Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu thể hiện khát khao sống mãnh liệt cực hay

Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu để thấy được nét đẹp thiên nhiên, khát khao sống mãnh liệt, níu giữ tuổi thanh xuân và kiểm soát thiên nhiên trong tay của tác giả.

Bạn đang đọc: Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu thể hiện khát khao sống mãnh liệt cực hay

Bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu, ông là nhà thơ đi đầu trong nội dung viết về thiên nhiên. Vội vàng kể về cái tôi đầy tự hào, say đắm nhưng vẫn chất chứa nhiều lo âu. Tác giả yêu thiên nhiên, sự sống nhưng lại bị hạn chế bởi thời gian, thanh xuân. Ông chẳng thể nào làm cho thời gian nhưng lại, cũng như thay đổi những gì ở quá khứ. Cùng phân tích Vội Vàng Xuân Diệu để thấy cách mà ông sống vội, sống nhanh để tận hưởng tối đa cái đẹp của đời người.

Phân tích chi tiết Vội Vàng của Xuân Diệu

Đối với Vội Vàng của Xuân Diệu, chúng ta thấy một giọng thơ khác biệt hoàn toàn. Ông gắn sự sáng tạo trên mỗi câu từ, làm sống động lên từng ý nghĩa. Có thể nói ông là nhà thơ nổi tiếng, với phong cách thơ có một không hai tại Việt Nam. Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu chốt với bốn câu thơ, thể hiện khát khao chiếm hữu thiên nhiên:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Xuân Diệu khát khao làm điều mà không ai có thể làm được, có thể là phi lý. Ông nói đến những khát vọng, ước ao mới lạ, có một chút hoang đường. Trong tự nhiên, chúng ta thấy gió, nắng, hương, màu đều hoạt động theo quy luật. Tuy nhiên, tác giả lại “muốn tắt nắng đi” ư? Ánh nắng xuất phát từ mặt trời trên cao, trừ khi mặt trời rơi xuống đất mới tắt được nắng.

Xuân Diệu khuyên chúng ta hãy sống vội, sống ý nghĩa

Chỉ khi Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu ta mới thấy ông yêu cuộc đời đến nhường nào. Tương tự với gió, hương, đều tự nhiên và không ai có thể ngăn lại sự hoạt động của chúng. Xuân Diệu đã thật mạnh mẽ khi muốn thực hiện tắt nắng, ngăn gió lại. Ông muốn lưu lại những gì đẹp nhất trong cuộc sống, không muốn chúng hòa tan vào với nhau. Tác giả yêu cuộc đời đến điên dại, có cả tham vọng chiếm hữu. Ông biết được chốn trần gian là đẹp nhất, thời gian ngừng trôi, mọi thứ giữ nguyên thì đẹp tuyệt trần:

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Xuân Diệu miêu tả một bức tranh thiên nhiên thật sống động, với động vật, thực vật. Từ thiên nhiên đến động vật, thực vật đều được tác giả miêu tả đầy màu sắc, sôi động hẳn cả không gian. Ông sử dụng điệp từ “này đây” năm lần liên tục, tạo sự liên kết cộng hưởng và liên tục trong cái đẹp. Chốn trần gian có “ong bướm” đua sắc, hoa lá nảy nở rực rỡ, chim hót, cành cây thêm đa dạng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp ánh nắng, chim, bướm, thêm yêu cuộc đời. Trong mắt của tác giả, nơi đây đẹp như thiên đường, ông thêm yêu chốn trần gian này.

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Thần vui là một vị thần trong cảm giác của tác giả, tìm đến ông mỗi buổi sáng thức giấc. Thủ pháp so sánh được tác giả sử dụng mới lạ, tháng giêng nào có thể ăn được để ngon? Ông sung sướng trước cuộc đời nhưng lại lo toan sợ mất đi. Không phải ông tham lam, nhưng vì ông quá yêu quý.

Trái tim Xuân Diệu luôn rạo rực, cháy bỏng với thiên nhiên, cuộc sống. Ông cảm giác lo lắng bởi thời gian luôn trôi đi nhanh chóng, tác giả chưa tận hưởng đủ hết những nét đẹp đời vốn có. Cũng như tình yêu đôi lứa, khi tình yêu càng sâu đậm, người ta càng sợ mất nhau, giữ gìn, trân trọng nhau hơn. Có thể tác giả cũng vậy, càng yêu cuộc đời ông lại cảm thấy như sẽ mất đi, lo lắng không thôi:

Khát khao của tác giả về tuổi xuân thật mãnh liệt

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu để thấy ý nghĩa mà ông muốn truyền đạt. Xuân Diệu thật tinh tế, cảm nhận sâu sắc trước cuộc đời. Ông cảm giác được thanh xuân, cái đẹp của thiên nhiên xung quanh mình đang dần mất đi. Tác giả không thể nào kiểm soát được nó. Mùa xuân là thời điểm đẹp nhất, nhưng cũng làm cho người ta già đi một tuổi. Cái tuổi xuân ấy không bao giờ lấy lại được. Theo ông, độ tuổi, tình yêu đôi lứa, thiên nhiên mặc dù đẹp nhưng không tồn tại vô hạn:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Ở khổ thơ tiếp, tác giả sử dụng những động từ, nhấn mạnh thêm khao khát của mình. Hành động “ôm”, “riết”, “thâu” để gói gọn hết cái đẹp trong tầm tay, nhưng mong muốn cũng chỉ là mong muốn. Ông không thể nào làm thời gian ngừng lại, gió ngừng thổi, mây ngừng bay. Tác giả chỉ có thể sống hết mình, yêu hết sức, mọi việc để thời gian trôi đi ý nghĩa.

Kết thúc bài thơ, tác giả như muốn thét lên “hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Xuân hồng là tuổi thanh xuân đẹp đẽ, trẻ khỏe, tươi non. Ông muốn cắn để sở hữu mãi mãi, không bao giờ chịu buông bỏ. Tác giả thật tham lam khi muốn chiếm hữu trọn vẹn nét đẹp thanh xuân.

Kết bài

Phân tích Vội Vàng Xuân Diệu để thấy được khát khao mạnh mẽ của nhà thơ. Thực chất, không phải tác giả tham lam, mà ông chỉ muốn sống trọn vẹn. Ông ngầm thể hiện quan điểm sống, ý nghĩa triết lý, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước ta. Khuyên chúng ta rằng nên sống vội vàng, quý trọng từng giây phút để cuộc sống không trôi qua nhàm chán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *