Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ ca nhạc họa. Và với nguồn cảm hứng từ tình yêu, nhiều thi nhân đã để lại những tác phẩm còn sống mãi với năm tháng. Bài thơ “Tôi yêu em” của tác giả Puskin là một tác phẩm như thế. Phân tích tôi yêu em để hiểu mọi cung bậc vốn có của tình yêu.
Bạn đang đọc: Phân tích tôi yêu em của nhà thơ Puskin – Mỗi tình đơn phương da diết
Giới thiệu khái quát về tác giả Puskin và bài thơ “Tôi yêu em”
Khi nói “Mặt trời của thi ca Nga”, hẳn rằng không ai từng học thơ, yêu thơ mà không biết đó là lời ca ngợi dành cho nhà văn, nhà thơ Puskin.
Tài năng của Puskin ghi dấu trên nhiều thể loại văn học, từ tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn đến trường ca. Nhưng thơ trữ tình là thể loại thành công nhất của ông. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Puskin đã sáng tác hơn tám trăm bài thơ.
“Tôi yêu em” là tác phẩm nổi tiếng của ông, kể một câu chuyện thật về mối tình đơn phương của chính mình với nàng A. Ô-lê-nhi-na. Mùa hè năm 1829, nhà thơ cầu hôn nàng nhưng không nhận được lời đồng ý. Và đó là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Phân tích tôi yêu em của Puskin chi tiết
Với “Tôi yêu em”, Puskin đã thể hiện trọn vẹn và sâu sắc những cung bậc trong mối tình đơn phương của một chàng trai. Đó là tiếng lòng của chính tác giả và cũng là hoàn cảnh của hàng trăm hàng vạn mối tình không có kết quả trên thế gian. Phân tích tôi yêu em là đi vào từng cung bậc của mối tình đơn phương này.
Trước khi đi vào phân tích bài thơ, điểm đầu tiên cần bàn đến khi phân tích tôi yêu em chính là nhan đề bài thơ. Có thể nói, người dịch đã rất tinh tế và mang dụng ý khi dịch và đặt nhan đề là “Tôi yêu em” thay vì “Anh yêu em” hay “Tôi yêu cô”.
Bởi nếu là “Anh yêu em” thì cách xưng hô này thân thiết quá, trong khi “Tôi yêu cô” lại mang cảm giác xa cách, không gợi nhiều tình cảm. Vì vậy, “Tôi yêu em” là nhan đề phù hợp nhất, đúng mực nhất để diễn tả mối quan hệ giữa hai người và cũng thể hiện tinh tế nhất cảm xúc của nhà thơ đối với cô gái mà mình yêu đơn phương.
Tình yêu trên thế gian có muôn hình vạn trạng, không phải ta cứ yêu người thì sẽ được người yêu. Như Xuân Diệu từng viết: “Yêu, là chết ở trong lòng một ít./ Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!” Nhưng tình yêu thật khó nói, không chắc được yêu nhưng vẫn cứ yêu.
Cũng một kiểu tình yêu đơn phương ấy, Puskin viết bằng một lời thơ giản dị mà chưa đựng sự giằng xé:
“Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”
Ngay từ mở đầu bài thơ, tác giả đã viết “tôi yêu em” và đã yêu từ lúc nào cho đến tận bây giờ. Đó là một tình yêu chân thành, không chút toan tính. Tôi không cần hình ảnh ẩn dụ, không nói những lời bóng gió để nói về tâm tình mình. Bởi chẳng có hình ảnh nào trực tiếp và đủ để thể hiện tình cảm ấy bằng cách nói “tôi yêu em”. Giữa người với người, tình yêu hạnh phúc có nhiều, tình yêu đơn phương cũng không thiếu, nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để nói trực tiếp với người mình thầm yêu thầm nhớ như nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Và bởi tình yêu đó là chân thành, “tôi yêu em” không phải là lời trót lưỡi đầu môi nên tôi yêu “đến nay chừng có thể”, “ngọn lửa tình” dù đã bao lâu nhưng “chưa hẳn đã tàn phai”. Thế nên chàng trai si tình ấy, “đến nay” vẫn còn vấn vương, vẫn còn khao khát.
Nhưng trong thực tế hay khi phân tích tôi yêu em, ta phải thừa nhận rằng có một thứ trên đời không phải cứ muốn là được, không phải cứ cố gắng là có kết quả, đó là tình yêu. Tình cảm nếu gượng ép thì khổ đau còn gấp bội lần tình cảm đơn phương. Chúng ta chẳng bao giờ có thể bắt buộc ai đó yêu mình. Và chàng trai trong mối tình đơn phương mà Puskin kể cũng như vậy. Biết rằng cô gái không yêu mình, nên anh không muốn cô phải vì anh mà bận lòng, mà u hoài nữa:
“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
Mặc dù “ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”, nhưng nếu cứ tiếp tục yêu mù quáng, sẽ không có ai là người vui vẻ. Vì vậy chàng trai trong bài thơ đã đưa ra một quyết định dứt khoát. Nếu tình yêu của anh chỉ khiến cô gái khó xử, bận lòng thì điều tốt nhất anh cần làm là chấm dứt tình yêu ấy. Vì yêu cô gái chân thành, nên anh muốn tâm hồn cô được thoải mái mà không phải nghĩ ngợi gì.
Không ai có quyền ép buộc người khác phải chấp nhận tình cảm của mình, nhưng đôi khi sự mù quáng trong tình yêu hay vì sự ích kỷ trong tình yêu đã khiến nhiều người hành động tiêu cực, thậm chí dung nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt, ở hữu người khác. Tình yêu và cách hành xử của chàng trai trong bài thơ được ca ngợi cao thượng là vì thế. Cao thượng đôi khi chính là từ bỏ những điều không thuộc về mình.
Và dù chàng trai trong bài thơ không có được tình yêu của cô gái, nhưng sự tôn trọng người con gái mình yêu và chấp nhận tình cảm đơn phương sẽ khiến cả hai giữ lại những điều tốt đẹp về nhau.
Nói rằng sẽ buông tay, nhưng muôn đời, tình yêu vẫn thứ kỳ lạ, là thứ không thể điều khiển tuyệt đối bằng lí trí. Chàng trai dù nhủ lòng từ bỏ, nhưng cảm xúc đắm say, ngọn lửa tình vẫn còn cháy âm ĩ. Bởi còn yêu nên yêu nồng nàn, bởi còn yêu nên có khi lại hờn ghen, giận dỗi:
“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Bởi em không yêu, nên tình yêu đơn phương này cứ “âm thầm” cháy. Chàng trai lúc này chỉ yêu trong im lặng, chẳng chút hi vọng nào. Nhưng có kẻ nào yêu mà không ghen không hờn. Chỉ là vì yêu đơn phương nên tự mình tha thiết rồi tự mình ghen tuông. Niềm ghen ấy chỉ mình mình biết, chỉ mình mình âm thầm chịu đựng.
Hai câu thơ trên, một câu giọng trùng xuống như chính nỗi buồn vì không được đáp lại, một câu nghe ra như lời trách móc rụt rè của chàng trai. Với những người đang yêu, có nỗi buồn nào buồn hơn, có điều gì tuyệt vọng hơn khi không được đáp lại tình yêu. Tôi yêu em chân thành, tôi yêu em dài lâu đến thế nhưng không được em chấp nhận. Và dường như, dù dứt khoát từ bỏ ra sao, chàng trai lúc này cũng rơi vào tuyệt vọng vì bể tình tan vỡ.
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.
Tôi yêu em nhưng không muốn em phải bận lòng vì tôi nên tôi chấp nhận ôm lấy nỗi khổ đau riêng mình. Dù vậy, tình yêu say đắm ấy đâu dễ dàng quên đi nên tôi vẫn âm thầm yêu tha thiết rồi âm thầm hờn dỗi. Nhưng chàng trai hiểu rõ và chàng trai yêu cô gái “chân thành đằm thắm” nên sẽ cầu chúc hạnh phúc cho cô gái, mong rằng cô sẽ tìm được tình yêu đích thực của mình: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Đó là điều cao thượng mà chỉ khi người ta yêu thật lòng mới có thể làm được. Đó cũng là sự văn minh trong tình yêu mà mỗi người cần có để tạo nên giá trị của tình yêu.
Phân tích tôi yêu em có thể thấy, “tôi yêu em” là điệp ngữ của bài thơ với ba lần xuất hiện. Điều này nhấn mạnh rằng, chàng trai đã yêu cô gái thật say đắm, thật mãnh liệt. Và đến câu thơ cuối cùng, dù chàng trai đã chấp nhận buông tay, chúc phúc cho cô gái nhưng một lần nữa nhấn mạnh rằng, tôi mong em hạnh phúc, mong em tìm được người tình đích thực yêu em nhiều “như tôi đã yêu em”. Câu thơ chúc phúc nhưng cũng ngụ ý em xứng đáng tìm được người yêu em nhiều, yêu em chân thành và vị tha như tôi đã yêu em.
Với bài thơ “Tôi yêu em”, Puskin mang đến cho người đọc một không gian tràn ngập tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc như mọi cuộc yêu đều có. Điều đặc biệt của bài thơ không chỉ là câu chuyện tình yêu chân thực, chân thành mà còn nằm ở những nghệ thuật giản dị nhưng gợi nhiều cảm xúc. Đó là ngôn từ trực tiếp, trong sáng. Đó là điệp ngữ. Đó là nghệ thuật diễn tả sự giằng xé giữa lí trí và tình cảm song song.
Có thể nói, tình yêu trong bài thơ của Puskin là tình yêu đã vượt qua cái tầm thường của sự chiếm đoạt, sở hữu để hướng đến sự vị tha, sự văn minh của tình yêu. Đây chính là lý do mà bài thơ “Tôi yêu em” được được đánh giá là “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.