Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu chi tiết từng luận điểm

Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu – Tài liệu phân tích dưới đây sẽ giúp cho bạn nắm rõ nội dung tác phẩm chiếc lược ngà, phân tích nhân vật ông sáu chính xác và hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm ra, bài thi.

Bạn đang đọc: Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu chi tiết từng luận điểm

Văn mẫu

Mở bài

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn nam bộ, ông viết rất nhiều về cuộc sống, con người và mảnh đất nam bộ. Ông từng là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 ra Bắc tập kết mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ ông sống và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, trong các tác phẩm của ông luôn mang hơi thở, nhịp sống của người dân Nam Bộ. Trong đó tác phẩm Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm viết về những con người nam bộ trong những năm kháng chiến chống Mỹ sôi sục. Đặc biệt là tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đưa con mà nhiều năm sau ông mới gặp.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Tình cảm của ông sáu dành cho con khi trở về nhà

Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu – Anh là thứ Sáu và cũng tên là Sáu. Khi anh đi chiến trường, đứa con duy nhất của ông khi ấy chứa đầy 1 tuổi. Trong những năm chiến đấu, anh khao khát được gặp con nhưng vì hoàn cảnh nên không thể. Dù thời gian ấy, chị Sáu cũng có lên thăm anh mấy lần nhưng lần nào cũng không dắt bé Thu đi cùng vì rừng thiêng nước độc, đường xá khó khăn. Vì vậy anh càng thương và nhớ con hơn. Nỗi nhớ dai dẳng, da diết đến nỗi, khi trở về quê lần đầu gặp con anh vô cùng xúc động.

Tình cảm trong anh dạt dào tới nỗi xuồng chưa kịp cập bến anh đã vội vàng nhảy vào bờ với con “ Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ 8 tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuống tạt ra”.

Có thể nói nỗi nhớ phải nhiều thế nào, nôn nóng thế nào mà mới chỉ thấy bóng con anh đã nhận ra con. Có lẽ ở chiến trường, anh đã luôn hồi tưởng đến con, nhớ đến con và có thể hình dung ra bé Thu khi lớn trông thế nào, vậy nên chỉ thoáng thấy con nhận ra con ngay.

Khi thấy con, anh vội vàng dừng lại và gọi, Thu, con. Có lẽ nỗi nhớ dâng trào nên anh không kiềm lòng được. Nhưng nỗi mong mỏi của anh lại không được đáp lại,. Anh nghĩ rằng, bé thu sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm cổ anh, anh sẽ bước khom người tới đưa tay đón chờ con. Nhưng, khi nghe gọi, bé thu chỉ giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng. Bé thu không hề nhớ ra anh.

Còn anh, anh không thể ghìm xúc động, mỗi lần xúc động vết sẹo dài trên má lai đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Anh đưa tay về phía con bé nhưng con bé chỉ phản ứng lại bằng sự sợ hãi, mặt tái đi,rồi vụt chạy gọi mẹ.

Tình cảnh này khiến anh hụt hẫng vô cùng .Anh đã mong mỏi bao nhiêu để gặp con nhưng giờ đây đứa bé lại không đón nhận tình cảm của anh “anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Nhưng nỗi đau cũng vội qua mau, tình thương của anh dành cho con nhiều đến nỗi, ở nhà chỉ có 3 ngày, cả 3 ngày anh đề ở nhà với con. Với tâm lí chung của một người đi lính, nhiều năm mới trở về nhà sẽ đi thăm bà con, người quen mỗi nhà một lúc. Nhưng anh Sáu thì khác, tình yêu anh quá lớn đến nỗi anh không đi đâu, anh chỉ ở nhà chơi với con “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vồ về con”. Ấy vậy mà con bé càng đẩy anh ra xa, chẳng bao giờ chiu gọi anh một tiếng ba.

3 ngày ở nhà với con, anh đều đối mặt với sự hờ hững của con, anh chỉ lắc đầu và cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười thôi. Cứ như vậy, cho đến lúc anh đi, con bé chỉ đứng nhìn anh. Anh cũng không dám đến bế nó, chỉ sợ nó lại hất anh ra. Nhưng anh nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Có lẽ tình yêu của cha lớn đến nỗi không muốn làm con bé sợ, anh muốn nó luôn nhớ về anh với hình ảnh dịu dàng chứ không phải là sợ hãi. Nhưng bất ngờ thay con bé bỗng gọi một tiếng ba, và ôm cổ ba khóc. Có lẽ đây là tiếng kêu mà anh mong mỏi nhất, mong mỏi từ lâu rồi chứ không phải chỉ 3 ngày ở nhà. Anh khao khát nghe bé thu gọi ba, và giờ đây khi bé thu gọi anh xúc động đến nỗi chảy nước mắt, nhưng lại không muốn con thấy mình khóc “một tay anh om con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”.

Một người đàn ông đã từng vào sinh ra tử, lăn lộn nơi chiến trường máu lửa còn không sợ, không rơi nước mắt. Vậy mà trước tình cảm của đứa con nhỏ bé nước mắt lại chảy cho thấy tình cảm của anh sâu nặng thế nào. Có lẽ đó là tình cảm anh khao khát từ lâu. Người được làm cha mà bây giờ mới được nghe tiếng gọi, đó là tiếng gọi của tình thân 7 năm anh ở chiến trường mong đợi.

  • Luận điểm 2: Tình cảm ông sáu dành cho bé thu khi ở chiến trường

Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu – Sau khi hết thời gian về thăm gia đình, anh Sáu trở lại chiến trường miền đông. Trong thời gian đi chiến trường trong lòng anh luôn nhớ đến lời hứa với con gái, đó là làm cho con một chiếc lược ngà và tặng con khi trở về.

Khi trở về chiến trường, anh sáu lúc nào cũng nhớ đến con “những đêm rừng, nằm trên võng, mắt chỉ thấy tấm ni long nóc, lúc nhớ con anh cứ hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm ấy cứ dày vò anh”. Đó là lần anh đánh con vì con bướng trong bữa ăn, chỉ một lần đó mà anh day dứt mãi cho thấy anh thương con thế nào.

Và cho đến khi anh đã cầm được khúc ngà anh sung sướng vô cùng, vì lời hứa với con đã thành hiện thực, anh sẽ mài khúc ngà ấy thánh chiếc lược nhỏ xinh để dành tặng con gái “ những lúc rảnh rỗi anh cu ưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” . Sự tỉ mỉ của anh chính là tình yêu dành cho con gái, anh muốn dành mọi điều tốt đẹp nhất đối với con. Anh cũng khắc lên đó dòng chữ “yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Cây lược ngà đã phần nào gỡ rối được phần nào cho tâm trạng anh “những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra nắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”  Có cây lược, anh còn mong gặp lại con hơn trước, anh muốn được nhìn thấy niềm hạnh phúc của con.

Nhưng nỗi mong nhớ được gặp con không bao giờ có thể được nữa. Trong một trận đánh với Mĩ – ngụy anh đã hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng ấy, anh lại chỉ nhớ đến con, tình cha con không bao giờ chết được “anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi”. Trong suốt những ngày tháng ở chiến trường cho đến lúc hi sinh, cây lược lúc nào cũng ở trong người anh, anh coi  nó như báu vật. Báu vật ấy chính là tình cảm cha con thiêng liêng không bao giờ mất dù đạn bom, máu đổ.

Chỉ khi nghe lời hứa sẽ mang về trao tận tay cho cháu chiếc lược, anh mới nhắm mắt. Ngay cả đến lúc hi sinh, anh vẫn dành mọi tình cảm cho con. Có thể nói tình yêu anh dành cho bé Thu lớn hơn cả cái chết. Đối với anh, thất hứa với con mới là điều anh đau đáu nhất, còn cái chết chỉ nhẹ tựa lông hồng.

Kết bài

Tình cảm cha con là tình phụ tử thiêng liêng và bất tử. Tình cảm của ông Sáu dành cho con chính là tình cảm bất tử ấy. Qua đây ta không chỉ thấy trân trọng tấm lòng ông dành cho con mà còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa, chính nó đã chia rẽ tình cảm gia đình tình cảm vợ chồng, cha con. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng của nhà văn dành cho nhân vật mình, luôn dành cho họ tình cảm và sự yêu thương trân trọng nhất.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật ông sáu trong chiếc lược ngà – Văn mẫu lớp 9 chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *