Bài phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy dưới đây sẽ giúp các em ôn tập đề tốt nhất, làm văn chính xác và dễ dàng đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra.
Bạn đang đọc: Phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy cực hay – Văn mẫu lớp 10
Phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy – Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một câu chuyện nhằm giải thích vì sao nước Âu Lạc lại bị mất. Đây cũng là bài học giữ nước mà chúng ta cần phải biết. Hãy tham khảo ngay bài phân tích dưới đây nhé.
Văn mẫu phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy
Mở bài phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy
Truyền thuyết là những câu chuyện dân gian , kể lại những câu chuyện lịch sử dựng nước và giữ nước, kết hợp với các yếu tố tưởng tượng kì ảo tạo mang đến sự hấp dẫn cho cốt truyện. Trong hàng ngàn những câu truyện truyền thuyết và giữ nước, truyện An Dương Vương và Mị châu, Trọng Thủy là một trong những câu truyện hay nhất lí giải quá trình bảo vệ đất nước, nguyên nhân mất nước Âu Lạc và mối tình thủy chung nhưng mù quáng của Mị Châu, Trọng Thủy.
Thân bài
-
Luận điểm 1: An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước
Trước hết, truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã tái hiện công cuộc xây thành, chế nỏ và chống giặc ngoại xâm. Việc xây thành trì chưa bao giờ là công việc dễ dàng, thành trì chăc chắn phần nào gia tăng vị thế của đất nước trước những kẻ ngoại xâm, hàng ngày lăm le. Tuy nhiên, xây thành không dễ, đã nhiều lần An Dương Vương cho xây thành đều bị đổ, xây đi đắp lại rất tốn thời gian, tiền bạc . Điều này khiến cho An Dương Vương vô cùng mệt mỏi, suy nghĩ ngày đêm và ông đã cho lập “Đàn trai giới – cầu đảo bách thần” để cầu xin cho việc xây thành trì thuận lợi hơn.
Dương như hiêu được tấm lòng của vị vu thánh hiền này, vào ngày mồng bảy tháng ba có một cụ già từ Phương Đông tới và được nhà vua đón tiếp rất chu đáo. Cụ già đã báo cho An Dương Vương sẽ có sứ Thanh Giang giúp đỡ việc xây thành. Quả nhiên đúng như lời dự báo, Rùa Vàng – Sứ thanh Giang đã sang và giúp vua xây thành chỉ trong vòng nửa tháng, chưa kể còn tặng cho An Dương Vương nỏ thần để chống lại giặc ngoại xâm. Đó là lí do vì sao quân Triệu Đà sang cướp nước liên tục bị thua trận, bị đánh te tua và phải bỏ chạy về nước.
Chiến thắng của An Dương Vương trước Triệu Đà chính là cho thấy sức mạnh của quân sự, ý chí của quân và dân ta một lòng đoàn kết, cộng với những chi tiết kì ảo đã giúp cho hình tượng An Dương Vương càng được nâng cao hơn và khẳng định công lao to lớn của ông. Đồng thời qua các chi tiết tưởng tượng như Rùa Vàng, nỏ thần, cụ già cũng cho thấy An Dương Vương là một vị vua anh min, sáng suốt, biêt suy nghĩ cho vận mệnh quốc gia, biết trọng người tài và có tài quân sự, đáng được tin tưởng.
-
Luận điểm 2: Sai lầm của An Dương Vương
Phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy – Tuy nhiên, khi đất nước đang yên bình lại mạnh về quân sự, đuổi hết quân Triệu Đà về khiến cho An Dương Vương có phần mất cảnh giác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất nước sau này, tất cả đều do sự chủ quan mà ra.
An Dương Vương chủ quan ở việc đầu tiên là gả con gái cho Trọng Thủy – con trai Triệu Đà. Triệu Đà với âm mưu thôn tính nước ta và chưa bao giờ dừng lại âm mưu đó, hắn đã tìm cách giả cầu hòa, làm thông gia với An Dương Vương để ngài dễ dàng tin tưởng và chủ quan. Ngoài ra, An Dương Vương còn chủ quan ở chi tiết đó là ỉ vào nỏ thần, hay chính là ỉ vào sức mạnh quân sự mà xem thường giặc, lúc giặc đến chân vẫn còn đánh cờ, cười nhạo kẻ thù.
Chính hai chi tiết này đã khiến cho An Dương Vương đánh mất đất nước trong sự lơ là của bản thân. Tuy nhiên, sai lầm của ông đã kịp tỉnh ngộ khi ông tự mình giết chết con gái. Bởi vì Mị Châu cũng chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất nước, sự mù quáng trong tình yêu của Mị châu khiến cho An Dương Vương và nàng đi vào đường cùng, bị giặc truy đuổi tận cùng cái chết.
Hành động này của An Dương Vương chính là hành động thức tỉnh dù đã muộn, nó cũng thể hiện sự quyết liệt, dứt khoát và đứng về phía công lí, lợi ích chung của dân tộc. ngài đã để cái chung lên trên tình riêng, đây cũng là bài học đắt giá cho các vị vua sau này.
Để hình tương hóa hình ảnh An Dương Vương, nhân dân ta còn tạo nên yếu tố vô cùng kì ảo đó là An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biến. Yếu tố kì ảo này càng khẳng định vị thế của An Dương Vương trong lòng dân chúng, qua đó cũng thể hiện sự yêu mến nhà vua của nhân dan.
-
Luận điểm 3: Bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy
Bên cạnh nói về An Dương Vương quá trình dựng nước và mất nước, truyện còn nói về mối tình éo le của Mị Châu và Trọng Thủy. Nếu họ không phải là kẻ thù của hai nước, không phải là con cờ trong tay cha mẹ thì có lẽ, cả hai đã có cuộc sống hạnh phúc bên nhau trọng đời. Nhưng tiếc thay, số phận trớ trêu khi họ là con của hai nước, là con tin mà thôi.
Nàng Mị Châu vốn là công chúa xinh đẹp, hồn nhiên và ngây thơ, dành hết tình yêu cho người chồng Trọng Thủy. Nàng tin tưởng chàng, cho chàng xem nỏ thần khiến bảo vệ giữ nước bị tráo mà không hay. Chưa hết, vì quá nhẹ dạ cả tin Trọng Thủy mà rắc lông ngỗng để hi vọng chàng sẽ đến tìm nàng, nào ngờ lại vẽ đường cho kẻ thù truy sát đến cùng hai cha con. Và cuối cùng, nàng bị kết tội là giặc, bị vua cha chém chết. Đó cũng là sự trừng phạt nghiêm khắc cho sai lầm của Mị Châu, tình yêu đã không đặt đúng chỗ còn khiến cho nước mất nhà tan.
Trước khi chết nàng đã lập lời thề để thanh minh cho tấm lòng trong trắng của nàng. Âu cũng chỉ vì yêu mà vô tình, mà bị người bạn đời lừa gạt. Nỗi đau này của Mị Châu có lẽ vua cha không thể hiểu. Chính vì vậy, lời thề của nàng đã hiệu nghiệm, khi chết máu chảy xuống biển, trai ăn được phải hóa thành ngọc traai, thân xác thì hóa ngọc thạch. Có lẽ nhân dân rất yêu mến và thương Mị Châu nhiều hơn trách nên biến lời thề của nàng thành thật để thanh minh cho nàng, cho sự trong sạch của nàng: vô tình phạm tội. Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy thái độ nghiêm khắc trừng trị và bài học lịch sử giải quyết mối quan hệ nhà với nước, riêng với chung.
Còn Trọng Thủy, chàng cũng chỉ là con tin của vua cha, sang cầu thân chỉ là lợi dụng Mị Châu để ăn cắp bí quyết giữ nước mà thôi. Nhưng bản thân chàng đâu ngờ, chàng lại yêu người con gái đáng yêu, hồn nhiên này đến thế. Nếu lúc đầu là âm mưu chính trị, lừa dối thì sau này lại là tình yêu thực sự. Đây chính là bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy, họ chính là nạn nhân trong việc đối đầu của hai nước và vô tình đánh mất đi hạnh phúc của mình.
Có lẽ vì quá yêu nàng mà Trọng Thủy đã ôm xác Mị Châu khóc thảm thiết rồi tự tử khi nhìn xuống giếng thấy bóng nàng. Hình ảnh giếng nước – ngọc tri chính là cách kết thúc hợp lý nhất cho câu chuyện tình yêu thương tâm này. Hình ảnh ngọc trai cho thấy tấm lòng trong sáng của Mị Châu, giếng nước chính là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy nhưng ta cũng đã thấy một Trọng Thủy đau đớn, dằn vặt và cũng là nạn nhân của vua cha mà thôi.
Kết bài
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy chính là bài học về việc giữ nước mà nhân dân ta muốn nói đến. Đồng thời cũng đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, không nên chủ quan, khinh thường kẻ thù, cần lường trước mọi việc trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, luôn luôn đặt quan hệ riêng , chung đúng chừng mực, cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trước lời ích cá nhân gia đình, như vây đất nước mới bình an và không có cảnh nước mất nhà tan.
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị Châu chi tiết nhất