụ nữ. Tư duy của bà đã làm khuấy động trái tim người phụ nữ, thoát khỏi sự gò bó, kìm kẹp của xã hội về thân phận, về tình yêu.
Thì ra, những cung bậc tình yêu là thế, thì ra, khi con người ta đang yêu con người ta hay đặt ra nhiều câu hỏi như thế. Ai cũng muốn đi tìm tận cùng tình yêu để tìm ra câu trả lời. Nhưng làm sao có thể. Sông có thể tìm ra biển lớn, còn em chỉ có thể tìm thấy anh. Điều này cho thấy những khát vọng tình yêu mãnh liệt của tác giả, của người con gái dành cho người mình yêu. Cô ấy khao khát được yêu và yêu mãnh liệt.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Phân tích sóng khổ 1 2 – Sang khổ thơ sau chúng ta càng hiểu rõ hơn câu trả lời cho khổ thơ đầu. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả vẫn mượn hình ảnh con sóng để nói lên tình yêu của mình. Nếu con sóng ngày xưa và ngày sau vẫn thế, vẫn cần mẫn hàng ngày đập vào bờ thì tình yêu của người con gái cũng vậy. Tình yêu thủy chung son sắt, mãnh liệt chưa bao giờ thay đổi. Tình yêu ấy vẫn một lòng một dạ với người mình yêu. Ở hai câu thơ: “Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế” khẳng định một tấm lòng son sắc, thủy chung, một tình yêu mãnh liệt của người con gái. Hay nói đúng hơn đó là khát vọng tình yêu xưa và nay vẫn luôn như thế, vẫn thường trực mãnh liệt và dạt dào.
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Đừng nói, chỉ có tình yêu của nam giới mới mãnh liệt, thơ tình của các nam thi sĩ mới cuồng nhiệt yêu đương. Với Xuân Quỳnh, tình yêu của bà cũng cháy bỏng nồng nàn, bên cạnh sự dịu êm nữ tính thì nó cũng mãnh liệt không kém. Khát vọng tình yêu luôn ở trong tim, lúc nào cũng thôi thúc người con gái đi tìm hạnh phúc của mình. Từ láy “bồi hồi” được đặt rất khéo léo để nhấn mạnh cảm giác si mê, rạo rực trong tình yêu. Chính những cảm giác này đã tạo nên tình yêu. Yêu chính là cảm giác, cảm giác nhớ mong, rạo rực, bồi hồi mà chỉ có những người đang yêu mới có thể cảm nhận được. Tình yêu khác hoàn toàn với tình thương, tình đồng chí, tình thân. Một cảm giác lúc nào cũng cháy bỏng, nhớ về nhau da diết cháy lòng. Cũng giống như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Khổ thơ khép lại với nhịp đập trái tim, nhịp đập trong lồng ngực và cảm giác bồi hồi nhưng lại mở ra biết bao cảm xúc cháy bỏng, khát vọng yêu đương.
Kết bài
Đứng trước không gian biển lớn, Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến tình yêu cũng ồn ào, mãnh liệt như những con sóng. Tình yêu là sự bất diệt trường tồn trước thời gian, là khát vọng cháy bỏng của những người yêu nhau. Đoạn thơ đậm chất thơ của Xuân Quỳnh lãng mạn mà sâu lắng, tiếng thơ như tiếng lòng của nữ thi sĩ, khát vọng hạnh phúc đời thường.
Hai khổ thơ như khúc nhạc dạo đầu cho tình yêu, mở ra mạch cảm xúc của bài thơ sóng, khiến người đọc cảm thấy cách diễn đạt vô cùng mới mẻ, trẻ trung và sâu lắng, đậm chất thơ Xuân Quỳnh.
>> Xem thêm: Phân tích bài Sóng Xuân Quỳnh Qua Câu Thơ Dạt Dào Tình Cảm