Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10

Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 để thấy được vẻ đẹp con người và quân đội thời Trần cũng như tâm hồn cao đẹp của Phạm Ngũ Lão.

Bạn đang đọc: Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Việc nắm bắt thông tin về tiểu sử của Phạm Ngũ Lão sẽ giúp việc phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 sâu sắc hơn.

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Đổng, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Ông là người có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, với vai trò là phị tá đắc lực của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ông được Trần Quốc Tuấn yêu mến vì phẩm cách và cái tài, được Trần Quốc Tuấn gả con gái nuôi cho.

Phạm Ngũ Lão vốn là người theo nghiệp nhà binh, nhưng lại rất mê thơ phú và có kiến thức, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Vì vậy ông nổi danh là người văn võ toàn tài. Phạm Ngũ Lão có nhiều tác phẩm hay, nhưng cũng thất lạc nhiều do biến động lịch sử. Hai tác phẩm nổi tiếng còn lại của ông là “Tỏ lòng” và bài “Viếng Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương”. Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ta thấy rõ cái khí khách nam nhi trong đất trời, nhất là ở bối cảnh đất nước gặp cảnh lâm nguy. Đồng thời, tác phẩm cũng để lại bài học sâu sắc cho muôn đời sau của dân tộc.

Tác phẩm “Tỏ lòng” được Phạm Ngũ Lão viết năm 1284, ngay trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần hai. Lúc bấy giờ, Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng tài được triều đình cử đi canh giữ biên giới phía Bắc, nhằm canh giữ đất nước, đề phòng quân địch bất ngờ tấn công.

Thân bài

Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10

Luận điểm 1: Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ở hai câu thừa đề

Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão chỉ có 4 câu thơ 7 chữ. Tuy bài thơ khá ngắn nhưng đã làm toát lên cái khí phách người anh hùng.

Ở hai câu thơ đầu bài, tác giả làm tái hiện rõ nét và khí phách con người cũng như quân đội thời Trần, bằng những thủ pháp ẩn dụ hết sức đặc sắc:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Dịch nghĩa:

“Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”

Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ta thấy ở hai câu thơ trên, một không gian rộng lớn, thời gian rộng lớn được gợi mở. Đặc biệt, lúc bấy giờ trong bối cảnh thời đại triều Trần với nhiều biến động to lớn, phải liên tục đối mặt với sự xâm lược của những đội quân hùng mạnh nhất thế giới, thì hình ảnh con người càng hiện lên nổi bật, đặc sắc.

Trong hai câu thơ đầu, Phạm Ngũ Lão dùng từ “giang sơn” để miêu tả không gian địa lý của đất nước. “Giang sơn” là một từ ghép, với “giang” mang ý nghĩa là sông nhưng cũng tượng trưng cho đất, còn “sơn” chỉ núi và cũng mang ý nghĩa tượg trưng cho trời. Ghép hai chữ lại, Phạm Ngũ Lão muốn nói đến sông núi của nước Việt Nam ta.

Với hai từ “sông, “núi”, không gian đất nước, viễn cảnh đất nước được miêu tả bao quát. Đất nước ta là đất nước lắm núi non, nhiều sông nước, vì vậy thật rộng lớn, bao la, thật tươi đẹp biết bao. “Sông”, “núi” còn thể hiện hiện sự dung hòa của đất trời.

Ngoài yếu tố không gian, phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ta thấy, thời gian được tác giả nhắc đến bằng ba từ “kháp kỷ thu”. Có nghĩa là “đã mấy thu”, thể hiện quãng thời gian rộng lớn, lâu dài, ngụ ý cho bề dày lịch sử cảu đất nước, của dân tộc ta. Và giữa cái bao la của đất trời, cái dài rộng của năm tháng, con người Đại Việt hiện lên nổi bật với khí thế hiên ngang, mạnh mẽ. Khí thế ấy thể hiện ở hai từ “hoành sóc”. Hoành nằm trong từ tung hoành, còn sóc nghĩa là ngọn giáo dài – loại vũ khí đặc trưng của quân đội trong các cuộc chiến tranh. Ý nghĩa của cả câu thơ là Phạm Ngũ Lao muốn thể hiện hình ảnh hiên ngang, khí phách của người dân Đại Việt, đang cầm ngọn giáo canh giữ, bảo vệ non song đã mấy thu. Nghĩa là chiến đấu anh dũng bảo vệ đất nước đã trở thành phẩm chất, truyền thống, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người dân Việt Nam thời Trần. Hình ảnh cầm ngang ngọn giáo thể hiện không chỉ khí phách mà còn là phẩm chất quý giá là ý chí bền bỉ, sự kiên cường, anh dũng của con người. Trong bối cảnh núi sông rộng lợn và trong sự dài rộng của năm tháng thời gian, hình ảnh, tầm vóc nhân dân Đại Việt trở nên vĩ đại, hòa hợp với trời đất, luôn sẵn sáng chiến đấu, tung hoành dọc ngang để tiêu diệt quân thù, bảo vệ đất nước.

Đặc biệt, khi đất nước đứng trước cảnh lâm nguy khi giặc thù xâm phạm, Phạm Ngũ Lão được tin tưởng điều đi trấn giữ biên cương, thì hình ảnh người anh hùng vì thế càng oai hùng và hòa hợp với mạch cảm xúc thơ mà khi phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 với hai câu đầu ta thấy rõ điều đó.

Có nhiều bản dịch bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, trong đó Bùi Xuân Nguyên từng dịch câu đầu bài thơ thành “Múa giáo non sông trải mấy thu”, đọc nghe thuận miệng và êm tai; nhưng xét toàn diện, từ “múa giáo chỉ thể hiện được cái “mỹ” của hình tượng chứ không làm nổi bật được tính kiêu hùng ẩn trong hai từ “hoành sóc” Phạm Ngũ Lão viết. Vì vậy, nếu dùng từ “múa giáo” thì câu thơ đã mất đi tầm vóc kỳ vĩ, cái khí thế hiên ngang của con người giữa non sông.

Trong hai câu thơ đầu, quân đội thời Trần cũng hiện lên thật đẹp và đầy hào khí qua hình ảnh ẩn dụ và so sánh đẹp đẽ. Từ “Tam quân” trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão dùng để chỉ ba đạo quân trong tổ chức quân sự của ta, đó là tiền quân, trung quân và hậu quân. Hoặc nếu chia ba cánh thì ta có tả quân, trung quân và hữu quân. Hình ảnh tập hợp ba quân này được tác giả sử dụng nhằm thể hiện lòng đoàn kết chiến đấu quân đội ta. Ngoài ra, tác giả cũng muốn nói lên sự hùng mạnh, khí thế chiến đấu sôi nổi và tâm thế sẵn sàng chiến đấu cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ở câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” ta thấy sự uy vũ, hùng mạnh của quân đội thời Trần và có thể hiểu theo hai ý. Đầu tiên, ta hiểu ba quân của ta có sức mạnh như hổ, báo có thể nuốt trôi trâu lớn. Thứ hai là sức mạnh của quân đội thời Trần có tầm vóc kì vĩ và sáng át cả ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng – sao Ngưu.

Xét cách hiểu thứ hai, ta nhận thấy cảm hứng lãng mạn trong câu thơ, điều mà ta hiếm thấy trong thi ca thời trung đại, lại đến từ một võ tướng. Cảm hứng lãng mạn này không chỉ mang đến sự uyển chuyển bài thơ, mà còn tô thêm vẻ đẹp, chất hào khí của quân đội trời Trần mà được gọi với tên gọi nổi tiếng: “hào khí Đông A”.

Luận điểm 2: Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ở 2 câu chuyển và hợp

Nếu hai câu đề tác giả tập trung nói về hào khí và vẻ đẹp của cả dân tộc, thì ở hai câu chuyển của bài thơ, Phạm Ngũ Lão bày tỏ nỗi lòng, tâm tư của mình ở đó. Đây cũng chính là nội dung tư tưởng tác giả muốn nói, tập trung thể hiện cái chí nam nhi, món nợ với núi sông đất nước mà chính mình còn mang nặng. Qua nội dung tình cảm này, ta thấy vẻ đẹp cao quý của tâm hồn tác giả.

 “Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Dịch nghĩa:

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu”

Với hai câu thơ trên, Phạm Ngũ Lão khẳng định rằng, sinh ra là phận nam nhi đã sẵn mang món nợ công danh, vì vậy phải luôn hết sức mình xây dựng đất nước, trả món nợ công danh, món nợ với núi sông ấy. Mà một trong những biểu hiện của điều này là việc ứng thí khoa cử của các sĩ tử, nổi bật là Trần Tế Xương – người thi khoa cử đến 8 lần thật bại mà không nản chí. Phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ta thấy, với Phạm Ngũ Lão, ông không ứng thí nhưng trả nợ công danh bằng con đường theo đuổi con đường quân nghiệp, góp sức đánh đuổi quân giặc.

Như vậy có thể thấy, quan điểm về món nợ công danh sẵn có của nam nhi thời các triều đại phong kiến trong lịch sử thể hiển lý tưởng sống, lẽ sống cao đẹp và đáng của cũng như bản lĩnh của người tài nói chung và Phạm Ngũ Lão nói riêng. Họ đã góp phần quan trọng, xây dựng và phát triển đất nước ngày một vững mạnh.

Nhưng phân tích tỏ lòng ngữ văn 10 ta thấy, vẻ đẹp tâm hồn Phạm Ngũ Lão không chỉ thể hiện ở chí làm trai, mà còn thể hiện ở tầm cao hơn khi ông thể hiện nỗi lòng hỗ thẹn trước câu chuyện Vũ hầu. Thực tế, với chiến công, với sự đóng góp của Phạm Ngũ Lão, ông được xem là người công thành danh thoại, cũng được xem là đã trả được món nợ công danh. Nhưng khi nghe câu chuyện Vũ hầu tức Gia Cát Lượng, ông vẫn lấy làm xấu hổ, bởi không đạt được trình độ, không đóng góp được như tiền nhân – Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị dành lấy giang sơn ở thời Tam Quốc. Và Phạm Ngũ Lão nhận thức rằng, chút công danh của mình thật cỏn con, không thể sánh với cổ nhân, nên lấy làm hổ thẹn. Nhưng điều đáng quý là qua tấm gương của của tiền nhân, ông dặn lòng phấn đấu hơn nữa, hết sức mình để trả món nợ lớn của trang nam nhi. Qua đó, ta thấy Phạm Ngũ Lão hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn ở ý chí, nỗ lực và khát khao cống hiến cho giang sơn, cho lý tưởng lớn, cho dân tộc và khát khao trở thành nhân vật lịch sử lưu danh sử sách.

Kết luận khi phân tích tỏ lòng ngữ văn 10

Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão dù ngắn gọn với có 4 câu 7 chữ nhưng mang nội dung tư tưởng sâu sắc. Mà trước hết, qua bài thơ tác giả ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh của con người dân tộc cũng như quân đội thời Trần. Tiếp đến, Phạm Ngũ Lão mở ra bài học về ý chí làm trai, món nợ công danh của nam nhi. Đồng thời qua đó, tác giả thể hiện lý tưởng cùng nhân cách cao đẹp của một nhà quân sự, một nhà nho trong cuộc đời binh nghiệp, sao xứng với dân tộc, non sông đất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *