Với bài soạn đầy đủ nhất bài Điều không tính trước trang 70 – 75 sách Ngữ văn lớp 6 tập 2 bộ Cánh diều sẽ giúp các bạn học sinh trả lời những câu hỏi từ đó dễ dàng soạn bài và nắm vững nội dung bài học.
Bạn đang đọc: Soạn bài: Điều không tính trước trang 70-75-ngữ văn 6 tập 2 CD
Soạn bài: Điều không tính trước trang 70-75
-Nguyễn Nhật Ánh-
Phần I: Chuẩn bị
Câu 1: Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Bức tranh của em gái tôi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Trong mục Chuẩn bị bài Bức tranh của em gái tôi có những câu hỏi dưới đây. Chúng ta sẽ liệt kê lại và trả lời cho bài Điều không tính trước:
+ Truyện kể về việc gì? Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
Trả lời:
- Truyện kể về câu chuyện mà “tôi” không lường trước được đó là: Trong một lần đá bóng, “tôi” xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả “tôi”, Nghi và Phước lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt của nhau.
- Thời gian và địa điểm xảy ra câu chuyện: Cách đây năm hôm, trong một trận đá bóng giao hữu giữa lới tôi và lớp thằng Nghi, nhân dịp kết thúc năm học.
+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính là người như thế nào?
Trả lời:
- Truyện kể về nhân vật: Tôi, Nghi, Phước.
- Nhân vật chính là tôi.
- Nhân vật chính là cậu bé rất dễ xúc động, nóng tính, hiếu thắng, nông nổi nhưng cũng rất tốt bụng.
+ Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ấy là gì?
Trả lời:
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật chính xưng Tôi. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề và dễ dàng để bộc lộ tâm trạng nhân vật chính.
+ Truyện nêu lên vấn đề gì? Vấn đề ấy có liên quan đến cuộc sống hiện nay và cá nhân em như thế nào?
Trả lời:
- Truyện kể về xích mích của nhân vật Tôi và Nghi trong một trận bóng giao hữu. Mỗi người có một suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau. Nhưng nhờ cách xử lý khéo léo, tài tình của nhân vật Nghi mà cuối cùng các nhân vật trở thành bạn tốt.
- Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều trường hợp chỉ vì nóng tính và hiểu nhầm. Nhưng chúng ta không bình tĩnh giải quyết vấn đề khiến mọi chuyện chỉ được xử lý bằng bạo lực gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc và tìm cách giải quyết trong hòa bình. Không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.
Câu 2: Đọc trước truyện Điều không tính trước tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
Trả lời:
- Tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Ông là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp (1975-2015). Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
- Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…
Phần II: Đọc hiểu
1. Câu hỏi giữa bài Điều không tính trước:
Câu 1: Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
Trả lời:
– Truyện được kể ở ngôi thứ nhất.
– Tác dụng: Giúp nhân vật chính dễ dàng diễn tả, và bộc lộ cảm xúc nhân vật một cách chân thực và dễ dàng.
Câu 2: Tình huống dẫn đến “ý định” đánh nhau là gì?
Trả lời:
– Tình huống dẫn đến “ý định” đánh nhau là: Trong trận bóng, bàn thắng của nhân vật tôi không được công nhận do lỗi việt vị và còn bị thằng Nghi trêu chọc, gây sự.
Câu 3: Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.
Trả lời:
– Qua những lời đối thoại của hai nhân vật có thể thấy được nhân vật tôi là người xốc nổi, nóng tính, hiếu thắng, dễ xúc động.
Câu 4: So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần (3) khác như thế nào?
Trả lời:
– Dự định ban đầu: Tôi cùng Phước phục kích và sử dụng ná thun và “vũ khí hóa học” để đánh Nghi một trận.
– Sự việc xảy ra ở phần (3): Nghi bỗng đưa cho tôi mượn cuốn luật bóng đá, sau đó còn rủ tôi và Phước đi xem phim.
Câu 5: Tranh minh họa cho chi tiết sự việc gì trong truyện?
Trả lời:
Tranh minh họa cho sự việc Tôi và Phước đang phục kích để chuẩn bị đánh Nghi.
Câu 6: Trong phần (4), điều gì khiến người đọc hồi hộp?
Trả lời:
– Người đọc hồi hộp vì Sợ Phước hiểu nhầm ám hiệu của tôi mà bắn ná vào Nghi. Và sợ Nghi nhận ra việc tôi và Phước định phục kích đánh Nghi.
Câu 7: Qua phần (4), em thấy Nghi là người như thế nào?
Trả lời:
– Qua phần (4), em thấy Nghi là một cậu bé tốt, bình tĩnh, điềm đạm, không để bụng, luôn suy nghĩ cho mọi người và vô cùng khéo léo. Dù trên sân bóng có xích mích với nhân vật tôi nhưng Nghi không hề để bụng mà còn tìm sách cho tôi mượn để tôi hiểu rõ luật đá bóng hơn tránh cãi nhau trên sân.
Câu 8: Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu thành tục ngữ nào về sự đoàn kết?
Trả lời:
– Tranh minh họa nhắc em nhớ đến câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
– Ngoài ra còn có câu: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
2. Câu hỏi cuối bài Điều không tính trước:
Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước.
Trả lời:
– Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi).
– Ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước:
+ Lời người kể chuyện: Tôi chuẩn bị đánh nhau; Ý nó bảo tôi giỏi tài nấp sẵn ở sân đối phương để rình cơ hội ghi bàn “bất hợp pháp”.
+ Lời nhân vật: Nghi – Lần sau đừng “ăn cắp trứng gà” nữa nghen!
Câu 2: “Điều không tính trước” trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?
Trả lời:
– “Điều không tính trước” trong câu chuyện là không xảy ra vụ đánh nhau nảy lửa mà Nghi còn cho tôi mượn cuốn luật bóng đá và rủ tôi cùng Phước đi xem phim.
– Qua đó, em thấy nhân vật Nghi tuy là người thích trêu trọc nhưng lại rất tốt bụng, bình tĩnh, điềm đạm, không để bụng, luôn suy nghĩ cho mọi người và vô cùng khéo léo. Dù trên sân bóng có xích mích với nhân vật tôi nhưng Nghi không hề để bụng mà còn tìm sách cho tôi mượn để tôi hiểu rõ luật đá bóng hơn tránh cãi nhau trên sân.
Câu 3: Nhân vật “tôi” trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”
Trả lời:
– Nhân vật “tôi” trong truyện là người dễ xúc động, nóng tính, hiếu thắng, dễ cáu giận, nông nổi những cũng rất tốt bụng.
– Một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,…) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật “tôi”:
+ Dễ cáu giận, có ý định tìm Nghi để trả thù: Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!
+ Rủ Phước tham gia trả thù cùng mình cùng với những lời nói khiêu khích: Mày có đi đánh nhau với tao không? Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi… Bỏ qua sao được!…
+ Khi nhìn thấy Phước chuẩn bị “khai hỏa” thì ngay lập tức đứng chắn giữa Phước và Nghi.
Câu 4: Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện (phần (4)
Trả lời:
– Điều tạo nên sự hấp dẫn trong phần kết thúc của câu chuyện đó là: Không có trận đánh nhau nào cả, và có tình huống bất ngờ xảy ra: Nhân vật Nghi rủ 2 nhân vật còn lại đi xem phim, cuối cùng 3 nhân vật cùng nhau đi xem phim và trở thành bạn bè.
Câu 5: Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn phê phán sự nóng giận, hành động thiếu suy nghĩ, bộc phát và việc giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Ca ngợi cách giải quyết thấu đáo, khéo léo bằng lí lẽ, cùng nhau gắn kết tạo mối quan hệ tốt đẹp.
– Đối với em điều thấm thía và sâu sắc nhất đó chính là phê phán việc giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Vì đây là một hành vi, ý định, suy nghĩ xấu, để lại nhiều hấu quả. Nếu ai cũng lựa chọn làm theo điều đó thì toàn bộ thế giới này chỉ có bạo lực, mọi người sẽ không sống yên bình hay yêu thương nhau nữa.
Câu 6: Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: “Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ…”
Trả lời:
– Theo em, kết truyện là một kết mở, rất hay, tác giả để cho người đọc tự suy luận cái kết. Và nó mang đến một ý nghĩa nhân văn về sự đoàn kết trong tình bạn. Thay vì đánh nhau, gây ra hận thù ghen ghét thì cả ba bạn cùng kết bạn và cùng chơi với nhau để đem lại niềm vui cho cả ba bạn.