Phương pháp chuẩn hóa tọa độ giải hình học phẳng Oxy – Nguyễn Tiến Chinh

Phương pháp chuẩn hóa tọa độ giải hình học phẳng Oxy – Nguyễn Tiến Chinh

Tài liệu Phương pháp chuẩn hóa tọa độ giải nhanh hình học tọa độ phẳng Oxy của thầy Nguyễn Tiến Chinh gồm 9 trang với 10 ví dụ được giải quyết và phân tích chi tiết.

Bạn đang đọc: Phương pháp chuẩn hóa tọa độ giải hình học phẳng Oxy – Nguyễn Tiến Chinh

Các bước CHUẨN HÓA TỌA ĐỘ:

1. Chọn hệ trục tọa độ – thường chọn gốc tại chân góc vuông.
2. Chọn cạnh hình lớn để chuẩn hóa độ dài.

+ Đối với các bài toán có một trong các tứ giác như: hình vuông, hình chữ nhật, tam giác vuông. Đối với các hình như vậy ta có thể chọn hệ trục tọa độ có gốc nằm tại một đỉnh vuông, có hai trục Ox và Oy chứa 2 cạnh tương ứng của góc vuông đó. Và chọn đơn vị trên các trục bằng độ dài của một trong hai cạnh góc vuông. Bằng cách chọn như vậy, các tham số được giảm tối đa có thể. Và dạng hình này cũng là dạng áp dụng thuận lợi nhất phương pháp tọa độ trong mặt phẳng này.

+ Đối với các bài toán có chứa tam giác đều, tam giác cân, tam giác thường. Ta có thể xây dựng một hệ trục bằng cách dựa vào đường cao. Cụ thể, ta dựng đường cao từ một đỉnhbất kỳ (đối với tam giác cân ta nên dựng đường cao từ đỉnh cân). Chân đường cao khi đó chính là góc tọa độ, cạnh đáy và đường cao vừa dựng nằm trên hai trục tọa độ.

+ Đối với các bài toán có chứa các đường tròn thì ta có thể chọn góc tọa độ nằm tại tâm của đường tròn và đơn vị của hệ tọa độ bằng bán kính đường tròn, một hoặc hai trục chứa bán kính, đường kính của đường tròn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *