Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân – Tài liệu phân tích sức sống tiềm tác của Mị trong đêm tình mùa xuân dưới đây sẽ giúp cho các em học sinh hiểu đúng về nội dung tác phẩm, phân tích đúng các luân điểm, luận cứ và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, kì thi.
Bạn đang đọc: Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân cực xuất sắc
Văn mẫu phân tích
Mở bài Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân
Tô Hoài là một trong những cây bút văn học vô cùng xuất sắc, cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và đưa vào giảng dạy. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá. Hơn 60 năm lao động nghệ thuật, ông có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác như như truyện kí, tiểu thuyết… Những tác phẩm văn học của ông thường có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ giàu có và nhiều khi bình dân, thông tục. Khi đọc truyện người đọc cảm nhận thấy tác phẩm rất thật, rất chân thành, cảm nhận được tấm lòng nhà văn dành cho nhân vật của mình nên tác phẩm rất có sức hút lôi cuốn, lay động người đọc.
Một trong những tác phẩm để đời của Tô Hoài phải kể đến Vợ Chồng A Phủ và đoạn trích nổi bật nhất tác phẩm chính là diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. Đây là đoạn trích thể hiện cho vẻ đẹp đầy sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ bị áp bức.
Thân bài
Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân – Sức sống tiềm tầng vốn là sức sống của con người, khi bị hoàn cảnh bên ngoài tác động vào dù là khó khăn, gian khổ thế nào cũng không thể che khuất đi, thậm chí sức sống ấy luôn thường trực như ngọn lửa, chỉ chờ cơ hội là bùng cháy, trỗi dậy. Sức sống ấy luôn có ở trong người con gái nhỏ bé vùng Tây Bắc – Mị trong tác phẩm Vợ chồng a Phủ của Tô Hoài.
-
Luận điểm 1: Sức sống vốn có của Mị trước khi làm dâu nhà thống lí Pá Tra
Nếu đọc đoạn đầu tác phẩm ta sẽ thấy hình ảnh một cô gái lầm lũi ngồi quay sợi gai bên tảng đá. Cô gái ấy nhìn thiếu sức sống, sống mà như đã chết, ánh mắt chỉ nhìn về một hướng vô định. Dù cô gái ấy có làm gì đi nữa như thái cỏ ngựa, dệt vải hay chẻ củi, cõng nước thì cô ấy cũng cúi mặt buồn rười rượi. Thoạt đầu khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy đây là nhân vật nhu nhược, sóng hèn và có lẽ bị tra tấn quá nhiều dẫn đến tinh thần không được ổn định và vô định.
Nhưng ngược dòng quá khứ, trở về thời cô Mị chưa làm dâu nhà thống lý Pá Tra chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh một cô gái tuổi đôi mươi, xinh đẹp, tràn đầy sức sống và hi vọng.
Mị xinh đẹp, Mị nhiều người yêu, người xếp ở ngõ nhiều đến nỗi bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, Mị thổi sáo rất giỏi đến nỗi bao nhiêu chàng trai say mê “Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác.”
Mị cũng có người yêu, Mị cũng muốn đi theo tiếng gọi của tình yêu, vì Mị còn trẻ. Mị ý thức được điều này nên Mị sống hạnh phúc, vui trẻ.
Không chỉ vậy, Mị còn rất hiếu thảo với cha mẹ. Khi biết cha mẹ muốn bán mình gán nợ Mị ý thức được tự do, cầu xin cha mẹ để Mị làm nương ngô trả nợ. Chỉ qua một vài yếu tố về cuộc đời của Mị trước lúc làm dâu nhà thống lý Pá Tra chúng ta cũng thấy được rằng Mị là người khao khát sống tự do, khao khát hạnh phúc và có sức sống mãnh liệt tiềm tàng.
-
Luận điểm 2: Sức sống tiềm tàng khuất lấp trong cảnh làm dâu gạt nợ
Khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, người đọc cảm thấy dường như sức sống ấy đã không còn. Vì chúng ta chỉ bắt găp hình ảnh cô Mị lúc nào cũng buồn rười rượi, ánh mắt cúi xuống vô định. Muội bị bóc lột không khác gì trâu ngựa, trâu ngựa làm còn được nghỉ, được cho ăn, còn đàn bà nhà này thì chỉ biết vùi đầu vào công việc không được nghỉ ngơi. Ở nhà thống lý Pá tra không khác gì địa ngục trần gian với đủ loại cực hình như đánh, phạt, trói…
Trong hoàn cảnh như thế này, một cô gái mới lớn chưa trải sự đời chỉ biết sống qua ngày, lầm lũi như con rùa: “Mỗi ngày Mỵ càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mỵ nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi.” Dường như chúng ta thấy cô Mị không còn sức sống nữa, phó mặc cho cuộc đời, cứ sống vậy đến khi nào chết thế là hết một đời.
Căn phòng Mị ở có khác nào buồng giam, chỉ có một ô cửa nhỏ duy nhất nhìn ra ngoài để thấy ánh sáng. Nhưng chính hoàn cảnh này đã làm nền cho sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong Mị. Sức sống ấy chưa có đủ điều kiện để bùng cháy, trỗi dậy. Chỉ cho đến khi vào đêm tình mùa xuân, sức sống mãnh liệt trong trái tim người con gái nhỏ bé mới trỗi dậy để thay đổi cuộc đời Mị và A Phủ.
-
Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy
Phân tích sức sống tiềm tàng của mị trong đêm tình mùa xuân – Trước đêm tình mùa xuân, khi mới về làm dâu sức sống mãnh liệt đã trỗi dậy đó là khi Mị về nhà và cầm theo lá ngón. Mị có ý định tử tự bằng lá ngón vì không chấp nhận được cuộc sống mất tự do.
Mỵ trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mỵ quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mỵ cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
– Mầy về chào lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt trả nợ. Mày chết rồi không lấy ai làm nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi!
Mỵ chỉ bưng mặt khóc. Mỵ ném nắm lá ngón (một thứ lá độc) xuống đất. Nắm lá ngón Mỵ đã đi tìm hái trong rừng. Mỵ vẫn giấu trong áo. Thế là Mỵ không đành lòng chết. Mỵ chết thì bố Mỵ còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ.
Mị đã ý thức được sự tự do và ý nghĩa của cuộc sống. Sức sống ấy đã có cơ hội trỗi dậy nhưng lại bị dập tắt ngay vì lòng hiếu thảo còn cao hơn. Mị đành chấp nhận cuộc sống và có lẽ trong đêm tình mùa xuân lần này, Mị đã sống lại.
Mị nghe thấy những âm thanh bên ngoài cuộc sống, âm thanh của mùa xuân. Đó là tiếng trẻ con chơi quay, tin nghịch, đốt những lều quanh nương, tiếng sáo gọi bạn tình. Tất cả những âm thanh ùa vào trong tâm trí, đánh thức mọi kỉ niệm trong quá khứ của Mị. Mùa xuân những năm Mị chưa đi làm dâu, Mị cũng thổi sáo, cũng váy hoa, cũng nhiều người theo đuổi, Mị cũng yêu cũng có khát vọng được yêu và hạnh phúc. Tất cả như tái hiện lại rõ mồn một trong đêm tình mùa xuân. Mị lẩm nhẩm theo lời bài hát, đây là sự biến đổi đầu tiên trong tâm trí Mị. Một tâm hồn chai sạn, tự cho mình là con trâu con ngựa, sống quen với cái khổ rồi nên cũng không khao khát gì. Vậy mà hôm nay Mị lại nghe thấy âm thanh mùa xuân, nhẩm theo lời bài hát, nhớ tới thanh xuân tươi đẹp và khao khát tình yêu.
Mị đã ý thức được sự tồn tại của bản thân “Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi.” Khi đã thấy được giá trị và sự tồn tại của bản thân thì đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự bứt phá trong tâm trí của Mị. Đó là Mị muốn chấm dứt sự tù đày này, Mị muốn được đi chơi.
Nhưng suy nghĩ muốn đi chơi vừa nảy ra chưa kịp hành động thì Mị đã bị A Sử bắt trói vào cột nhà “Tóc Mỵ xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mỵ không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại”. Nhưng A Sử chỉ trói được phần xác của Mị mà thôi, còn tâm hồn của Mị đang bay lơ lửng theo tiếng sáo. Trái tim và tâm trí của mị đang sống lại mãnh liệt, Mị nào có quan tâm đến việc A Sử trói mình.
Có thể nói, Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy đã cháy âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và cơ hội đã đến để ngọn lửa khát khao sống bùng lên. Mị vẫn đang mơ về đêm tình mùa xuân, mơ về tự do “Trong bóng tối, Mỵ đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi”.
Mị cứ đứng như thế tới sáng mới bừng tỉnh. Cả một đêm bị trói mà Mị vừa mê vừa tỉnh, hơi rượu phả vào, tâm hồn vẫn thả theo tiếng sáo. Dường như khát vọng sống quá mãnh liệt đến nỗi con người ta quên đi đau thương của thực tại. Đến lúc bừng tỉnh, Mị mới biết mình bị trói, mới thấy đau. Mị lại trở về cái xác không hồn.
Nhưng sức sống ấy vẫn còn vẫn âm ỉ khi Mị sợ mình bị bỏ quên mà chết. Con người ta còn tham sống thì sẽ còn sợ chết và khao khát sống mãnh liệt hơn bao giờ hết. Mị nhớ đến câu chuyện nhà Thống Lý Pá Tra xưa có người vợ bị trói, chồng đi chơi ba ngày về thì người vợ đã chết “Mỵ sợ quá, Mỵ cựa quậy. Xem mình còn sống hay chết.”
Vẫn còn thấy mình đau nghĩa là còn muốn sống. Chỉ khi nào không còn muốn cảm nhận gì nữa, dù đau về thể xác hay tinh thần mà mình bàng quang không quan tâm thì có lẽ khi ấy, sức sống tiềm tàng không còn nữa và lụi tàn như đám tro tàn. Nhưng Mị vẫn còn cảm thấy, vẫn sợ chết, vẫn cựa mình và thấy cổ tay, đầu , bắp chân bị dây trói xiết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
Kết bài
Mở đầu tác phẩm là sự lầm lũi như con rùa của Mị và các tình tiết được đẩy dần lên làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong con người Mị. Sức sống ấy luôn có và khi cơ hội đã búng cháy và trong đêm tình mùa xuân, người đọc đã cảm nhận rõ sức sống mãnh liệt của Mị. Phải thương và hiểu nhân vật của mình thế nào, Tô Hoài mới có thể tạo nên một tình huống đặc biệt, là nút mở cho câu chuyện, giúp cuộc đời của Mị sang một trang mới.
>> Xem thêm: Phân tích Mị trong đêm tình mùa xuân chi tiết nhất