Phân tích Trao duyên 18 câu đầu của Nguyễn Du sâu sắc

Mỗi lời nói của Kiều khi phân tích trao duyên 18 câu đầu, đều như những nhát dao đâm vào lòng ngực của cô và của chính những người đang theo dõi số phận của cô. Một người con gái xinh đẹp, đã hy sinh hạnh phúc một đời của mình để đổi lấy hạnh phúc của những người thân yêu.

Bạn đang đọc: Phân tích Trao duyên 18 câu đầu của Nguyễn Du sâu sắc

Nguyên Du là đại thi hào dân tộc, Truyện Kiều một trong các được sử dụng phổ biến trong chương trình học phổ thông. Phân tích Trao duyên 18 câu đầu là nôi dụng trong nhiều bài thi được bộ giáo dục sử dụng.

Phân tích chi tiết Trao duyên 18 câu thơ đầu

Trao duyên là đoạn trích được trích trong tác phẩm truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du gồm 18 câu thơ từ câu 723 đến câu 756. 18 câu thơ kể về gia thế, cuộc đời và nguyên nhân khiến Kiều trở thành một người phụ nữ bất hạnh. Đây là tiếng nước nở của nàng Kiều khi nhờ cậy Thúy Vân nối tiếp tình duyên còn dang dở với Kim Trọng. Một cảnh “trao duyên” thấm đẫm nước mắt, đầy đau đớn bẽ bàng chứ không mang nhiều sắc thái vui tươi, hạnh phúc như chính nghĩa đen của từ này. Phân tích Trao duyên 18 câu đầu để cảm nhận sâu sắc hơn số phận bi đát của Kiều. 

Trao duyên là một trong những đoạn thơ đặc sắc nhất của Truyện Kiều

Duyên là sợi dây kết nối đồng điệu giữa hai người, một sự ràng buộc tình cảm chắc chắn, rõ ràng, khó có thể chuyển giao. Vì thế, Thúy Kiều đã vô cùng thận trọng, xen lẫn ngần ngại khi nhờ cậy Thúy Vân tiếp tục giúp mình tấm chân tình với Kim Trọng:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều tuy là chị, nhưng qua hai câu thơ, ta thấy cô đã dùng những lời lẽ nhẹ nhàng, ân cần và cẩn trọng nhất. Từ “cậy” thể hiện thái độ tin tưởng tuyệt đối, sự mong đợi rằng Thúy Vân phải chắc chắn giúp mình thì mình mới nhờ. Từ “chịu” như một sự hoài nghi, tuy nhờ nhưng lại mang nghĩa ràng buộc, bắt buộc. Hai câu thơ đã khiến Thúy Vân phải chú ý đến câu chuyện của người chị và sự việc mà chị sắp phải giãi bày. Dường như, ai trong hoàn cảnh của Thúy Vân cũng sẽ đồng ý với một lời thỉnh cầu như thế. Khi Thúy Vân đã đồng ý, Thúy Kiều mới tha thiết:

“Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Như một câu cảm ơn, xen lẫn sự kính trọng “lạy” rồi mới thưa. Tuy có phần mâu thuẫn về vai vế nhưng trong hoàn cảnh của Thúy Kiều hiện tại, điều này lại hoàn toàn có lý. Thúy Kiều không có lựa chọn thứ 2 ngoài việc nhờ cậy Thúy Vân. Hai chị em được Nguyễn Du đặt trong hoàn cảnh vừa khó xử vừa éo le. Thúy Vân không thể từ chối lời nhờ, Thúy Kiều lại không dám mở lời nhờ cậy. 

Thúy Kiều trao duyên, dặn dò em mình

Cho đến khi Thúy Vân hiểu ra vấn đề, Thúy Kiều mới bày tỏ:

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Phân tích Trao duyên 18 câu đầu đến đây, ta mới hiểu việc mà Kiều muốn nhờ Thúy Vân là thay mình nối duyên với Kim Trọng. “Gánh tương tư” tình yêu chính là trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận của Kiều đối với Kim Trọng, nhưng giờ nàng không thể nào thực hiện mà phải nhờ đến em. Nàng mong muốn Thúy Vân tiếp tục trả đủ nghĩa cho người mà nàng thương yêu. Chữ “mặc” vừa như một sự phó mặc rằng Vân phải chấp nhận sự phó thác này, vừa như để em mình tự ra quyết định, không ép buộc em phải chắc chắn nối duyên cho chị:

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

Sau khi nhờ cậy, Thúy Kiều đã bày tỏ cảm xúc của bản thân mình, kể về câu chuyện của mình với Kim Trọng: Những lần thề non hẹn biển, ân tình khắc sâu, chẳng thể rời xa,..Lời thề chính là phẩm giá của mỗi con người, là sợi dây kết nối chắc chắn nhất giữa hai người. Thế nhưng, vì chữ hiếu, vì để cứu cha và gia đình, một bên hiếu một bên tình. Thúy Kiều đã hi sinh chữ hiếu, chọn giữ chữ tình. Nhưng không muốn Kim Trọng phải đau khổ, không muốn mất đi chữ tin, nàng phải nhờ em gái nối tiếp duyên với chàng, chăm sóc cho chàng. Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân một cách khéo léo vô cùng: 

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Nàng hiểu được rằng Thúy Vân cũng đang rất chơi vơi trong chuyện tình cảm, vì đây là hạnh phúc cả đời, không thể nhận duyên của một người mà mình không yêu. Nên nàng an ủi em rằng em vẫn còn trẻ, tuổi thanh xuân còn dài, em còn nhiều thời gian hơn chị. Kim Trong lại là người tốt, chắc chắn từ từ sẽ vun đắp được tình cảm, không cần phải sợ “mối tơ thừa”. Cách gửi gắm duyên phận này há chăng Thúy Kiều đang làm tròn bổn phận một người chị của mình, mong muốn em được hạnh phúc, có cuộc sống gia đình êm ấm trước khi mình rời đi. Thúy Kiều thực sự người thấu hiểu mọi bề, biết lo toan cho mọi thành viên trong gia đình. Nhưng, thật lòng mà nói, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim là tình cảm thiêng liêng, khó lòng vứt bỏ. Vì thế khi trao duyên cho em, nàng đã thốt lên những lời đầy đau đớn, giằng xé tim gan:

“Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Phân tích trao duyên 18 câu đầu, ta hiểu được rằng việc trao người đàn ông của mình cho người khác như một nỗi đau cắn xé tâm can, khó lòng vứt bỏ. Nàng thấy sự sống của mình giờ đây dường như vô nghĩa mới thốt ra những từ “thịt nát xương mòn’; “ chín suối”. Nhưng ơn tình của cô dành cho em mình vẫn vẹn nguyên, dù ở nơi chính suối, chị vẫn có thể ngậm cười vì em mình đã thay mình làm tròn nghĩa vụ của chữ tình đối với người mình thương. 

Mối tình của Thúy Kiều – Kim Trọng, một mối tình đi vào sử sách

Cho đến khi Thúy Vân đã phần nào chấp nhận lời nhờ vả của mình, Thúy Kiều mới dám trao cho em vật đính ước và dặn dò em:

“Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

Chắc hẳn, đây phải là thời khắc khó khăn nhất của bất cứ người nào khi rơi vào hoàn cảnh như Kiều. Kỷ vật là thứ gắn bó, đánh dấu và chứng tỏ tình yêu dành cho nhau. Chiếc vòng tay là vật mà Kim Trọng đã tặng cho Kiều trong lần gặp đầu tiên để làm tin, bức tờ mây ghi những lời thề của hai người,…Những kỷ vật này minh chứng cho tình yêu ngọt ngào giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Càng hạnh phúc bao nhiêu thì giờ đây càng đau khổ, càng bẽ bàng đến đấy. 

Từng lời thơ như lời thở dài của chính Thúy Kiều, sự tiếc nuối, bịnh rịnh khi phải trao lại chúng cho em mình. “Duyên này thì giữ, vật này của chung” và cho đến phút cuối, này vẫn có mong ước nhỏ nhoi là cho dù duyên đã trao cho Thúy Vân, nhưng các vật kỷ niệm thì xin được là của chung, được cùng Vân và Kim Trọng sở hữu. Mối tình dù đã trao đi, nhưng trong lòng nàng vẫn mong muốn giữ lại chút gì đó cho mình, vẫn luyến tiếc và xót xa vô cùng. 

Mỗi lời nói của Kiều khi phân tích trao duyên 18 câu đầu, đều như những nhát dao đâm vào lòng ngực của cô và của chính những người đang theo dõi số phận của cô. Một người con gái xinh đẹp, đã hy sinh hạnh phúc một đời của mình để đổi lấy hạnh phúc của những người thân yêu. Nàng trao duyên cho em để em chăm sóc người mình thương. Nàng đã làm tròn vẹn cả chữ đạo lẫn chữ nghĩa, hiếu thảo với gia đình, hiếu nghĩa với người thương. 

Kết bài

Qua Phân tích trao duyên 18 câu đầu của đại thi hào Nguyễn Du, có thể khẳng ông là bậc thầy trong cách sử dụng ngôn từ. Bằng giống thơ chân thực, tinh tế và không kém phần sâu sắc, Nguyễn Du đã lột tả được tất cả những tâm trạng cảm xúc đau khổ, giằng xé nhất của Thúy Kiều. Trao duyên nhưng không trao đi tình cảm, tất cả những sự trân quý Kim Trọng Kiều vẫn giữ lại cho mình.

Yêu một người là mong muốn người đó được hạnh phúc, yêu là một lòng vì người mình yêu. Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng đã đi vào lịch sử, trở thành một mối tình đẹp đẽ trong thi ca Việt Nam về sau. Cuối cùng, Nguyễn Du muốn nói đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, “hồng nhan bạc mệnh”, không thể tự mình níu giữ hạnh phúc của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *