Phân tích vội vàng khổ 1 của Xuân Diệu Văn mẫu chính xác

Bằng việc phân tích vội vàng khổ 1, ta cảm nhận Xuân Diệu đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình để cả ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Thơ Xuân Diệu  luôn tràn đầy nhựa sống, đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu tuổi trẻ của một trong những gạo cội của phong trào thơ mới.

Bạn đang đọc: Phân tích vội vàng khổ 1 của Xuân Diệu Văn mẫu chính xác

Xuân Diệu, nhà thơ có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà trong giai đoạn 1945. Thơ Xuân Diệu là thơ tình yêu, tuổi trẻ và mùa xuân và “Vội vàng” là một trong số chúng. Hãy cùng phân tích vội vàng khổ 1 này và cảm nhận thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

Phân tích chi tiết vội vàng khổ 1

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới, khẳng định cái tôi cá nhân trong thơ ca trung đại. Điều mà không phải nhà thơ nào thời kỳ này cũng làm được. Vội Vàng được sáng tác năm 1938 in trong tập “Thơ Thơ”. 

Vội vàng khổ 1 – Thiên nhiên mùa xuân đẹp tuyệt trong mắt người thi sĩ

Khổ 1 của Vội Vàng khắc họa cái tôi yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết và mãnh liệt. Phân tích Vội vàng khổ 1 để làm rõ hơn luận điểm này. 

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Có thể nói, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong tất cả các mùa, mùa của cây cỏ đâm chồi nảy lộc, khoảng thời gian đẹp nhất của đất trời. Bốn câu thơ đầu của đoạn 1, Xuân Diệu như muốn đoạt quyền với tạo hóa. Ông muốn tắt nắng, làm cho màu không bị phai, muốn buộc gió, muốn giữ hương không tỏa ra,…Xuân Diệu muốn lưu giữ lại tất cả những gì đẹp đẽ nhất của mùa xuân, khát khao muốn làm chủ thiên nhiên của cho người. Điều này vừa có lý nhưng cũng rất vô lý vì trên thực tế ta không bao giờ có thể nắm giữ được những thứ vốn không thể tồn tại trường tồn. Chỉ trừ khi có một phép nhiệm màu, chúng ta mới có thể biến chúng thành hiện thực. 

Khát khao đi lại quy luật tự nhiên này như để khẳng định sự khác biệt trong quan niệm thời gian của Nguyễn Trãi cung như khát khao sống mãnh liệt của Xuân Diệu. Ông muốn tận hưởng hết những vẻ đẹp của đất trời nhưng thời gian thì chẳng thể nào cho phép ông làm điều đó. Chính vì thế ông muốn tắt nắng buộc gió. 

Những ý muốn được thốt ra rất chân thành, đầy trữ tình thông qua thể thơ mới lại. Điều này đã giúp nhà thơ trở thành một trong những người đầu tiên vượt ra ngoài những quy ước của thơ ca trung đại. Nhân vật tôi trong thơ chính như tác giả của hiện đại, không còn là cái “ta” chỉ chung chung mà là một mình Xuân Diệu có thể đứng ra một cách độc lập, đầy khí chất để nói lên tiếng nói của mình. Phân tích vội vàng khổ 1 ở 4 câu thơ đầu, ta thấy tác giả sử dụng sự lặp lại của cấu trúc câu, tiết tấu thơ dồn dập, nhịp nhanh, càng khẳng định thêm mong muốn đoạt quyền tạo hóa của tác giả. 

Thay vì miêu tả chốn bồng lai tiên cảnh khi muốn gửi lòng mình, Xuân Diệu lại lấy chính vẻ đẹp nơi mặt đất, vẻ đẹp có thể sờ ngắm được một cách dễ dàng:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Ở những câu thơ này, Xuân Diệu giải thích nguyên nhân vì sao mình muốn đoạt quyền kiểm soát tạo hóa. Vì Xuân Diệu đã nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân, của cuộc đời, thiên nhiên thực sự rất phong phú dưới con mắt tinh tế của nhà thơ. Mùa xuân tràn ngập sắc hoa, ong bướm bay lượn, cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Mùa xuân được Xuân Diệu miêu tả với những gì đẹp nhất, tinh túy nhất. Tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Và hầu như chỉ có Xuân Diệu mới nhìn được vẻ đẹp này: tuần tháng mật của bầy ông, sắc màu xanh non của cây cỏ khi lá phất phơ, nghe được khúc tình si của chim chóc,..Và cũng chỉ có Xuân Diệu mới khẳng định được “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Mùa xuân cây lá đâm chồi nảy lộc

Phân tích vội vàng khổ 1, có thể nhận ra Xuân Diệu so sánh mùa xuân tháng giêng như đôi môi của người thiếu nữ, vừa đẹp lại vừa quyến rũ. Bằng việc sử dụng từ “ngon” ta có thể thấy, chỉ mỗi Xuân Diệu là có thể cảm nhận và khao khát vẻ đẹp của thiên nhiên một cách riêng biệt như vậy. Ông không khác nào người họa sĩ đang chuẩn bị vẽ lại bức tranh thiên nhiên xinh đẹp, tươi non của mùa xuân. Khi mùa xuân đến, mọi vật đều có đôi có cặp, gắn bó với nhau ngọt ngào. Mỗi độ xuân về, những cánh én chao liệng trên bầu trời, gửi gắm bao niềm yêu thương. 

Ta có thể dễ dàng nhận ra, tất cả những cảnh thiên nhiên, cuộc sống đẹp đẽ này đang được Xuân Diệu miêu tả với tâm trạng của một người đang yêu. Những ngày tháng vô cùng hạnh phúc của các cặp uyên ương được bộc lộ bằng cụm từ “tuần tháng mật”. Ngoài ra hình ảnh đôi chim “yến anh” còn gợi lên tình cảm mặn nồng của đôi lứa, biểu tượng của sự chung thủy vợ chồng. Đàn chim hót vang “khúc tình si” không chỉ là tiếng hót hay mà còn là sự si mê, đắm say của tình yêu đôi lứa. Khi nhà thơ đang độ tuổi 20, ông đã nhìn đời bằng một con mắt rất khác, con mắt cuổi tuổi trẻ, tình yêu và khát vọng. 

Con người được Xuân Diệu lấy làm chuẩn mực của cái đẹp, để những nét vẽ của ông in đậm vào tâm trí người xem. Thiên thường của thiên nhiên nằm ngay trong tầm tay với, giản dị, mộc mạc lại vô cùng gần gũi. Đoạn thơ là sự ca ngợi của tác giả dành cho mùa xuân, tình yêu và cả tuổi trẻ. Vẻ đẹp của mùa xuân được ông khắc họa một cách vô cùng chi tiết, chân thực và không kém phần sinh động thông qua các phép liệt kê. 

Mùa xuân chim chóc đua nhau tìm đôi lứa

Mùa xuân trong mắt của Xuân Diệu chẳng khác nào một một bữa yến tiệc nguyên vẹn và tươi ngon. Mỗi con người là một vị khách có quyền thưởng thức tất cả những vẻ đẹp này. Ông đã khiến người đọc cảm nhận được chính mùa xuân bằng các giác quan của mình. Bằng con mắt tinh tế, một mùa xuân tươi mới, khỏe khoắn và tràn đầy sức sống đã được tái hiện, làm say đắm biết bao người xem. Chính vì vẽ đẹp tuyệt trần nay mà Xuân Diệu muốn giữ mãi cho mình vị “ngon” của mùa xuân và tình yêu khi nó ở trong thời gian hưng thịnh nhất. Tuy nhiên, khi đang say mình trong cái thế giới đẹp đẽ của thiên nhiên này, Xuân Diệu chợt bừng tỉnh và thốt lên:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Vừa “sung sướng” vừa “vội vàng” nhưng cảm xúc nào cũng chỉ có một nửa. Xuân Diệu bộc lộ sự xót xa bằng việc chấm câu giữa câu thơ, tách câu thơ thành 2 câu riêng biệt. Người thi sĩ nhận ra rằng, vẻ đẹp thiên nhiên cho dù vô giá như vậy nhưng chắc chắn một điều rằng nó rồi cũng sẽ tàn lụi theo thời gian. Thời gian chẳng bao giờ chờ đợi ai, chẳng bao giờ toại nguyện sự mong mỏi của lòng người. Đang ở trong thiên đường mùa xuân, Xuân Diệu bỗng trở nên lo sợ sự biến mất của nó như chính cuộc đời của con người, vừa mỏng manh vừa ngắn ngủi. Xuân Diệu đã mong muốn được chạy đua với thời gian, hòa mình vào thiên nhiên, để trường tồn cùng thiên nhiên. Từ đó ta thấy sự trân trọng của ông đối với cuộc sống hiện tại, như một lời nhắc nhỡ chúng ta, thiên nhiên vô giá, đẹp đẽ nếu không giữ gìn sẽ biến mất mãi không, không thể tìm lại. 

Kết bài

Bằng việc phân tích vội vàng khổ 1, ta cảm nhận Xuân Diệu đã sử dụng ngòi bút tài hoa của mình để cả ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Thơ Xuân Diệu  luôn tràn đầy nhựa sống, đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu tuổi trẻ của một trong những gạo cội của phong trào thơ mới. Được sống, được ngắm nhìn thiên nhiên chính là đặc quyền lớn nhất mà con người được tạo hóa ban tặng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và luôn có cách nhìn nhận tích cực hơn với cuộc sống của chính mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *