Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta sẽ thấy được vẻ đẹp hào hùng mà cũng tràn đầy lãng mạn, hào hoa của họ.
Bạn đang đọc: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến
Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Để phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến thêm sâu sắc, trước tiên người học cần hiểu rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm cũng như về đoàn binh Tây Tiến.
Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng viết vào năm 1948, giai đoạn cam go và ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bằng tài năng, tâm hồn hào hoa cùng nỗi nhớ thương đồng đội, Quang Dũng đã khắc họa nên hình ảnh người lính Tây Tiến thật đẹp, thật chân thực, thật bi tráng và gây nhiều xúc động ở người đọc.
Về binh đoàn Tây Tiến, đây là binh đoàn bảo vệ biên giới Việt Lào, thành lập năm 1947. Binh đoàn có nhiệm vụ đánh dẹp quân địch ở vùng núi Tây Bắc, các tỉnh từ Lai Châu cho tới Thanh Hóa. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến qua bài thơ, ta thấy cuộc sống chiến đấu của họ vô cùng thiếu thốn, khổ cực. Bởi nơi họ chiến đấu là rừng núi hiểm trở, lại là chốn rừng thiêng nước độc, nạn sốt rét vô cùng nguy hiểm nhưng lại thiếu thốn thuốc men. Thật đau xót khi những người lính không chỉ hi sinh trên chiến trường mà còn hi sinh vì bệnh tật nơi vùng núi.
Nhan đề bài thơ được đặt là tên của đoàn binh, nhằm thể hiện nỗi nhớ thương của Quang Dũng về một thời chiến đấu trong gian khổ, dữ dội nhưng thật nhiều hào hùng, bi tráng và say mê.
Thân bài
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến chi tiết
Luận điểm 1: Nỗi nhớ của tác giả về những chặng đường hành quân
Về xuất thân của những người lính Tây Tiến, thì họ hầu hết là những thanh niên trí thức ở Hà Thành, mà phần đông là sinh viên, học sinh ở tuổi cắp sách đến trường. Tuy nhiên, khi phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta mới thấy, những người lính vốn quen cầm bút, nay chiến đấu trong cảnh khắc nghiệt, hiểm nguy hiện lên thật hào hùng. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ được cái vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của những chàng trai tuổi đôi mươi.
Ở đầu bài thơ là niềm nhớ thương những đồng đội cũ của tác giả. Và những người lính ấy hiện lên qua thơ ông thật chân thật và cũng thật lãng mạn:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Sông Mã là một dòng sông anh hùng. Quang Dũng nhắc đến đầu tiên là bởi nó là người bạn đồng hành trên chặng đường hành quân gian khổ của các chiến sĩ. Chữ “ơi” làm câu thơ trở thành một tiếng gọi tha thiết mà ám ảnh. Sông Mã đã quá xa xôi vời vợi, nhưng nỗi nhớ vẫn luôn ở đây thường trực. Ở câu thơ thứ 2, nhà thơ đã dùng 2 chữ “nhớ” và ngắt nhịp 4/3. Cách dùng từ và ngắt nhịp này giúp người đọc cảm nhận được sự thổn thức, khát khao, mong mỏi của nhà thơ. Còn “nhớ chơi vơi” như để diễn tả rằng nỗi nhớ đã tràn ngập khắp không gian, đã thấm vào lòng người, tạo cảm giác nhớ khôn nguôi, sâu sắc, nhẹ nhàng mà trống vắng.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi”.
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta có thể thấy, các địa danh “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh của vùng núi phía Bắc, nơi những người lình Tây Tiến đã từng ngày đêm hành quân qua. Hai câu thơ cho ta cảm giác chân thực nhưng cũng thật lãng mạn. Bởi dù đoàn quân mỏi, nhưng các từ “sương lấp”, “hoa về”, “đêm hơi” nghe thật dịu dàng, có chút mơ màng, nhẹ vợi.
Thông qua cái nhìn của những người lính, Quang Dũng đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc thật lãng mạn nhưng cũng thấy rõ hiểm trở, khó khăn. Trong hai câu thơ dưới đây, giọng thơ của tác giả còn có chút vui nhộn:
“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Hai câu thơ miêu tả cảnh dốc núi hiểm trờ nhưng đã diễn tả thật sinh động những gian khổ, khó khăn của người lính trên đường hành quân. Đó là phải đi qua những con dốc “khúc khuỷa”, “thăm thẳm”. “Thăm thẳm” ở đây không chỉ cái xã xôi mà còn chỉ cái vực sâu nguy hiểm. Vì vậy không gian thiên nhiên hùng vĩ là vậy nhưng nguy hiểm cũng cận kề.
Ở câu thơ tiếp theo, Quang Dũng dùng từ “heo hút”, một từ đặc tả độ sâu đồng thời gợi ra cảm giác lạnh lẽo, trống vắng run người. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến đến đây có thể thấy, địa hình phải di chuyển và chiến đầu của đoàn binh Tây Tiến thật nhiều gian khổ, hiểm nguy.
Hình ảnh “súng ngửi trời” không khỏi khiến ta nhớ đến hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong thơ của Chính Hữu. Cả hai hình ảnh đều thể hiện sự lãng mạn trong cách nhìn, cách cảm nhận của những người lính. Nhưng nếu hình ảnh khẩu súng trong thơ của Chính Hữu thể hiện ước muốn hòa bình, thì “súng ngửi trời” trong “Tây Tiến” trông thật hiên ngang. Bởi giữa không gian hoang vu, lạnh lẽo và hiểm nguy, những người lính của chúng ta vẫn luôn làm chủ được tình thế, luôn chủ động cảm nhận thiên nhiên và khẳng định khí chất anh hùng của người lính.
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Đọc hai câu thơ, người đọc hẳn sẽ cảm nhận rõ rệt về những gian khổ mà những người lính phải trải qua trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Còn gì chân thực hơn hình ảnh “cọp trêu người” rồi “oai linh thác gầm thét”, cảnh vật, muông thú hiện lên dữ tợn, ám ảnh trong cái vẻ hoan vắng, âm u.
Luận điểm 2: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến với chất hiện thực, oai hùng và lãng mạn
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
“Dãi dầu” là từ chỉ sự vất vả, nhọc nhằn, mỏi mệt của người lính. Với từ láy này, ta như thấy đoàn quân đang chậm dần, trùng lại. “Bỏ quên đời” như chẳng quan tâm đến mất mát, nhưng thực chất đó là những từ nói lên sự thật đau lòng, các anh đã hi sinh trên đường hành quân. Và phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta thấy, những người lính, dù mệ mỏi đến đâu, dù hi sinh nhưng coi điều đó thật nhẹ nhàng, thật chỉ là một giấc ngủ “quên đời”.
Những người trải qua biết bao gian khổ, bao hiểm nguy và sau những ngày anh dũng chiến đầu với giặc thù, họ trở lại làm những chàng trai lãng mạn, say mê cuộc đời với những buổi liên hoan giữa doanh trại:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.
Sau những cuộc chiến đấu sống còn, sau những đau thương mất mát, hình ảnh người lính Tây Tiến trong giờ phút nghỉ ngơi thật gần gũi, giản dị. Dù đã trải qua biết bao khắc nghiệt của thiên nhiên, của đời sống chiến đấu, nhưng buổi liên bùng cháy lửa đã thắp lên niềm vui, sự may mê ở người lính. Từ “bừng” là bừng lửa, nhưng cũng là bừng lên niềm vui, lòng náo nức. Giữa đêm hội đuốc hoa ấy, hình ảnh người con gái với xiêm áo xinh xắn, mê lòng khiến những người lính ngỡ ngàng, vui tươi. Họ quên đi gian khó, nhọc nhằn mà chìm vào những điệu múa, những tiếng khèn của đêm hội.
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Hỏi có gì khiến người lính Tây Tiến nhớ mãi, thì đó là mùi thơm của xôi nếp đầu mùa. Giữa đường hành quân gian khổ, trong không gian lạnh lẽo, mùi hương xôi nếp khiến những người lính bâng khuâng và giờ đây khiền nhà thơ nhung nhớ nôn nao.
Cũng với cảm xúc nhớ thương ấy, Quang Dũng viết hai câu thơ với hai cách gieo các thanh âm ấn tượng:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Ở câu thơ đầu, người đọc như thấy rõ trước mắt của những ngọn núi dốc trắc trở “ngàn thước”. Thật chông chênh, tưởng như chỉ cần giơ tay lên là chạm được đến trời. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ở câu thơ thứ hai này, người lính lại trở thành người nghệ sĩ lãng mạn, khi đứng từ ngọn núi hiểm trở nhìn xa xa là bản làng, là những ngôi nhà ẩn hiện trong làn sương mù dày đặc. Câu thơ với toàn thanh bằng gợi cảm giác thật phiêu lãng, thật nhẹ nhàng khi dừng chân nghỉ ngơi sau một hành trình vất vả.
Nhưng sau khi chìm vào cái mơ màng, phiêu lãng ấy, Quang Dũng lại chợt bâng khuâng, chợt hoài niệm khi nhớ về những đồng đội năm xưa:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
“Chiều sương ấy” là chiều sương chỉ tác giả mới biết rõ, nhưng nó gợi trong ra trong lòng người đọc nỗi buồn da diết. “Chiều sương ấy” nghe thật luyến nhớ mà thật xa xôi. Nỗi buồn ẩn giấu trong câu thơ có thể là nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu hay có thể vì lòng buồn khi đứng trước cảnh ngày tàn.
Các danh từ “hồn lau”, “dáng người” nghe thật mờ ảo, vô định, gợi cho người đọc nỗi buồn mênh mang giữa một không gian vắng lặng. Còn “có thấy”, “có nhớ” như một lời nhắc nhớ đầy thiết tha, đầy ân tình thương mến.
Trong đoạn thơ trên, Quang Dũng còn dùng hai hình ảnh đối lập “nước lũ” thể hiện sự dữ dội và “hoa đong đưa” gợi sự nhẹ nhàng, thư thái. Ở đây, nhà thơ đã dùng bút pháp lãng mạn cùng với việc miêu tả để gợi lên nỗi luyến nhớ, hoài niềm về một khung cảnh thiên nhiên của Mộc Châu.
Miêu tả thiên nhiên là vậy, nhưng ngay cả với việc khắc họa chân dung người lính, Quang Dũng cũng dùng bút pháp lãng mạn. Bởi chính cái lãng mạn sẽ gợi lên chân thật nhất cái hiện thực bi thương mà phi thường của những người lính Tây Tiến.
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
“Đoàn binh không mọc tóc” nghe thật có chút hóm hỉnh, nhưng lại là sự thật trần trụi, xót xa nhất mà nhà thơ viết ra. “Không mọc tóc”, “xanh màu lá” là vì các chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến bị rụng tóc, da xanh xao vì bệnh sốt rét rừng. Dù vậy, dù ốm đau, bệnh tật, những người lính vẫn luôn giữ được khí chất, vẻ “oai hùm”, khí thế sẵn sàng chiến đấu.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta thấy, những người lính không chỉ hiện lên vẻ hùng dũng mà còn thật mộng mơ. Ban ngày họ chiến đấu hết mình, quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Còn đêm về, tâm hồn họ hướng về Hà Nội, về người mà họ yêu thương. Nỗi nhớ về người thương là nguồn sức mạnh giúp họ kiên cường chiến đấu.
Và đến đoạn thơ tiếp sau, Quang Dũng lại viết về sự hi sinh, nhưng là sự hi sinh thật hào hùng, cao cả.
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Dù viết về đau thương, về cái chết nhưng không hề bi lụy mà thật hùng tráng, tràn đầy dũng khí. Giọng thơ hùng tráng xong có mang nét buồn bởi họ không xót thương sao được trước những nấm mồ viễn xứ, bỏ mình trong chiến trận. Những người lính ra đi giữa xuân xanh, vì bỏ vệ Tổ quốc mà không hề hối tiếc. Quang Dũng dùng hình ảnh “áo bào” để nói về sự ra đi của người chiến sĩ. Bởi áo bài gắn liền với sự thiêng liêng, trang trọng, góp phần giảm bớt nỗi buồn bi lụy. Còn sông Mã, người bạn đồng hành tấu lên khúc ca đưa tiễn các anh về với đất mẹ.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
Ở đoạn cuối bài thơ, mạch cảm xúc đã trở về với mạch cảm xúc chung của bài thơ, đó là xúc nhớ thương, hoài niệm mà mang âm hưởng hào hùng, bi tráng. Li biệt đấy, nhưng cái li biệt của người lình mới hùng tráng làm sao. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến ta như thấy được nỗi nhớ tràn ngập không gian cùng với khát khao mong gặp lại. Lời thơ nghe như lời nhắn nhủ tha thiết, lời ước hẹn ân tình. Và câu thơ cuối, thể hiện sự quyết tâm, nỗi nhớ đã hằn sâu trong trái tim tác giả, trái tim người ở lại. Vì Tây Tiến đó đã là một phần cuộc đời của nhà thơ.
Kết luận khi phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính tây tiến
Với nỗi thương bao trùm bài thơ và bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã khắc họa chân dung người lính thật chân thực và đẹp đẽ. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp hào hùng mà cũng tràn đầy lãng mạn, hào hoa.