Để hoàn thành tốt chương trình Ngữ văn 11, các bạn học sinh không thể bỏ qua bài phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài. Đây là một trong những trích đoạn nổi tiếng trong vở kịch Vũ Như Tô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Các bạn cùng theo dõi tài liệu phân tích ngắn nhất dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài hay nhất năm 2021
Vĩnh biệt cửu trùng đài là một trong những trích đoạn kịch hiếm hoi được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục bậc phổ thông. Bởi thế, việc phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, sẽ giúp độc giả hiểu được lý do vì sao tác phẩm lại đặc biệt như thế. Cũng như hiểu hơn về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
Mở bài chi tiết phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm mang tính lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nên văn học Việt Nam ở lĩnh vực tiểu thuyết và kịch. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dựng thành phim như Đêm hội long trì. Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng trong đó có tác phẩm Vũ Như Tô với 5 hồi. Trong trương trình Ngữ văn 11, Bộ Giáo dục đã đưa hồi 5 của vở kịch vào giảng dạy với tên gọi Vĩnh biệt cửu trùng đài.
Đoạn trích về đoạn cuối cuộc đời của kiến trúc sư nổi tiếng Vũ Như Tô. Khi ông xây dựng Cửu trùng đài cho vua hôn quân Lê Tương Dực. Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, độc giả sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của chế độ phong kiến thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Thấy được sự cơ cực lầm than của dân và những con người tài hoa, nghệ sĩ.
Thân bài chi tiết
Luận điểm 1: những mâu thuẫn xung đột
Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, các bạn nhận ra xuyên suốt cả tác phẩm là những mâu thuẫn, xung đột kịch tính và đỉnh điểm.
Mâu thuẫn đầu tiên mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói tới đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than, khốn khổ với bọn hôn quân vô đạo, cường hào quan lại với lối sống xa hoa trụy lạc. Căng thẳng này đã ủ mầm từ trước đó, nhưng tới khi vua Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô phải xây Cửu trùng đài thì mâu thuẫn đó bị đẩy lên cao trào, đỉnh điểm.
Mâu thuẫn thứ hai đó chính là giữa những con người tài hoa nghệ sĩ giỏi như kiến trúc sư Vũ Như Tô. Ông là một người nghệ sĩ chân chính. Ông có hoài bão, ước vọng và tâm huyết muốn cống hiến, đem lại cái đẹp cho đời.
Thế nhưng, Lê Tương Dực cùng bè lũ tay sai lại mượn uy quyền, tiền bạc của mình để làm những việc mà chúng cho là ước mơ lớn. Chúng ép dân, vơ vét của cải, bắt dân lao động cực khổ để thực hiện thú vui của chúng.
Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật chân chính, cao siêu với lợi ích thiết thực trong cuộc sống của nhân dân.
Từ những điều đó, đã đẩy Vũ Như Tô và Cửu trùng đài vào bi kịch thảm hại không lối thoát.
Luận điểm 2: nhân vật Vũ Như Tô
Phân tích Vĩnh biệt Cửu trùng đài không thể không phân tích sâu nhân vật Vũ Như Tô. Bởi ông là một trong những mấu chốt làm nên Cửu trùng đài. Ông vốn là một kiến trúc sư thiên tài, luôn có đam mê sáng tạo vì cái đẹp. Ông được người đời nhận xét là “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng kể lại “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Không những tài hoa, ông còn là một nghệ sĩ có nhân cách lớn lao. Ông là người có khát vọng, có lý tưởng nghệ thuật cao quý. Bởi thế, dù lúc đầu vua Lê Tương Dực dọa giết, nhưng ông vẫn khăng khăng từ chối xây Cửu trùng đài. Chỉ sau khi bị thuyết phục bởi người bạn tri kỷ, mong ông xây dựng một tòa lâu đài bền vững cho đất nước thì ông mới chấp nhận. Bởi ông muốn cống hiến tài năng của mình cho dân tộc chứ không phải cho bọn hôn quân vô đạo.
Phân tích đến đây, độc giả có thể nhận thấy điểm giống nhau giữa Vũ Như Tô và tử tù Huấn Cao (trong Chữ người tử tù). Huấn Cao cũng là một người nghệ sĩ tài năng. Nhưng chữ của ông chỉ dành tặng những người biết đạo nghĩa.
Vũ Như Tô cũng vậy, khi bắt đầu xây Cửu trùng đài, ông đã dò hết tâm huyết. Ông không hề hám lợi. Khi được vua ban thưởng, ông đem chia hết cho đám thợ thuyền. Tuy nhiên, dù ông làm thế nào thì ước mơ và lý tưởng nghệ thuật của ông vẫn không thể hòa hợp với đời sống xã hội nghèo đói, lầm than của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó, không ít lần ông rơi vào tâm trạng bi kịch, khi tự hỏi việc xây Cửu trùng đài đúng hay sai?
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật đầy bi kịch. Bởi trong chính con người ông cũng tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ông có những khát vọng và hoài bão lý tưởng lớn nhưng lại có cách làm sai. Chỉ khi bị bắt và Cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới thức tỉnh. Thật là ai oán xót thương cho một con người tài hoa mà sinh ra không hợp thời thế.
Luận điểm 3: nhân vật Đan Thiềm
Bên cạnh nhân vật Vũ Như Tô mê cái đẹp, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thêm nhân vật Đan Thiềm, một người đam mê cái tài. Nàng là nguời bạn tri âm, tri kỷ duy ở trong triều đình, thực sự hâm mộ cái tài của Vũ Như Tô. Hiểu nỗi lòng mâu thuẫn của kiến trúc sư, Đam Thiềm luôn cố gắng ở bên khích lệ, động viên và giúp đỡ Như Tô bảo vệ và xây dựng lâu đài. Không những thế, nàng là còn người thông minh, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống. Biết rằng Cửu trùng đài không thành, nàng tìm mọi cách bảo vệ con người tài năng Vũ Như Tô. Nàng khuyên ông hãy trốn đi trước khi quân nổi dậy đến vây bắt. Nàng cũng sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để cứu lấy nhà kiến trúc sư tài giỏi. Đến khi Vũ Như Tô không chịu đi, thì nàng cảm thấy đau đớn xót thương.
Có thể nói, qua đoạn trích, độc giả thấy rõ được nhân vật Đam Thiềm. Nàng không chỉ là một người chuộng cái tài mà con biết nhìn nhận cái đẹp.
Luận điểm 4: giải quyết mâu thuẫn, xung đột
Phân tích Vĩnh biệt Cửu trùng đài, độc giả nhận thấy cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng rất dứt khoát. Ông miêu tả cảnh giải quyết xung đột đó bằng việc dân quân nổi dậy, đốt phát Cửu trùng đài và giết vua. Những con người sống trong cảnh ức hiếp lâu ngày giờ không thể chịu được nữa mà vùng lên đấu tranh. Đó là kết cục hiển nhiên mà mâu thuẫn giai cấp phải có.
Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thực tiễn, nhu cầu đơn thuần của người dân lại chưa được giải quyết. Vì thế, cái ác cái tàn bạo của hôn quân vô đạo Lê Tương Dực được nhận rõ, nhưng cái tội hay cái công của kiến trúc sư Vũ Như Tô thì chưa thể luận. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ mới dùng lại ở việc nêu vấn đề và để ngõ. Có lẽ ông muốn để tự người đọc ngẫm nghĩ và đưa ra cách giải quyết cho riêng mình.
Chi tiết kết bài phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài
Hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô nói về vấn đề cái đẹp. Nó nêu ra mối quan hệ còn nhiều khúc mắc giữa đời sống nhân dân thực tế với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, cao siêu. Qua đây, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng muốn bày tỏ sự thông cảm và trân trọng với những tài năng nghệ sĩ, có lý tưởng hoài bào nhưng lại rơi vào bi kịch.
Phân tích Vĩnh biệt Cửu trùng đai, chúng ta không thể bỏ qua giá trị nghệ thuật của tác phẩm độc đáo này. Tình huống kịch nên đầy cao trào và kịch tính. Nhịp điệu lời thoại nhanh, cùng những hành động gấp rút khiến độc giả không thể rời mắt.