Sách giáo khoa Toán 12 (tập 1) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)

Sách giáo khoa Toán 12 (tập 1) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) được biên soạn bởi các tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Cung Thế Anh, Trần Văn Tấn, Đặng Hùng Thắng (đồng Chủ biên), Trần Mạnh Cường, Lê Văn Cường, Nguyễn Đạt Đăng, Lê Văn Hiện, Phan Thanh Hồng, Trần Đình Kế, Phạm Anh Minh, Nguyễn Thị Kim Sơn.

Bạn đang đọc: Sách giáo khoa Toán 12 (tập 1) (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)

LỜI NÓI ĐẦU:
Trên tay các em là cuốn TOÁN 12 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Đúng như tên gọi của bộ sách, các kiến thức trình bày ở đây chủ yếu xuất phát từ những tình huống của cuộc sống quanh ta và trở lại giúp ta giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vì thế, khi học Toán theo cuốn sách này, các em sẽ cảm nhận được rằng, Toán học thật là gần gũi.
Đoạn mở đầu của các chương, các bài học thường đưa ra những tình huống, những ví dụ thực tế cho thấy sự cần thiết phải đưa đến những khái niệm toán học mới. Qua đó, các em sẽ được trau dồi những kĩ năng cần thiết cho một công dân trong thời hiện đại, đó là khả năng “mô hình hoá”. Khi đã đưa vấn đề thực tiễn về bài toán (mô hình toán học), chúng ta sẽ phát hiện thêm những kiến thức toán học mới, để cùng với những kiến thức đã biết giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra.
Hi vọng rằng, qua mỗi bài học, mỗi chương sách, qua mỗi vòng lặp từ thực tiễn đến tri thức toán học, rồi từ tri thức toán học quay về thực tiễn, TOÁN 12 sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng và trở thành người bạn thân thiết của các em.

MỤC LỤC:
CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ.
Bài 1. Tính đơn điệu và cực trị của hàm số.
Bài 2. Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số.
Bài 3. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số.
Bài 4. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
Bài 5. Ứng dụng đạo hàm để giải quyết một số vấn đề liên quan đến thực tiễn.
Bài tập cuối chương I.

CHƯƠNG II. VECTƠ VÀ HỆ TRỤC TOẠ ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN.
Bài 6. Vectơ trong không gian.
Bài 7. Hệ trục toạ độ trong không gian.
Bài 8. Biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ.
Bài tập cuối chương II.

CHƯƠNG III. CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO MỨC ĐỘ PHÂN TÁN CỦA MẪU SỐ LIỆU GHÉP NHÓM.
Bài 9. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.
Bài 10. Phương sai và độ lệch chuẩn.
Bài tập cuối chương III.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM.
Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra.
Vẽ vectơ tổng của ba vectơ trong không gian bằng phần mềm GeoGebra.
Độ dài gang tay (gang tay của bạn dài bao nhiêu?)

Bảng tra cứu từ ngữ.
Bảng giải thích thuật ngữ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *